Vấn đề nghiên cứu: Burkholderia pseudomallei, tác nhân gây ra melioidosis, là một bệnh dịch lưu hành ở Đông Nam Á và Bắc Úc. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, biên độ trải dài từ nhiễm mãn tính đến nhiễm khuẩn máu cấp tính. Chuẩn vàng chẩn đoán hiện thời là nuôi cấy vi khuẩn và việc nhận diện mà là tốn kém thời gian và thường quá muộn để giúp cho việc can thiệp y khoa sớm. Từ đó, mà việc chẩn đoán nhanh bệnh melioidose là vô cùng quan trọng đối với việc quản lý thành công melioidosis.
Phương pháp: Nghiên cứu này đã đánh giá 4 protein tái tổ hợp đã được tinh khiết của B. pseudomallei (TssD-5, Omp3, smBpF4 and Omp85) như là những thành phần tiềm năng để chẩn đoán melioidosis. Toàn bộ 68 mẫu huyết thanh từ các bệnh nhân người Mã lai mắc melioidosis đã được sàng lọc đối với sự hiện có của các kháng thể hướng tới các proteins này bằng cách dung phương pháp ELISA. Mẫu huyết thanh từ các bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn và virus khác nhau nhưng kết quả âm tính với B. pseudomallei, cũng như những mẫu huyết thanh của những người khỏe mạnh cũng được dung như những nhóm chứng không bị melioidosis. Test Mann Whitney được thực hiện để so sánh những khác biệt về thống kê giữa bệnh nhân bị melioidosis và các nhóm chứng không melioidosis.
Kết quả: TssD-5 đã biểu thị độ nhạy cao nhất là 71%, tiếp đến là Omp3 (độ nhạy 59%), smBpF4 (độ nhạy 41%) và Omp85 (độ nhạy 19%). Tất cả 4 kháng nguyên đã cho thấy độ đặc hiệu cao bằng nhau (89-96%). Một hổn hợp của 4 kháng nguyên cho kết quả độ nhạy hơn giảm nhẹ là 65% nhưng đã cải thiện độ đặc hiệu (99%). Phương pháp ELISA đa kháng nguyên đã cung cấp độ nhạy được cải thiện là 88,2% trong khi đó duy trì tốt độ đặc hiệu (96%). Có một phản ứng tối thiểu với huyết thanh từ các cá nhân khỏe mạnh đề đạt tính hữu dụng của các kháng nguyên này để phân định ranh giới (to demarcate) những cá nhân mắc bệnh với những cá nhân không bieur hiện triệu chứng ở một xứ sở bệnh lưu hành.
Kết luận: TssD-5 đã biểu thị độ nhạy và độ đặc hiệu của việc phát hiện cao và các kết quả đã đạt được trong vài giờ được so với thời gian tiêu tốn của phương pháp nuôi cấy và IFAT đã được dung phổ biến trong bối cảnh lâm sàng. Việc dùng nhiều kháng nguyên tạo ra kết quả về độ nhạy được cải thiện (88,2%) trong khi vẫn duy trì độ đặc hiệu cao. Các dữ liệu này làm sang tỏ việc dùng TssD-5 và các kháng nguyên tái tổ hợp khác đã được kiểm định trong nghiêu cứu này như là những thành phần chẩn đoán huyets thanh tiềm năng đối với melioidosis.
Tài liệu tham khảo
Yuka Hara, Chui-Yoke Chin, Rahmah Mohamed, Savithri D Puthuchearyand Sheila Nathan. (2013). Multiple-antigen ELISA for melioidosis - a novel approach to the improved serodiagnosis of melioidosis. BMC Infectious Diseases 2013, 13:165 doi:10.1186/1471-2334-13-165, Published: 4 April 2013
Bs Phan Quận – Hội Truyền Nhiễm Việt Nam