1.Thư gởi ban biên tập
Một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi so sánh hiệu lực của midazolam tiêm bắp với hiệu lực của lorazepam tiêm tĩnh mạch để điều trị tình trạng động kinh trước lúc nhập viện, Silbergleit và cộng sự. (số 16, phát hành tháng 2 của bổn báo) Ghi nhận rằng thời gian trung vị từ điều trị với midazolam hoạt động đến việc ngừng những cơn động kinh là 3,3 phút. Nghiên cứu về dược động học đã tiết lộ rằng sau khi tiêm bắp midazolam, thời gian trung vị để đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương chừng 30 phút. Những kết quả này gợi ý rằng tác dụng chống động kinh của midazolam tiêm bắp xuất hiện trước nồng độ đỉnh trong huyết tương, và nồng độ midazolam huyết tương mà được yêu cầu để chấm dứt những cơn động kinh là thấp hơn có ý nghĩa với nồng độ đỉnh trong huyết tương. Điều này cho thấy rằng nồng độ đỉnh trong huyết tương và hiệu lực của midazolam tiêm bắp là tỷ lệ trực tiếp với liều lượng của thuốc này. Xem xét rằng midazolam có một tỷ lệ thất bại điều trị là 26,6% trong nghiên cứu này, chúng tôi nghĩ rằng liều lượng midazolam được sử dụng (10 mg) thì nhỏ hơn những liều lượng được yêu cầu để chấm dứt cơn động kinh trước khi vào bệnh viện. Người ta dự đoán rằng một liều cố định 20 mg (2 ống tiêm tự động) của midazolam là liều lượng hiệu lực ở người. Hơn nữa, tác giả nên cung cấp vị trí tiêm bắp, vì vị trí tiêm có thể ảnh hưởng đến sự hập thu của thuốc benzodiazepines được dùng đường tiêm bắp.
2.Thư gởi ban biên tập
Silbergleit và cộng sự báo cáo rằng đối với bệnh nhân có tình trạng động kinh, midazolam tiêm bắp tối thiểu là an toàn và hiệu lực như lorazepam tiêm tĩnh mạch đối với việc ngừng cơn động khinh cho bệnh nhân trước lúc vào viện. Vấn đề quan trọng trên lâm sàng đối với các tác giả này là liệu rằng midazolam tiêm bắp có hoạt động đủ tốt để bỏ con đường tiêm tĩnh mạch thường qui hay không, bỏ qua việc dùng đường mũi hoặc đường uống để thuốc này không thể bị thổi ra ngoài hoặc bị chia thải bởi bệnh nhân đang bị động kinh. Tuy nhiên, trong các kết quả nghiên cứu của họ, các tác giả mô tả một số trường hợp tự tiêm sai chức năng và quản lý thuốc không đúng của y khoa nghiên cứu. Cái gì thường xảy ra, Thuốc ra ngoài hay sai chức năng? Các báo cáo trước đây đã cho thấy rằng đối với việc chặn đứng cơn giật, midazolam, bằng bất cứ đường dùng nào thì tác dụng vẫn cao hơn diazepam được dùng cùng cách với thuốc trước.
Các nghiên cứu trước và các hội thảo thống nhất đã cho thấy rằng việc dùng midazolam đường mũi hoặc đường uống để chặn đứng cơn động kinh nhanh hơn và được hấp thu nhanh hơn midazolam đường tiêm bắp. Chúng tôi nghĩ nghiên cứu này nên bao gồm một nhóm bệnh nhân tiếp nhận midazolam đường mũi hoặc đường uống.
3.Trả lời của tác giả và ban biên tập
Xue và cộng sự lưu ý rằng khởi phát của tác dụng midazolam tiêm bắp được quan sát xảy ra trước khi thời điểm nồng độ tối đa trong huyết thanh được dự đoán và đã bàn luận rằng một liều bắt đầu 20 mg (gấp đôi liều lượng trong liều lượng thử nghiệm của chúng tôi) có thể hiệu quả hơn. Mặc dầu thời gian trung vị để đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tươngchừng 30 phút, 60 đến 70% nồng độ đỉnh xuất hiện gần 10 phút, và 95% gần 15 phút. Một liều lượng cao hơn và nồng độ huyết thanh có thể tăng cả hiệu lực lẫn tác dụng ngoại ý. Một liều bắt đầu 10 mg midazolam có hiệu lực bằng việc bát đầu những liều benzodiazepine mà được các nhà động kinh học dùng phổ biến that. Đó cũng là một liều lượng dùng cao hơn liều được dùng điển hình ở các dịch vụ y tế cấp cứu (EMS) và phản ánh liều lượng cao nhất mà có thể chấp nhận được với các giám đốc y khoa của các dịch vụ y tế cấp cứu. Liên quan đến vị trí tiêm thuốc, mặt đùi ngoài đã được chọn trong nghiên cứu thử nghiệm của chúng tô để giảm thiểu các biến chứng và tối ưu hóa tính bền bĩ của thuốc. Mặc dầu sự hấp thụ từ vơ delta ở cánh tay có thể nhanh hơn một chút, những sự khác biệt hình như là nhỏ.
Asmussen và cộng sự tin rằng đối với sự hấp thu của thuốc qua niêm mạc hơn là dùng qua đường tiêm bắp. Chúng tôi đã cảm thấy rằng điều quan trọng nhất là nhắm vào việc trả lời câu hỏi một cách mạnh mẽ vì liệu rằng một đường dùng thuốc không phải là tĩnh mạch thì không thấp hơn với đường dùng tĩnh mạch hay không. Những khác biệt trong số những đường không phải tĩnh mạch khác nhau thì phù hợp với tính khiêm tốn, và trong bối cảnh của tình trạng động kinh, chúng tôi không thấy sự quan trọng lâm sàng của việc ít xâm nhập như thế. Chúng tôi nghĩ rằng những kết quả của chúng tôi nên được dùng như tính hổ trợ nói chung của việc dùng midazolam không phải đường tĩnh mạch. Những bạn đọc gởi thư cũng yêu cầu về những khác biệt của đề cương liên quan tới việc dùng thuốc không thích hợp của nghiên cứu này hoặc những sự cố của việc dùng ống tiêm tự động. Việc dùng thuốc không thích hợp liên quan đến việc quản lý thầy thuốc trong một nghiên cứu về thuốc khi đề cương nghiên cứu yêu cầu cứu nguy thuốc, một vấn đề mà sẽ không được lặp lại trong thực hành lâm sàng. Những sự cố với ống thuốc tiêm tự động là hiếm gặp và liên quan đến dùng nhầm đầu tiêm của ống thuốc tiêm tự động cho bệnh nhân, việc dùng ống tiêm tự động không lấy đi các vật kim loại trong túi quần của một bệnh nhân, hoặc phá vỡ sự an toàn trong khi di chuyển nó. Trong thực hành lâm sàng, những vấn đề như vậy sẽ được cung cấp biện pháp cứu chữa bằng cách dùng một ống tiêm tự động mới, mà không phải là một chọn lựa trong nghiên cứu này. Chúng tôi không có dữ liệu liên quan đến có thường hay không thuốc trào ra ngoài suốt quá trình dùng bằng đường uống hoặc dùng qua đường mũi, nhưng theo kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi điều này thường gặp. Trên thực tế, những liều thuốc có sự cố như thế đơn giản là chỉ có thể dùng lại liều khác.
Tài liệu tham khảo
1.Fu S. Xue, Xu Liao, Yi Cheng.(2012). Intramuscular versus Intravenous Benzodiazepines for Status Epilepticus. N Engl J Med 2012; 366:1943-1944May 17, 2012
2.Sven Asmussen, Dirk M. Maybauer, Marc O. Maybauer.(2012). Intramuscular versus Intravenous Benzodiazepines for Status Epilepticus. N Engl J Med 2012; 366:1943-1944May 17, 2012
3.Robert Silbergleit, Valerie Durkalski, Daniel Lowenstein.(2012). Intramuscular versus Intravenous Benzodiazepines for Status Epilepticus. N Engl J Med 2012; 366:1943-1944May 17, 2012