Trang chủ / Tin tức / MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ DENGUE VỪA ĐƯỢC CÔNG BỐ MỚI ĐÂY

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ DENGUE VỪA ĐƯỢC CÔNG BỐ MỚI ĐÂY

03/08/2012 15:11     6,781      10,784     

1.Những cơ hội nghiên cứu về virus dengue ở châu Mỹ [1]

Sốt dengue là một bệnh toàn thân, do virus gây ra, lây qua trung gian truyền bệnh của loài tiết túc, là một vấn đề y tế công cộng quan trọng toàn cầu. Ít nhất 2,5 tỷ người sống trong các khu vực trên thế giới ở đó dengue xảy ra ở tại nguy cơ phát triển sốt dengue (DF) và các biến chứng nặng của nó, sốt dengue xuất huyết (DHF) và hội chứng sốc dengue (DSS). Dengue tái nổi đã lặp lại trong các vụ dịch bùng nổ đột ngột thường gây ra cảnh báo công cộng và các hệ thống chăm sóc sức khỏe căng thẳng nặng nề trong việc đối phó. Việc kiểm soát dengue đang bị thách thức thêm nữa do thiếu các phương pháp điều trị có hiệu lực, chưa có vaccine, và các test chẩn đoán vào lúc chăm sóc. Mặc dầu đã nhiều năm nghiên cứu, thậm chí cơ chế bệnh sinh của nó vẫn chưa được hiểu rõ.

Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua một số nghiên cứu mới đây về virus học, dịch tễ học, lâm sàng, thử nghiệm thuốc điều trị, và sau cùng là các nghiên cứu về vaccine trong phòng ngừa sốt dengue xuất huyết

2.Nghiên cứu về virus học [2,3]

Về virus học có hai nghiên công trình nghiên cứu. Trong đó công trình thứ nhất về “Đột biến gene của vùng kết nối DI/DII trên protein vỏ virus dengue gây suy yếu sự đồng nhất tiểu thể virus” của de Wispelaere M, Yang PL. (2012), từ khoa Vi sinh và Miễn dịch học, thuộc Đại học Y Harvard, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ,  đăng trên J Virol.2012 Jul;86(13):7072-83. với nội dung sau: Proteinn vỏ (E) của virus dengue (DV) đóng vai trò quan trọng cho trung gian virus xâm nhập và đồng nhất của virus thế hệ sau suốt quá trình nhiễm tế bào vật chủ người. Các vùng (domains) I và III (tương ứng DI và DIII) của protein vỏ virus dengue được nối bằng một miền (region) được bảo trì cao nhưng kém thứ tự, được gọi là kết nối DI/DIII. Mặc dầu tính chất mềm dẽo của kết nối DI/DIII mà người ta cho là quan trọng đối với tính chất thuận lợi của việc tái sắp xếp cấu trúc đã trải qua bởi protein vỏ suốt quá trình virus xâm nhập, chức năng của kết nối này trong chu kỳ nhiễm virus dengue chưa được hiểu rõ. Ở nghiên cứu này, các tác giả đã thực hiện đột biến gene trực tiếp vị trí (site-directed mutagenesis) lên các phần dư bảo tồn cao trong kết nối DI/DIII của protein vỏ của virus dengue type 2 và đã cho thấy rằng tạo kết quả các đột biến có ít hoặc không có tác dụng lên tiến trình xâm nhập nhưng nói chung đã ảnh hưởng lớn đến sự đồng nhất của virus. Các thực nghiện sự cắt phân đoạn hóa sinh (biochemical fractionation) và kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang đã được thực hiện trên virus nhiễm cũng như trong một hệ thống tiểu thể giống virus (VLP) chỉ định rằng các đột biến nối kết DI/DIII biểu thị protein cấu trúc của virus dengue tại các vị trí đồng nhất tiểu thể virus gần lưới nội tương nhưng thất bại trong việc hình thành các tiểu thể gây nhiễm. Sự khiếm khuyết này không do sự cắt đứt của sự tương tác của E với prM và pr trong các tiểu thể virus hoàn chỉnh tương ứng chưa trưởng thành và trưởng thành. Sự chuyển qua huyết thanh của virus dengue 2 đột biến E-Y299F dẫn đến việc nhận diện của một đột biến trong miền thân cận màng của protein vỏ mà bù trừ đầy đủ đối với sự khiếm khuyết đồng nhất của đột biến kết nối DI/DIII. Cùng với nhau, những kết quả của các tác giả trên gợi ý một vai trò quan trọng và chưa từng được nhận diện trước đây đối với miền kết nối DI/DIII của protein vỏ suốt tiến trình đồng nhất của virus dengue 2.

Công trình thứ hai về virus học được kể đến pà của Gijavanekar C, Drabek R, Soni M, Jackson GW, Strych U, Fox GE, Fofanov Y, Willson RC.(2012), thuộc khoa Sinh học và Hóa sinh, thuộc Đại học Houston, ở bang Texas. Được đăng trên J Mol Diagn.2012 Jul;14(4):402-7. Công trình này nói về “Việc phát hiện và định type virus bằng cách dùng PCR – hổn hợp độ nhạy rộng và ghi danh mục lượng phổ khối lượng: sự biểu thị với virus dengue”. Với nội dung sau, việc phát hiện và nhận diện có tính phân loại về type huyết thanh, chủng, hoặc kiểu gene cung cấp thông tin quan trọng phù hợp với chẩn đoán, và đối với đặc điểm dịch tễ học và theo dõi chủng mới trong một vùng bệnh lưu hành. Trong trường hợp virus dengue đặc biệt, việc phát hiện nhanh type huyết thanh cũng có thể là hữu ích trong điều trị các bệnh nhiễm thứ phát mà có thể gây sốt dengue xuất huyết nặng hơn và hội chứng sốc dengue. Trong công trình nghiên cứu này, virus dengue được dùng như một mô hình để kiểm định một phương pháp mới về sự kết hợp một cách rộng rãi sự khuếch đại RT- PCR nhạy cảm của bất cứ gần như chủng virus nào với việc nhận diện mức type huyết thanh và mức tinh tế hơn sau đó bằng phổ lượng khối (mass spectrometry). Các đầu mồi PCR được gắn thêm vào với các chuỗi promoter, tạo ra những sản phẩm PCR như thế có thể được sao chép thành ra RNA. Các phân đoạn RNA đã phát sinh bằng sự tiêu hóa T(1) RNase đặc hiệu guanosine đã được phân tích bằng phương pháp đo phổ khối lượng trong đó tỷ số khối lượng – điện tích của một ion được xác định qua số đo thời gian/của một hấp phụ tia laser được chất nền hổ trợ. Các type huyết thanh virus được phát hiện bằng cách so sánh mẫu hình của các khối lượng phân đoạn được quan sát với một cơ sở dữ liệu khối lượng. Cơ sở dữ liệu này được tạo ra bằng chủng virus dengue 2517 đang phân đoạn bằng tính toán sau mỗi phần dư guanosine bằng cách dùng cùng các đầu mồi. Bằng ước tính, tất cả các chủng 2517 trong cơ sở dữ liệu khối lượng được phát hiện một cách đúng đắn ở mức type huyết thanh từ sản phẩm PCR được dự đoán. Phương pháp học được biểu thị thành công có tính chất thực nghiệm bằng phát hiện type huyết thanh của 8 test về chủng virus bằng cách dùng nuôi cấy tế bào muỗi được gây nhiễm với những chủng của tất cả 4 type huyết thanh với các đơn dòng cDNA có độ dài đầy đủ.

3. Về dịch tễ học [4,5]

Về dịch tễ học cũng có hai công trình, một nói về cụm không gian – thời gian sốt dengue ở Bangladesh do Banu S, Hu W, Hurst C, Guo Y, Islam MZ, Tong S. là những tác giả người Úc, thuộc Đại học Kỹ thuật Queensland, Đại học Queensland và Đại học Griffith, Brisbane, Australia, đăng trên Trop Med Int Health. 2012 Jul 19. doi: 10.1111/j.1365-3156.2012.03038.x. Với nội dung sau, để kiểm tra sự hình thành cụm không gian – thời gian của sự lây truyền sốt dengue (DF) ở Bangladesh bằng cách dùng hệ thống thông tin địa lý và không gian. Chúng tôi thu thập thông tin hàng tháng các trường hợp nghi ngờ mắc sốt dengue bằng phương pháp thống kê quét (scan statistics) (SaTScan). Công trình này đã thu thập số liệu về số trường hợp mắc và tử vong ở cấp huyện tại Bangladesh trong thời kỳ 2000-2009 từ Ban Giám Đốc các Dịch vụ Y tế Tổng quát. Các dữ liệu quần thể và ranh giới của mỗi huyện đã được thu thập từ của điều tra dân số quốc gia được Văn phòng Thống kê Bangladesh quản lý. Để phát hiện các cụm không gian – thời gian của sự lây truyền sốt dengue các tác giả đã thực hiện một mô hình Poisson không gian – thời gian bằng cách dùng phần mền SaTScan. Với kết quả, Sự phân phối lây truyền sốt dengue được xếp thành cụm suốt 3 thời kỳ sau 2000-2002, 2003-2005 và 2006-2009. Dhaka đã là cụm thích hợp nhất đối với sốt dengue trong cả 3 thời kỳ. Một số huyện khác là những cụm nhiễm bệnh thứ cấp có ý nghĩa. Tuy nhiên, biên độ địa lý của sự lây truyền hình như có sự giảm xuống ở Bangladesh  Có những cụm không gian – thời gian về sốt dengue có ý nghĩa của trên một thập kỷ qua. Từ đó các tác giả đã kết luận rằng “sốt dengue ở Bangladesh trên một thập kỷ qua với những kết quả của chúng tôi sẽ thúc đẩy các nghiên cứu tương lai để thăm dò những yếu tố xã hội và sinh thái có thể ảnh hưởng ra sao đến sự lây truyền sốt dengue và cũng sẽ hữu ích ra sao để cải thiện các chương trình kiểm soát và phòng ngừa sốt dengue ở Bangladesh”.

Công trình thứ hai đã nghiên cứu về dịch tễ bệnh do virus dengue nhẹ ở các trường học và các làng quê tại Thái Lan do Yoon IK, Rothman AL, Tannitisupawong D. và các cộng sự từ khoa Virus học, thuộc Viện Nghiên Cứu Y Khoa của Lực lượng Vũ trang, tại Bangkok, Thái Lan, đăng trên  J Infect Dis.2012 Aug;206(3):389-98. Với nội dung, sự hiểu biết về động học lây truyền của virus dengue (DENV) và phổ lâm sàng của hiện tượng nhiễm là quan trọng đối với thông tin giám sát và các biện pháp kiểm soát. Các nghiên cứu về cụm địa lý có thể làm sáng tỏ các hình thái này trong chi tiết lớn hơn các nghiên cứu đoàn hệ đơn thuần. Các tác giả đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ dọc 4 năm và nghiên cứu cụm địa lý đã trải qua ở miền quê Thái Lan. Trẻ em trong nghiên cứu đoàn hệ đã trải qua xét nghiệm huyết thanh trước / sau mùa dịch và giám sát chủ động dựa lên vắng mặt ở lớp học để phát hiện sốt dengue có triệu chứng và không biểu hiện triệu chứng. Nghiên cứu điều tra cụm đã được khởi động bằng đoàn hệ bệnh sốt do virus dengue và không do virus dengue (tương ứng với cụm dương tính và cụm âm tính). Các tác giả đã thu được kết quả là tỷ lệ mới mắc hàng năm trong nghiên cứu đoàn hệ của sốt dengue có triệu chứng với biên độ từ 1,3% đến 4,4%. Type dengue IV đã nổi trội trong 2 năm đầu, type dengue I trong 2 năm thứ hai. Tỷ số nhiễm không triệu chứng đến có triệu chứng từ 1,2/1 đến 2,9/1. Các cụm dương tính đã có một tỷ lệ nhiễm 16%, cụm âm tính có một tỷ lệ nhiễm 1,1%. Trong số 119 trường hợp nhiễm ở các cụm dương tính, 59,7% có sốt, 20,2% không sốt với các triệu chứng khác, và 20,2% không có triệu chứng. Trong số 16 bệnh nhi có sốt đã được phát hiện suốt thời gian điều tra cụm, các trẻ này đã tiếp tục đi học, trong đó có 9 trẻ có virus huyết. Từ đó các tác giả đi đến kết luận là nguy cơ lây truyền dengue là cao gần như ở trẻ em mang virus huyết cả trong những năm tỷ lệ mới mắc cao hoặc thấp. Các trường hợp nhiễm không triệu chứng trong nghiên cứu đoàn hệ này đã ước lượng quá cao về tỷ lệ nhiễm không triệu chứng. Trẻ em lưu động với nhiễm virus có sốt nhẹ với virus huyết có thể đại diện một thành tố quan trọng của sự lây truyền virus dengue.

4. Về lâm sàng [6,7]

Để biết thêm về khuynh hướng biểu hiện lâm sàng của sốt dengue, chúng ta sẽ đọc tóm tắt hai công trình nghiên cứu tại Ấn Độ. Trước tiên, các tác giả Satarupa Mukherjee, Souvik Mitra, Moumita Samanta, Prithwish Roy, Mihir Sarkar, Sukanta Chatterjee, khoa Nhi, từ bệnh viện Đại học Y Kolkata, Ấn Độ báo cáo về “Thay đổi hình thái lâm sàng của nhiễm virus dengue một triển vọng mới trong quần thể trẻ em” trên tạp chí Journal of Pediatric Infectious DiseasesVolume 7, Number 1 / 2012Pages 1-7. DOI 10.3233/JPI-2012-0339, với nội dung sau, các biến chứng kinh điển của nhiễm virus dengue được giới hạn với hệ thống mạch máu và hệ thống huyết học. Nghiên cứu hiện nay mô tả sự thay đổi hình thái dịch tễ học – lâm sàng và hình thái các xét nghiệm ở trẻ em nhập viện do mắc bệnh do virus dengue. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu quan sát tương lai ở các trẻ em nhập viện với bệnh do nhiễm virus dengue từ tháng 10 đến tháng 12, năm 2010 tại một bệnh viện tuyến cuối, tại Kolkata, Ấn Độ. Với kết quả, 50 trẻ em nhập viện do nhiễm bệnh virus dengue, 24 trẻ đã mắc sốt dengue (DF), 18 trẻ mắc sốt dengue xuất huyết (DHF) và 8 mắc hội chứng sốc dengue (DSS). Tuổi trung bình trẻ mắc bệnh là 6,25 ± 3,34 tuổi, hầu hết là bé traiđến từ khu vực nông thôn. Các biểu hiện lâm sàng phổ biến là sốt, phát ban, đau mỏi cơ thể, các biểu hiện xuất huyết và phù. Trong khi nhức đầu và đau mỏi cơ thể hay gặp hơn ở các trường hợp sốt dengue, thì phát ban và các biểu hiện xuất huyết xảy ra có ý nghĩa hơn trong số nhóm bệnh nhân mắc sốt dengue xuất huyết. Tỷ lệ mới mắc về rối loạn ý thức (altered sensorium), cứng cổ, viêm gan tối cấp, và lách to lại cao hơn có ý nghĩa trong nhóm sốt dengue xuất huyết/sốc dengue. Tỷ lệ tử vong đến 12% trường hợp. Các tác giả kết luận rằng các biểu hiện lâm sàng bệnh do virus dengue hình như đang thay đổi. Sốt, phát ban và đau mỏi cơ thể không chỉ là những biểu hiện lâm sàng. Bệnh lý não, viêm não, liệt dây thần kinh sọ số 6, suy gan tối cấp, viêm túi mật cấp không do sỏi, viêm cơ tim, viêm tủy, lách to là một số biểu hiện ít gặp nhưng mới có mặt trong quần thể trẻ em mắc bệnh do virus dengue mà thầy thuốc lấm sàng trong vùng bệnh lưu hành nên chú ý mặc dầu chúng không được đề cập trong các hướng dẫn chính thức. Nhiễm virus dengue không chỉ còn hạn chế ở các khu vực đô thị mà cũng có khuynh hướng lan ra vùng nông thôn.

Công trình thứ 2 là một phát hiện liệt dây thần kinh số VI, lần đầu tiên đã được ghi nhận trên lâm sàng kể từ trước đến nay, công trình này do Shivanthan MC, Ratnayakea EC, Wijesiriwardena BC, Somaratna KC, Gamagedra LK. dưới tiêu đề “Liệt mắt lác do liệt dây thần kinh số VI: một hệ quả hiếm gặp của sốt dengue” được công bố trên BMC Infect Dis.2012 Jul 16;12(1):156. Với nội dung sau, sốt dengue là một bệnh lưu hành ở miền nhiệt đới với các biến chứng sớm và sau nhiễm ảnh hưởng nhiều hệ thống cơ thể. Mặc dầu di chứng thần kinh gồm bệnh lý đơn thần kinh, bệnh lý não, viêm tủy cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh, hội chứng Guillain-Barré, bệnh lý thần kinh thị và bệnh lý thần kinh vận động mắt (oculomotor neuropathy) đã từng được báo cáo trong y văn, mặc dầu, ảnh hưởng dây thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI) trong bệnh lý thần kinh của nhiễm virus dengue trong một tình trạng đa dạng do quá trình nội sọ dài của nó đến nay chưa từng được báo cáo với liệt cơ thẳng bên sau nhiễm virus dengue. Ca bệnh: Bệnh nhân nam 29 tuổi, trước đó sống khỏe, với chẩn đoán huyết thanh (+) với sốt dengue xuất huyết đã phát triển triệu chứng liệt dây thần kinh thẳng bên phía phải (right lateral rectus palsy) suốt giai đoạn quan trọng của bệnh, triệu chứng này tồn tại trong thời gian hồi phục và sau hồi phục với khiến khuyết được chứng minh trong sàng lọc Hess (Hess screen). Các nguyên nhân thay thế bị loại trừ bằng chẩn đoán hình ảnh, huyết thanh học và điện sinh lý. Các tác giả mô tả chi tiết trường hợp được báo cáo đầu tiên về liệt dây thần kinh số 6 (abducens nerve palsy) biến chứng của sốt dengue ở một bệnh nhân nam trước đó hoàn toàn khỏe mạnh từ Sri Lanka. Trong một nước nhiệt đới với nhiễm dengue lưu hành, bệnh lý dây thần kinh số VI liên quan đến virus dengue có thể được cân nhắc như một chẩn đoán gián biệt trong trường hợp khi biểu hiện liệt dây VI sau khi mắc sốt dengue.

5. Về điều trị [8,9,10]

Có ba công trình nghiên cứu, trong đó một công trình thử nghiệm thuốc sẵn có để điều trị tác nhân gây bệnh, một công trình nghiên cứu về thuốc điều trị cơ chế bệnh sinh và cuối cùng là một nghiên cứu định tính, phỏng vấn thầy thuốc điều trị về việc dùng tiểu cầu điều trị thay thế trong các trường hợp bệnh nhân soosts dengue nặng, hoặc có sốc với giảm tiểu cầu.

Công trình thứ nhất được tiến hành tại bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ chính Minh, do nhóm tác giả Nguyet NM, Chau TN, Lam PK, Kien DT, Huy HL, Farrar J, Quyen TH, Hien TT, Van Vinh Chau N, Merson L, Long HT, Hibberd ML, Aw PP, Wilm A, Nagarajan N, Dung NT, Mai PP, Truong NT, Javanbaht H, Klumpp K, Hammond J, Petric R, Wolbers M, Chinh NT, Simmons CP. Thực hiện với tiêu đề “Một thử nghiệm ngẫu nhiên, hai mù, đối chứng – placebo về balapiravir, một chất ức chế polymerase, ở bệnh nhân người lớn mắc sốt dengue, được đăng trên J Infect Dis.2012 Jul 17. Nội dung như sau, dengue là bệnh nhiễm arbovirus phổ biến nhất của con người. Hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm virus dengue. Balapiravir là một tiền chất của một chất tương tự nucleoside analogue (được gọi là R1479) và là một chất thuốc ức chế virus gây viêm gan C. Chúng tôi tiến hành trên thực nghiệm ống nghiệm để xác định sự nhân lên của virus dengue trên cơ thể. Các tác giả đã tiến hành thực nghiệm trên ống nghiệm để xác định năng lực chống lại virus dengue chống lại virus dengue của balapiravir và sau đó một thử nghiệm thăm dò ngẫu nhiên, đối chứng – placebo, liều bậc thang ở đàn ông nhiễm dengue sốt < 48 giờ. Họ đã thu được kết quả sau, hình thái lâm sàng và cận lâm sàng, các tác dụng ngoại ý ở bệnh nhân tiếp nhận balapiravir ở liều 1.500 mg (n = 10) hoặc 3.000 mg (n = 22) uống trong 5 ngày tương tự với các bệnh nhân được dùng placebo (n = 32), cho thấy balapiravir dung nạp tốt. Tuy nhiên, đánh giá 2 lần/ngày về virus huyết và đánh giá hàng ngày kháng nguyên máu NS1 đã chỉ định balapiravir đã không thay đổi với cách đo đạc được về động học của các dấu ấn huyết thanh của virus này, cũng đã không giảm được thời gian hết sốt. Các động học về nồng độ các cytokine trong huyết thanh và hình thái dịch mã trong máu toàn phần cũng không bị ngăn cản bằng điều trị với balapiravir. Các tác giả kết luận “mặc dầu nghiên cứu này, lần đầu tiên của loại nghiên cứu này ở virus dengue, không hổ trợ cho balapiravir như một thuốc dự tuyển kháng virus dengue, nhưng nó thết lập một cơ sở cho các thử nghiệm thuốc điều trị kháng virus dengue và cung cấp một trường với một phân tử chuẩn được đánh giá trên lâm sàng”.

Công trình thứ hai do Salgado D, Zabaleta TE, Hatch S, Vega MR, Rodriguez J. từ khoa Nhi, Đại Học Surcolombiana, Neiva, Colombia và Phân môn Bệnh Truyền nhiễm và Miễn dịch học thuộc trường Y, Đại Học Massachusetts, Worcester, MA, Hoa Kỳ. Dưới tiêu đề bài báo “Dùng pentoxifylline trong điều trị cho trẻ em mắc sốt dengue xuất huyết”, được đăng trên tạp chí Pediatr Infect Dis J.2012 Jul;31(7):771-3. Với nội dung, điều trị hiện nay đối với sốt dengue xuất huyết gồm chăm sóc hổ trợ là chính. Thuốc pentoxifylline đã từng cho thấy có tác dụng làm giảm các hoạt động tiền viêm của yếu tố TNF-α, một chất trung gian chính trong sốt dengue xuất huyết. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu thăm dò đánh giá tác dụng của pentoxifylline lên 55 trẻ em mắc sốt dengue xuất huyết. Chúng tôi tin rằng các dữ liệu của chúng tôi hổ trợ cho y văn hiện có về tiềm năng sử dụng của thuốc này trong các trường hợp nhiễm virus dengue nặng.

Công trình thứ ba do các tác giả Whitehorn J, Roche RR, Guzman MG, Martinez E, Villamil Gomez W, Nainggolan L, Laksono IS, Mishra A, Lum L, Faiz A, Sall A, Dawurung J, Borges A, Leo YS, Blumberg L, Bausch DG, Kroeger A, Horstick O, Thwaites G, Wertheim H, Larsson M, Hien TT, Peeling R, Wills B, Simmons C, Farrar J. thuộc khoa Nghiên cứu Lâm sàng, trường Đại học Vệ sinh và Y học Nhiệt Đới Luân Đôn, thuộc Vương Quốc Anh, với tiêu đề “Truyền tiểu cầu dự phòng trong sốt dengue: điều tra các đáp ứng nhấn mạnh việc thiếu một cơ sở bằng chứng”. Được đăng trên PLoS Negl Trop Dis.2012 Jun;6(6):e1716. Với nội dung, dengue là bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất của loài người. Giảm tiểu cầu thường được tìm thấy trong quá trình nhiễm bệnh và xuất huyết có thể xảy ra trong bệnh nặng. Mức độ giảm tiểu cầu tương quan với độ nặng của nhiễm virus, và có thể góp phần vào nguy cơ chảy máu. Như một kết quả truyền tiểu cầu phòng ngừa đôi khi được ủng hộ cho việc phòng ngừa chảy máu. Hiện nay, chưa có bằng chứng để hổ trợ cho việc thực hành này, và việc truyền tiểu cầu là việc làm tốn kém và đôi khi có hại. Các tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện để đánh giá các phương pháp khác nhau với việc dùng tiểu cầu trong nhiễm virus dengue. Tất cả những người trả lời là những thầy thuốc lâm sàng liên quan đến việc điều trị bệnh nhân mắc sốt dengue. Các tác giả đã hỏi những người trả lời rằng những câu trả lời của họ đã phản ánh những gì mà họ sẽ làm nếu họ là thầy thuốc điều trị lâm sàng. Các tác giả đã tiếp nhận các câu trả lời từ 306 thầy thuốc lâm sàng từ 20 quốc gia khác nhau. Tính không đồng nhất của các câu trả lời nhấn mạnh sự biến thiên trong thực hành lâm sàng và thiếu một bằng chứng cơ bản về lãnh vực này nhấn mạnh về các thử nghiệm lâm sàng tương lai quan trọng để phát biểu câu hỏi quan trọng này trong quản lý lâm sàng đối với bệnh nhân mắc sốt dengue.

6. Về đáp ứng vaccine [11,12]

Có hai công trình nói về các mô hình đáp ứng vaccine như sau, công trình thứ nhất do nhóm Tang Yun-xia, Jiang Li-fang, Zhou Jun-mei, Yin Yue, Yang Xiao-meng, Liu Wen-quan, Fang Dan-yun. từ Trong Quốc, được đăng trên  Chinese Medical Journal, 2012;125(11):1986-1992, với tiêu đề “Việc gây cảm ứng kháng thể trung hòa và đáp ứng tế bào T bằng tiểu thể giống virus dengue type 1 được chuẩn bị từ Pichia pastoris”, công trình có nội dung tóm tắt sau, hiện thời dengue là một vấn đề y tế toàn cầu có ý nghĩa nhưng chưa chưa có vaccines để chống lại sự nhiễm 4 type huyết thanh của virus dengue. Sự phát triển vaccine an toàn và hiệu lực đã bị trở ngại do yêu cầu về có sự bảo vệ hoàn toàn chống lại 4 type huyết thanh của virus dengue và thiếu một mô hình động vật thuận lợi. Các tiểu thể giống virus (VLPs) đã nổi lên như một vaccine tiểu đơn vị dự tuyển hứa hẹn. Một chiến lược phát triển vaccine là để tạo nên một vaccine dengue tiểu đơn vị hóa trị 4 bằng hổn hợp tái tổ hợp các tiểu thể giống virus (VLPs), tương ứng với 4 type huyết thanh virus dengue. Nhắm tới điểm cuối này, nghiên cứu này nhằm mục tiêu để thiết lập một hệ thống biểu thị Pichia pastoris (P. pastoris) đối với việc sản xuất các tiểu thể giống virus dengue type 1 [(DENV-1) VLPs] và để đánh giá đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào của tiểu thể này trên chuột nhắt. Các tác giả tiến hành một phương pháp sinh sản vô tính nấm men P. pastoris tái tổ hợp chứa gene prMvà E của virus dengue 1 (DENV-1) đã được xây dựng và DENV-1 VLPs được biểu thị bằng sinh sản vô tính này được phân tích bằng ly tâm áp lực mật độ sucrose, Western blotting, và kính hiển vi điện tử dẫn truyền (transmission electron microscope). Nhóm các chuột nhắt được gây miễn dịch bằng các tiểu thể giống virus dengue 1 này kèm theo các tá dược (adjuvant formulations), sau đó chuột nhắt được xét nghiệm bằng thử nghiệm ELISA và thử nghiệm trung hòa về đáp ứng miễn dịch, và bằng sự tăng sinh của tế bào lymphô và sự sản xuất cytokine đối với một đáp ứng miễn dịch tế bào. Họ đã thu được kết quả rằng DENV-1 VLPs tái tổ hợp sẽ gồm protein prM và E đã được biểu thị thành công trong nấm men P. pastoris. Huyết thanh của chuột được gây miễn dịch với VLPs đã cho thấy một chuẩn độ kháng thể cao hơn và thử nghiệm trung hòa đã gợi ý rằng các kháng thể đó đã trung hòa sự nhiễm virus trong ống nghiệm. Dữ liệu từ thử nghiệm tăng sinh tế bào lymphô T đã cho thấy sự tăng sinh tế bào T, và ELISA đã tìm thấy sự tăng lên nồng độ tiết interferon IFN-γ và IL-4. Từ đó họ kết luận DENV-1 VLPs được P. pastoris biểu thị có thể gây cảm ứng kháng thể trung hòa virus và đáp ứng tế bào T ở chuột nhắt đã được gây miễn dịch. Bằng cách dùng P. pastoris để tạo nên các tiểu thể giống virus dengue (VLPs) mang lại một chiến lược hứa hẹn và kinh tế đối với việc phát triển vaccine dengue virus.

Công trình thứ hai do nhóm Lindow JC, Borochoff-Porte N, Durbin AP, Whitehead SS, Fimlaid KA, Bunn JY, Kirkpatrick BD. từ Trung tâm Thử nghiệm Vaccine và Đơn vị Bệnh Truyền Nhiễm, Đại học Y thuộc Đại học Vermont, Burlington, Vermont, Hoa Kỳ, đã nghiên cứu về “Chủng ngừa sơ bộ với vaccine dengue 1 sống liều thấp phát sinh một đáp ứng các cytokine tiền viêm, đáp ứng tế bào T đa chức năng ở người”, được đăng trên tạp chí PLoS Negl Trop Dis.2012 Jul;6(7):e1742. với nội dung, bốn type huyết thanh virus dengue (DENV-1-DENV-4) có một tác động lớn lên y tế toàn cầu, gây ra chừng 50-100 triệu ca sốt dengue mỗi năm. Ở đây, lần đầu tiên các tác giả đã mô tả động học đáp ứng của tế bào T với nghiên cứu chủng ngừa một vaccine DENV-1 liều thấp (10 PFU) ở người. Bằng cách dùng đếm tế bào theo dòng (flow cytometry), họ đã tìm thấy rằng các cytokines tiền viêm, IFNγ, TNFα, và IL-2 đã được phát sinh, các cytokine này do các tế bào CD4+ đặc hiệu DENV-1 tiết ra sau phơi nhiễm DENV-1 21 ngày, và sự sản xuất của chúng đã tiếp tục trải qua điểm thời gian muộn nhất, ngày thứ 42 (p < 0,0001 đối với tất cả các cytokines). Những thay đổi không có khác biệt về ý nghĩa thống kê đã được quan sát tại bất cứ thời điểm nào đối với IL-10 (p  =  0,19), một cytokine điều hòa, biểu thị rằng sự đáp ứng này với DENV-1 là một đáp ứng tiền viêm sơ khởi một cách tự nhiên. Họ cũng đã quan sát sốt ít tế bào T phản ứng chéo với 3 type huyết thanh dengue còn lại. Tỷ lệ phần trăm của tế bào T đa chức năng (tế bào T tạo ra ≥ 2 loại cytokines cùng lúc) đã tăng lên với thời gian sau phơi nhiễm với DENV-1 (p < 0,0001). Sự hiện diện tế bào T đa chức năng cùng với dữ liệu kháng thể trung hòa gợi ý rằng đáp ứng miễn dịch đã phát sinh với vaccine có thể có tính bảo vệ. Công trình này đã cung cấp một cơ cấu ban đầu để xác định những đáp ứng tế bào T sơ bộ với mỗi type huyết thanh DENV và sẽ tăng cường việc đánh giá một vaccine DENV hóa trị 4.

 


 

Tài liệu tham khảo

 

1.Laughlin CA, Morens DM, Cassetti MC, Costero-Saint Denis A, San Martin JL, Whitehead SS, Fauci AS.(2012). Dengue Research Opportunities in the Americas. J Infect Dis.2012 Jul 13. [Epub ahead of print]. PMID:22782946[PubMed - as supplied by publisher]

2. de Wispelaere M, Yang PL.(2012). Mutagenesis of the DI/DIII Linker in Dengue Virus Envelope Protein Impairs Viral Particle Assembly.J Virol.2012 Jul;86(13):7072-83. Epub 2012 Apr 24. PMID: 22532681 [PubMed - in process]

3. Gijavanekar C, Drabek R, Soni M, Jackson GW, Strych U, Fox GE, Fofanov Y, Willson RC.(2012). Detection and Typing of Viruses Using Broadly Sensitive Cocktail-PCR and Mass Spectrometric Cataloging: Demonstration with Dengue Virus.J Mol Diagn.2012 Jul;14(4):402-7. Epub 2012 May 9.

4. Banu S, Hu W, Hurst C, Guo Y, Islam MZ, Tong S.(2012). Space-time clusters of dengue fever in Bangladesh. Trop Med Int Health. 2012 Jul 19. doi: 10.1111/j.1365-3156.2012.03038.x. [Epub ahead of print] PMID: 22809407 [PubMed - as supplied by publisher]

5. Yoon IK, Rothman AL, Tannitisupawong D, Srikiatkhachorn A, Jarman RG, Aldstadt J, Nisalak A, Mammen MP Jr, Thammapalo S, Green S, Libraty DH, Gibbons RV, Getis A, Endy T, Jones JW, Koenraadt CJ, Morrison AC, Fansiri T, Pimgate C, Scott TW.(2012). Underrecognized mildly symptomatic viremic dengue virus infections in rural thai schools and villages. J Infect Dis.2012 Aug;206(3):389-98. Epub 2012 May 21. PMID: 22615312 [PubMed - in process]

6. Satarupa Mukherjee, Souvik Mitra, Moumita Samanta, Prithwish Roy, Mihir Sarkar, Sukanta Chatterjee.(2012). Changing clinical profile of Dengue infection: A newer perspective in the pediatric population. Journal of Pediatric Infectious DiseasesVolume 7, Number 1 / 2012Pages 1-7. DOI 10.3233/JPI-2012-0339

7. Shivanthan MC, Ratnayakea EC, Wijesiriwardena BC, Somaratna KC, Gamagedra LK.(2012). Paralytic squint due to abducens nerve palsy: a rare consequence of dengue fever. BMC Infect Dis. 2012 Jul 16;12(1):156. [Epub ahead of print] PMID: 22799448 [PubMed - as supplied by publisher] Free full text

8. Nguyet NM, Chau TN, Lam PK, Kien DT, Huy HL, Farrar J, Quyen TH, Hien TT, Van Vinh Chau N, Merson L, Long HT, Hibberd ML, Aw PP, Wilm A, Nagarajan N, Dung NT, Mai PP, Truong NT, Javanbaht H, Klumpp K, Hammond J, Petric R, Wolbers M, Chinh NT, Simmons CP.(2012). A randomized, double-blind placebo controlled trial of balapiravir, a polymerase inhibitor, in adult dengue patients. J Infect Dis.2012 Jul 17. [Epub ahead of print] PMID: 22807519 [PubMed - as supplied by publisher]

9. Salgado D, Zabaleta TE, Hatch S, Vega MR, Rodriguez J.(2012). Use of pentoxifylline in treatment of children with dengue hemorrhagic Fever. Pediatr Infect Dis J.2012 Jul;31(7):771-3. PMID: 22481426 [PubMed - in process]

10.Whitehorn J, Roche RR, Guzman MG, Martinez E, Villamil Gomez W, Nainggolan L, Laksono IS, Mishra A, Lum L, Faiz A, Sall A, Dawurung J, Borges A, Leo YS, Blumberg L, Bausch DG, Kroeger A, Horstick O, Thwaites G, Wertheim H, Larsson M, Hien TT, Peeling R, Wills B, Simmons C, Farrar J.(2012). Prophylactic platelets in dengue: survey responses highlight lack of an evidence base. PLoS Negl Trop Dis.2012 Jun;6(6):e1716. Epub 2012 Jun 26. PMID: 22745847 [PubMed - in process] . PMCID: PMC3383756 Free PMC Article

11.Tang Yun-xia, Jiang Li-fang, Zhou Jun-mei, Yin Yue, Yang Xiao-meng, Liu Wen-quan, Fang Dan-yun.(2012).  Induction of virus-neutralizing antibodies and T cell responses by dengue virus type 1 virus-like particles prepared from Pichia pastoris.Chinese Medical Journal, 2012;125(11):1986-1992

12.Lindow JC, Borochoff-Porte N, Durbin AP, Whitehead SS, Fimlaid KA, Bunn JY, Kirkpatrick BD. (2012). Primary vaccination with low dose live dengue 1 virus generates a proinflammatory, multifunctional T cell response in humans. PLoS Negl Trop Dis.2012 Jul;6(7):e1742. Epub 2012 Jul 17. PMID: 22816004 [PubMed - in process] 

 

 

Bs Phan Quận

Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment