Tài liệu do các tác giả làm việc tại Phân môn Lão khoa, thuộc Khoa Y Đại Học California công bố, Đại học này tọa lạc tại San Francisco, CA, USA.
Tính chất quan trọng: Vấn đề đặt ra hiện nay là những bệnh nhân nhiễm HIV hiện nay được điều trị với các thuốc kháng virus sao chép ngược đã kéo dài tuổi thọ và phát triển các bệnh mãn tính mà thường gặp ở các bệnh nhân cao tuổi không nhiễm HIV.
Mục tiêu: Nhằm phát biểu các yếu tố mới nổi liên quan đến người cao tuổi nhiễm HIV. Điểm báo qua việc sàng lọc những người cao tuổi về HIV và chẩn đoán các bệnh mắc đồng thời, quản lý nhiều bệnh cùng mắc đồng thời, sự tách biệt xã hội, dung nhiều loại thuốc, và các yếu tố đã kết hợp với việc chăm sóc cuối cuộc đời.
Bằng chứng đạt được: Các hướng dẫn và các tuyên bố đồng thuận đã được xuất bản đã được tham khảo. PubMed và PsycINFO đã được sao lục giữa tháng 1/2000 và tháng 2/2013. Các bài báo không xuất hiện trong lúc tìm kiếm mà đã được tham khảo bởi các bài báo đã được điểm báo cũng đã được đánh giá.
Dữ liệu: Quần thể bệnh nhân cao tuổi với HIV dương tính đang bành trướng nhanh. Người ta ước lượng rằng cho đến năm 2015 một nửa các cá nhân nhiễm HIV ở Mỹ sẽ > 50 tuổi. Bệnh nhân nhiễm HIV tuổi cao hơn có khuynh hướng mắc các bệnh mãn tính tương tự như những người cùng tuổi với họ không mắc HIV, cũng như các bệnh lien quan đến sự đồng nhiễm. Các điều trị liên quan tới các bệnh này, khi được thêm vào một chế độ điều trị kháng virus sao chép ngược, tăng nguy cơ đối với việc dung quá nhiều thuốc. Chăm sóc bệnh nhân cao tuổi nhiễm HIV liên quan tới một nhu cầu để cân bằng một con số các bệnh nội khoa cùng nhiễm đồng thời.
Kết luận & vấn đề liên quan: HIV không còn là bệnh gây tử vong. Việc quản lý nhiều bệnh cùng mắc đồng thời là một hình thái phổ biến kết hợp với tuổi thọ cao hơn ở bệnh nhân nhiễm HIV. Có một nhu cầu để hiểu rõ tốt hơn là làm sao để tối ưu hóa việc chăm sóc đối với các bệnh nhân này.
Tài liệu tham khảo
Greene M, Justice AC, Lampiris HW, Valcour V. (2013). Management of human immunodeficiency virus infection in advanced age. JAMA. 2013 Apr 3;309(13):1397-405. doi: 10.1001/jama.2013.2963.
Bs Phan Quận – Hội Truyền Nhiễm Việt Nam