Trang chủ / Tin tức / Nguồn gốc và phòng ngừa các vụ dịch

Nguồn gốc và phòng ngừa các vụ dịch

15/08/2012 16:06     4,610      6,802     

Mặc dầu sự thực rằng là hầu hết các bệnh mới nổi bắt nguồn từ sự lây truyền của các tác nhân gây bệnh từ động vật đến con người, các yếu tố làm trung gian cho tiến trình này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên cái mà người ta biết đến là giao diện giữa con người và động vật có một tầm quan trọng lớn lao trong tiến trình này. Bài tổng quan này sẽ bàn đến tính chất quan trọng của giao diện giữa con người – động vật với tiến trình bệnh mới nổi. Chúng tôi cũng cung cấp một tổng quan các yếu tố mà người ta tin rằng là đã góp phần vào nguồn gốc và sự lan tỏa toàn cầu của các bệnh mới nổi và đưa ra những gợi ý mà có thể được dùng như là những chiến lược phòng ngừa trong tương lai, chẳng hạn như việc động viên xã hội, giáo dục y tế công cộng, thay đổi hành vi, và các chiến lược truyền thông. Vì không có mặt của hệ thống giám sát toàn cầu toàn diện để giám sát bệnh động vật lây cho người mới nổi, các biện pháp can thiệp được bàn luận ở đây có thể chứng minh những cách thức thay thế tạm thời có hiệu lực.

Các đại dịch và các vụ dịch bệnh hiện thời, chẳng hạn như đại dịch cúm H1N1 hiện nay, cũng như sự mới nổi của virus cúm H5N1 và hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) liên quan đến coronavirus, được dùng như là những cách thức để nhắc nhở chúng ta một cách thấm thía về sự tổn hại toàn cầu của chúng ta với những đe dọa mới nổi đối với sức khỏe con người và sự bất lực hiện thời của chúng ta nhằm dự đoán và phòng ngừa các biến cố như vậy. Tuy nhiên, mặc dầu bản chất của bệnh mới nổi có vẻ không thể dự đoán được, có những bài học sẽ được học từ những nguồn gốc của các bệnh mới nổi gần đây cũng như những bệnh mà có nguồn gốc của chúng trong quá khứ xa hơn, những bài học có thể đem lại những manh mối như những vụ dịch và đại dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai có thể được phòng ngừa ra sao. Thách thức này nằm trong việc sử dụng được tích lũy, mặc dầu không hoàn thiện, kiến thức đã đạt được từ các bệnh mới nổi trong quá khứ của chúng ta để phát hiện ra các giải pháp và các chiến lược hiện thực đã được nhắm vào việc phát hiện và ngăn cản những đe dọa trong tương lai.

Ở đây, chúng ta xem lại hiểu biết hiện thời của lãnh vực này về các nguồn gốc của bệnh nhiễm trùng và các yếu tố mà góp phần vào việc nổi lên của chúng. Đặc biệt, chúng ta làm sáng tỏ sự quan trọng của các tác nhân gây bệnh của bệnh động vật lây truyền sang người, các cơ chế thích hợp qua đó các bệnh mới nổi đã xuất hiện làm cho con người khổ sở suốt thời kỳ lịch sử của mình. Thực vậy, một bài học quan trọng từ các đại dịch trong quá khứ là tính chất quan trọng then chốt của giao diện người – động vật. Cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về giao diện này sẽ là quan trọng đối với những cố gắng phòng ngừa đại dịch trong tương lai.

Sự nổi lên của bệnh ở động vật lây sang người.

Phần lớn tất cả bệnh nhiễm trùng ở con người và các đại dịch đều bắt nguồn thông qua sự lây truyền của vi sinh vật gây bệnh từ loài này qua loài khác (cross-species), từ động vật đến người, lan tràn trong thời cựu thế giới. Tuy nhiên, vì hầu hết các tác nhân gây bệnh ở động vật không phải được lây truyền đến con người một cách dễ dàng, tiếp theo mà đối với một tác nhân gây bệnh để trở nên một tác nhân gây bệnh được biệt hóa ở con người, nhiều yếu tố khác nhau phải kết hợp trong một tiến trình động và vì chưa từng được hiểu rõ một cách đầy đủ tiến trình của sự lây truyền qua loài khác. Đối với một tác nhân gây bệnh ở động vật để trở thành một tác nhân gây bệnh thành công ở người, nó phải tiến hóa thành một tác nhân gây bệnh có khả năng không chỉ gây nhiễm ở người, mà còn duy trì sự lây truyền từ người này qua người khác một cách lâu dài và không cần đến sự lây truyền từ động vật là vật chủ nguyên ủy đến người một lần nữa. Tiến trình này có thể được xếp theo 5 giai đoạn tiến triển (reviewed by Wolfe et al.).

Giai đoạn I liên quan đến tác nhân gây bệnh ở động vật mà chưa từng hiện diện ở người dưới các điều kiện tự nhiên, chẳng hạn như hầu hết các ký sinh trùng sốt rét. Khi một tác nhân gây bệnh tiến hóa để nó có thể lây truyền được đến một con người dưới những điều kiện tự nhiên nhưng không thể hổ trợ cho việc lây truyền từ người qua người được duy trì bền vững, lúc đó nó đã đi vào giai đoạn II.Ví dụ về các tác nhân gây bệnh như thế gồm trực khuẩn bệnh tularemia, Nipah, virus bệnh dại, và bệnh do virus West Nile. Sự lây truyền từ giai đoạn II vào giai đoạn III được xác định bằng sự lây truyền thứ cấp giữa người – với người. Giai đoạn IIIbao gồm các tác nhân gây bệnh trải qua vài chu kỳ của sự lây truyền thứ cấp giữa người – với người, ngay như virus Ebola, Marburg, và virus bệnh đậu khỉ (monkeypox) ở người, trong khi giai đoạn IVgồm những bệnh mà hiện diện ở động vật nhưng mà trải qua những biến cố dài của sự lây nhiễm thứ cấp người – người không có liên quan đến các vật chủ động vật, ngay như cúm A, Vibrio cholerae, và virus dengue. Giai đoạn V, trái lại, đại diện các bệnh mà là độc quyền chỉ có ở người. Các tác nhân gây bệnh chịu trách nhiệm đối với một số bệnh gây rối loạn nhất trong lịch sử thuộc giai đoạn V và gồm các tác nhân gây bệnh chẳng hạn như nhiễm HIV, bệnh đậu mùa (smallpox), và bệnh lao.

Hình 1. Mô hình bệnh động vật lây cho người biểu thị 5 giai đoạn nổi lên của tác nhân gây bệnh từ độ vật lây cho người.

Giao diện con người và động vật

Mô hình bệnh nổi lên ở trên cung cấp một cấu trúc cho việc bằng cách nào các tác nhân gây bệnh nổi lên ở động vậtvàminh họa tính liên tục về tính lây nhiễm tác nhân gây bệnh ở động vật trong quần thể người. Tuy nhiên, người ta biết tương đối ít về các yếu tố mà trung gian cho sự lây truyền từ một giai đoạn đến giai đoạn kế tiếp như là một tác nhân gây bệnh của các qui mô nguồn gốc động vật các giai đoạn của mô hình này (Hình 1), từng tăng lên khả năng của nó để cư trú ở quần thể người và được lây truyền toàn thể con người rộng khắp. Tuy nhiên, cái mà được biết là rằng giao diện giữa con người và động vật có tầm quan trọng lớn lao trong tiến trình này. Khi chúng ta tăng sự tương tác của chúng ta với động vật thông qua săn bắn, mậu dịch thực phẩm thịt động vật, chăn nuôi động vật, các chợ thịt động vật tươi sống (wet markets), chăn nuôi gia súc hoặc các vật cảnh ngoại lai, thì xác xuất lây truyền loài này qua loài khác tăng lên khủng khiếp.

Nói chung bây giờ người ta thừa nhận rằng săn bắn và giết thịt các động vật linh trưởng không phải người vào đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến việc đưa virus suy giảm miễn dịch ở loài khỉ (SIV) vào quần thể người, đã làm tăng đại dịch HIV vào thời hiện đại của chúng ta. Trong công trình riêng của chúng tôi, chúng tôi đã chỉ ra rằng việc thực hành săn bắn và giết thịt loài linh trưởng không phải người theo cách truyền thống tiếp tục là cửa ngõ cho sự lây truyền virus sao chép người từ động vật vào con người. Lấy ví dụ, trong số những người trung Phi báo cáo sự tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của loài linh trưởng không phải người thông qua săn bắn, giết thịt, và nuôi loài linh trưởng làm vật cảnh, chúng tôi đã phát hiện ra một dãy rộng rãi các virus ái tính tế bào lymphô T của loài linh trưởng, gồm 2 virus mới; một virus khác với tất cả các virus ái tính với tế bào lymphô T loài linh trưởng được biết khác, bây giờ được gọi là virus ái tính tế bào lymphô T của người phó type 4 (HTLV-4), và một virus thứ 2 mà tương tự với virus ái tính tế bào lympho loài linh trưởng khác không phải người phó type 3 virus mà chưa từng được mô tả trước đây do gây nhiễm cho người. Những kết quả này thể hiện rằng đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào quần thể người qua đường tiếp xúc với loài linh trưởng không phải người là một tiến trình tiếp diễn, động. Thực ra, sự lây truyền của các virus gây bệnh động vật lây cho người xảy ra trên một cơ sở đều đặn đáng ngạc nhiên. Trong một cuộc điều tra bằng huyết thanh của > 1.000 dân làng miền quê người cameroon có phơi nhiễm với loài linh trưởng được báo cáo, chúng tôi đã tìm thấy rằng 1% dân làng có kháng thể của virus gây xốp não ở loài linh trưởng (simian foamy virus), gợi ý rằng các quần thể người đã phơi nhiễm với các động vật chứa bệnh bị các tác nhân gây bệnh động vật lây qua người tấn công (to assail) đều đặn. Giả định rằng, xác xuất của bất kỳ một tác nhân nào gây bệnh động vật lây cho người trở nên một tác nhân gây bệnh ở người thì lệ thuộc vào một số các yếu tố. Nhiều lần xâm nhập vào quần thể người có thể là cần thiết trước khi một tác nhân gây bệnh ở động vật chính nó hình thành như là một tác nhân gây bệnh cho người và các yếu tố quyết định của việc ái tính loài này lây qua loài khác thì vẫn chưa được hiểu rõ, như là các yếu tố mà ảnh hưởng liệu rằng nhiễm trùng có gây ra bệnh hay không. Tuy nhiên, tần số mà với nó con người bị phơi nhiễm với một tác nhân có tiềm năng gây bệnh ở động vật là phù hợp sẽ là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc bệnh nổi lên.

Quá trình mà một tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ động vật xâm nhập vào quần thể  người thay đổi. Vụ dịch SARS đã bắt nguồn từ loài dơi giống Rhinolophus, và sự xuất hiện ở người của nó mà người ta cho là đã được làm dễ thông qua vật chủ trung gian ở các chợ thịt tươi sống ở miền nam Trung Quốc. Vụ dịch cúm H1N1 hiện nay hình như đã nổi lên ở Bắc Mỹ sơ khai thông qua sự tái sắp xếp của virus cúm có nguồn gốc từ lợn. Loài động vật mà chứa tác nhân gây bệnh này, bản chất của sự tương tác với con người với động vật đó, và tần số của những tương tác này tất cả là làm cho phù hợp với nguy cơ của sự lây truyền bệnh động vật qua người. Hiểu được tiến trình phức tạp này sẽ là quan trọng với việc chống bệnh nổi lên trong tương lai.

Do đó, việc điều tra thêm vào những mối tương tác mà con người đã có với động vật (như là nơi chứa tác nhân gây bệnh tiềm năng) và những điều kiện mà ảnh hưởng đến mối tương tác này cần được đảm bảo. Lấy ví dụ, mặc dầu sự thực rằng chimpanzee có một cở quần thể cực kỳ nhỏ và sự tiếp xúc con người với chúng là ít khi gặp, mối liên quan về cây di truyền gần gũi của chúng đối với loài riêng của chúng ta đã đóng một vai trò thích hợp trong sự mắc phải HIV từ chimpanzee của chúng ta, như đã làm cho bản chất về mối quan hệ của chúng ta với chúng. Giả định rằng, sự chênh lệch mắc HIV sẽ là thấp hơn nhiều nếu con người không bị thu hút vào việc săn bắn chimpanzee, một thực tế rằng tạo ra nhiều cơ hội đối với việc phơi nhiễm những tác nhân gây bệnh ở động vật thông qua tiếp xúc với các dịch sinh học và mô.

Giao điện giữa con người – động vật là chất dịch và sự tương tác của chúng ta với các loài khác, và bất cứ tác nhân gây bệnh tiềm năng của động vật nào mà chúng có thể có được thì thay đổi. Tần số và kiểu tương tác người – động vật giao động trong sự đáp ứng với các yếu tố bên ngoài mà trở lại ảnh hưởng đến tiềm năng đối với sự lây truyền của các tác nhân gây bệnh của động vật. Ví dụ, các yếu tố kinh tế - xã hội được giả định là yếu tố quyết định chính của sự phân bố không gian của các biến cố bệnh truyền nhiễm mới nổi. Các áp lực kinh tế - xã hội ảnh hưởng của việc săn thú lấy thịt (bushmeat hunting), một thực hành mà người ta tin rằng sẽ là một yếu tố góp phần chính đối với sự nổi lên của bệnh, bằng cách bắt buộc một số quần thể dân cư săn bắn để đáp ứng với các yêu cầu dinh dưỡng cơ bản trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm sẵn có. Một cách tương tự, các nghiên cứu về sốt Lassa ở Guinea và Sierra Leone tương quan trực tiếp với nguy cơ của nhiễm trùng với sốt Lassa, một bệnh sốt xuất huyết do virus, một arenavirus được loài gặm nhắm lây truyền gây ra, với nhà ở và các điều kiện dự trử thực phẩm nghèo nàn – thiếu thốn trong các trại tỵ nạn và các cộng đồng nghèo nàn tuyệt vọng khác. Các yếu tố khác cũng được nghĩ là có tiềm năng gây ảnh hưởng cho sự nổi lên của các bệnh động vật lây cho người. Lấy ví dụ, sự mất đi tính đa dạng sinh học (biodiversity) được tin là một yếu tố góp phần quan trọng đối với các bệnh động vật lây cho người, và các nghiên cứu đã được tiến hành ở Congo Basin và Rift Valley gợi ý rằng nạn phá rừng (deforestation) và thay đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ của sự lây truyền các bệnh ở động vật từ động vật hoang dã (wildlife) đến con người. Cũng vậy, nạn phá rừng và sự biến đổi khí hậu được giả định đã là những biến cố nguyên nhân mà dẫn đế sự nổi lên của virus Nipah (năm 1998) từ loài dơi ăn quả đến lợn gia súc (pig livestock) và, cuối cùng đến các công nhân trang trại ở quận Kinta thuộc bang Perak, ở bán đảo Mã lai, kết quả là hàng trăm trường hợp viêm não virus cấp tính được báo cáo. Tuy nhiên, mối quan hệ nguyên nhân chính xác giữa các yếu tố giao diện người – động vật này và bằng cách nào chúng ảnh hưởng đến động học của sự nổi lên các bệnh động vật lây cho người thì chưa được làm sáng tỏ đầy đủ, cũng chưa hiểu rõ được những liên kết được với các yếu tố khác nhau khác (ví dụ, các yếu tố kinh tế - xã hội và nạn phá rừng). Việc xác định mối quan hệ nhân – quả có thể cung cấp những manh mối có giá trị liên quan đến bằng cách nào các bệnh sẽ nổi lên mà có thể được phòng ngừa.

Phòng ngừa sự trổi dậy của bệnh và đại dịch

Việc kiểm soát bệnh toàn cầu hiện nay nhằm vào hầu như dành riêng cho việc đối phó các đại dịch sau khi chúng đã từng lan ra toàn cầu. Tuy nhiên, những thất bại nghiêm trọng trong việc kiểm soát đại dịch, chẳng hạn như tiếp tục thiếu đi sự thành công trong việc phát triển vaccine HIV 25 năm trong đại dịch, đã cho thấy rằng phương pháp chờ và đối phó này là không đủ và rằng sự phát triển những hệ thống để phòng ngừa các đại dịch mới trước khi chúng đã thiết lập thành đại dịch sẽ được cân nhắc một cách bắt buộc đối với sức khỏe con người. Nếu chúng ta có sẵn đầy đủ những hệ thống như thế, chúng ta đã có thể chặn đứng đại dịch cúm H1N1 mà hiện nay đang còn xảy ra. Việc phát hiện sớm những đe dọa nổi lên đối với sức khỏe của con người là tất cả quan trọng hơn được cho mà tốc độ với bệnh mà các tác nhân gây bệnh gây ra bây giờ có thể đang được phân bố toàn cầu thông qua du lịch đường không và mậu dịch toàn cầu về các động vật như là những nơi chứa tiềm năng của bệnh. Vì sự thành công của một tác nhân gây bệnh lệ thuộc vào khả năng lan tỏa của nó từ người sang người và trên một số người nhạy cảm, khả năng của chúng ta để đến các lục địa trong một ngày duy nhất có một sự thách thức mới duy nhất với việc kiểm soát bệnh nhiễm trùng mới nổi. Những nghiên cứu trong quá khứ đã từng làm sáng tỏ tính chất quan trọng của việc du lịch toàn cầu với sự lây lan của bệnh gây đại dịch này, và sự nổi lên mới đây và tiếp đến là sự lan tỏa toàn cầu của virus cúm H1N1 minh họa một cách hùng hồn về sự nối kết toàn cầu lẫn nhau ra sao mà có thể ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của một virus mới, mặt khác một virus mà có thể đã duy trì một hiện tượng miền vùng trong một thời kỳ trước khi lan ra toàn cầu.

Ủy ban Năng lực Toàn cầu Hoàn thiện Bền vững để Giám sát và Đối phó với các Bệnh Mới nổi có Nguồn gốc Động vật lây cho người được Viện Y khoa và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia triệu tập để đánh giá tính chất khả thi, các nhu cầu và thách thức của sự phát triển một chương trình giám sát bệnh toàn cầu trong tương lai và bền vững [29]. Vì báo cáo của ủy ban này biểu thị có tính toàn diện, hệ thống giám sát bệnh hiện nay của chúng ta và khả năng của chúng ta để nhận diện bệnh mới nổi sớm thì không thỏa đáng. Liên quan toàn bộ đến các khuyến cáo của ủy ban này sẽ đại diện một bước tiến tới có ý nghĩa trong việc hoàn thiện một hệ thống giám sát bệnh ở động vật lây cho người được lồng ghép tốt, nhưng chúng ta vẫn còn rất xa trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Sự thực được cho là nhiều hơn một nửa các bệnh nhiễm trùng mới nổi đã tạo kết quả từ sự lây truyền bệnh từ động vật đến người [1] và rằng giao diện người – động vật vì vật mà là yếu điểm với sự tiến triển về sự nổi lên của bệnh, nó đứng vững với lý do rằng chiến lược hiệu lực nhất dưới dạng phát hiện sớm của một mối đe dọa sinh bệnh mới nổi lên sẽ nhắm vào việc điều hành giám sát của con người đã phơi nhiễm cao với động vật và với trong quần thể động vật với chúng họ có thể phơi nhiễm hàng này.Mặc dầu điều này, chưa có cố gắng toàn cầu một cách hệ thống để giám sát đối với các tác nhân gây bệnh mới nổi từ động vật đến con người trong những quần thể “nguy cơ”, và có lẽ phải nhiều năm chúng ta mới có một hệ thống như thế đúng chổ. (and we are probably years from having such a system in place).   

Mặc dầu, một hệ thống giám sát toàn cầu để phòng ngừa đại dịch vẫn còn xa với hiện thực, có thể có các biện pháp lập tức, tạm thời mà có thể được dùng để giảm nhẹ (mitigate: lessen; diminish) nguy cơ của sự lây truyền bệnh động vật qua người, thậm chí trong trường hợp vắng mặt của một cố gắng giám sát toàn cầu. Trong những tình huống ở đó con người và động vật tiếp xúc gần gũi, các phương pháp thay đổi hành vi có thể là một bước phòng ngừa với sự giảm bớt nguy cơ lây truyền bệnh động vật qua người. Các chiến dịch biến đổi hành vi đã từng được dùng trước đây trong việc chống lại các vụ dịch của các bệnh truyền nhiễm đã được biết đến [30-32]. Lấy ví dụ, một chiến dịch thay đổi hành vi được tổ chức ở Sierra Leone để giảm các trường hợp sốt Lassa [32]. Việc can thiệp liên quan đến vẽ bàn đồ về tỷ lệ mới mắc bệnh, tìm ra sự tiếp xúc để cảnh báo cho những người liên quan về những mối nguy hiểm của các trường hợp mắc bệnh thứ cấp (đợt thứ 2 mắc bệnh), và giáo dục quần thể bị phơi nhiễm về các phương pháp để tránh sự phơi nhiễm với loài gặm nhấm, nơi chứa mầm gây bệnh. Các áp phích phòng ngừa gồm các biểu thị hình vẽ, biểu đồ để hướng dẫn dân làng về các kỹ thuật để bảo vệ thực phẩm khỏi bị loài gặm nhấm xâm hại, đặt bẩy loài gặm nhấm, đề cập đến sự an toàn của xác chuột chết, và cách nhận diện triệu chứng bệnh. Như là một phần của chiến dịch, thậm chí các nhạc sĩ ở địa phương cũng được ủy quyền để viết và trình diễn những bài hát về đường lây truyền của sốt Lassa và các biện pháp phòng ngừa. Những hoạt động vượt ra ngoài phạm vi y tế bày là một cố gắng để nâng cao nhận thức về bệnh này và để đẩy mạnh thay đổi hành vi nhằm vào việc giảm các ca bệnh sốt Lassa mới mắc thông qua giảm nguy cơ phơi nhiễm với động vật, trong trường hợp này là loài gặm nhấm.

Chúng tôi đã từng thực hiện những biện pháp giảm nguy cơ tương tự trong công trình riêng của chúng tôi với những người thợ săn động vật lấy thịt gốc người Cameroon thông qua những đợt giáo dục “thợ săn lành mạnh”. Những đợt giáo dục này được thiết kế để khuyến khích các thợ săn giảm sự tiếp xúc của họ với máu và dịch cơ thể của động vật hoang dã. Chúng tôi giáo dục thợ săn trong chương trình này về các tác nhân gây bệnh mà có thể được tìm thấy ở động vật hoang dã, loài nào người ta tin là có nguy cơ lớn nhất liên quan tới sự lây truyền các tác nhân gây bệnh động vật lây qua cho người, và những bước nào có thể được thực hiện để tránh bị nhiễm có thể xảy ra. Mặc dầu điều quan trọng là để giải thích rằng cách tốt nhất để tránh lây nhiễm là không cầm nắm động vật và hạn chế sự phơi nhiễm của người với máu và dịch cơ thể của động vật, đối với nhiều người việc săn bắn và giết thịt động vật đại diện một phần thiết yếu của việc chế biến thực phẩm thường ngày. Do đó, việc nhắm vào sự can thiệp này là nhằm giảm nguy cơ của nhiễm bệnh động vật lây truyền cho người và không cần thiết phải thực hành chính việc săn bắn động vật để lấy thịt. Với ý nghĩ này, những bổi giáo dục tương tác có nghĩa là để thông tin đến các cá nhân về những lưu ý rằng có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị nhiễm một tác nhân gây bệnh động vật lây cho người khi đã tham gia những thực hành nguy cơ cao chẳng hạn như săn bắn và giết thịt động vật. Những lưu ý như thế gồm tránh săn bắn các loài linh trưởng không phải người, vì chúng có thể chia sẽ nhiều bệnh và gây nhiễm cho con người; tránh giết thịt và cầm nắm thịt động vật nếu có các thương tổn trên tay,  chân; rửa ngay lập tức bất cứ vết cắn nào, vết cào nào hoặc các thương tổn mắc phải suốt quá trình săn bắn và giết thịt, có thể là thích hợp với xà phòng; và tránh tiếp xúc với xác động vật đã chết khi gặp chúng ở đâu đó, hoặc ở trong rừng.

Cần thiết nghiên cứu thêm nữa để xác định tính hiệu lực của việc giảm sự lan tỏa của bệnh thông qua vận động xã hội, giáo dục y tế công cộng, thay đổi hành vi, và các chiến lược truyền thông. Mặc dầu đang là vấn đề thách thức để đo lường tính hiệu lực của việc thay đổi hành vi trong việc giảm nguy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh tiềm năng, đánh giá chương trình sẽ là quan trọng trong việc xác định thay đổi hành vi và các mô hình truyền thông có thể nhân rộng mà là hữu ích trong các bệnh truyền nhiễm mới nổi “những điểm nóng” (hot spots), ở các khu vực mà được cho là sự tăng đa số bệnh nhân một cách đột ngột. Nếu chúng chứng minh là có tính hiệu lực, các biện pháp thay đổi về hành vi có thể có một tác động vô cùng to lớn lên việc cắt giảm (to curtail) sự nổi lên của bệnh và sự tiến bộ liên quan đến các chiến lược khác.

Tương lai của đại dịch

Sự tiếp tục của đại dịch HIV, những vụ dịch mới đây của các tác nhân gây bệnh chẳng hạn như SARS và virus cúm A/H5N1, cũng như đại dịch cúm hiện nay do A/H1N1, thì những hệ quả toàn cầu của chúng vẫn xác định được, biểu thị sự yếu kém liên tục của chúng ta đối với các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Ví dụ mới đây nhất, cúm H1N1, và việc lan rộng khủng khiếp của nó cũng nhắc nhỡ chúng ta rằng chúng ta đã đi vào một thời đại mới của đại dịch toàn cầu, lớn hơn là vì tính chất nhanh chóng với những tác nhân gây bệnh mới nổi lên có thể đang được lây truyền trên toàn thế giới. Vì sự yếu kém liên tục của chúng ta và những thách thức mà việc du lịch trên toàn cầu có được với việc kiểm soát đại dịch, bây giờ thì quan trọng hơn bất cứ lúc nào rằng chúng ta phát hiện các bệnh mới nổi sớm. Mặc dầu vẫn còn có khó khăn để dự đoán tác nhân gây bệnh mà sẽ có sự đe dọa đại dịch tới, lúc nào nó sẽ xảy ra hoặc nó sẽ khởi đầu ở đâu, nó có phù hợp tạo ra kết quả là lây truyền loài này qua loài khác từ động vật qua người không. Khả năng có thể xảy ra này biện luận thích hợp cho việc phát triển một hệ thống nhắm vào việc phát hiện sớm sự lây truyền của những tác nhân gây bệnh tiềm năng từ động vật qua người trong tiến trình nổi lên của các bệnh ở động vật lây cho người và nhận ra những cách thức qua đó chúng ta có thể giảm thiểu được nguy cơ lây truyền, đặc biệt là trong những quần thể mà có phơi nhiễm cao với động vật và các tác nhân tiềm năng gây bệnh ở động vật lây qua người của họ.

 


Tài liệu tham khảo

Brian L Pike, Karen E. Saylors, Joseph N. Fair, Matthew LeBreton, Ubald Tamoufe, Cyrille F.Djoko, Anne W. Rimoin. (2010). The origin and prevention of pandemics. Clinic. Inf. Diseases 2010;50(12):1636 – 1640.


Bs Phan Quận - Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment