Trang chủ / Tin tức / Tác dụng dự phòng nhiễm HBV của trị liệu kháng virus sao chép ngược

Tác dụng dự phòng nhiễm HBV của trị liệu kháng virus sao chép ngược

08/07/2013 10:56     4,079      6,195     

Nguồn tài liệu Trung tâm Lâm sang AIDS, Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y học Toàn cầu, Tokyo.

Vấn đề nghiên cứu: Nhiễm HBV là phổ biến ở các cá nhân nhiễm HIV, dặc biệt các đối tượng nam có hoạt động tình dục đồng tính (MSM). Hầu hết các chế độ thuốc được dùng hiện nay để điều trị virus sao chép ngược (ART) có chứa lamivudine (LAM) hoặc tenofovir disoproxil fumarate (TDF), cả hai thuốc này có một hoạt tính kháng HBV có ý nghĩa đáng kể. Tuy nhiên, tác dụng dự phòng của ART lên nhiễm HBV ở những bệnh nhân chưa được chủng ngừa chưa từng được đánh giá trước đây.

Phương pháp: Đối tượng nam có hoạt động tình dục đồng tính chưa được chủng ngừa HBV được đánh giá về huyết thanh nhiễm HBV bằng cách dung các mẫu huyết thanh đã được lưu giữ. Những trường hợp âm tính đối với HBsAg, anti-HBs, và anti-HBc trong các mẫu máu đầu tiên đã được tiếp tục thực hiện về chẩn đoán huyết thanh cho đến các mẫu máu được lưu giữ cuối cùng. Kiểu gene của HBV và đột biến đề kháng LAM (rtM204V/I) đã được phân tích trong các trường hợp mà HBsAg trở nên dương tính.

Kết quả: Các mẫu máu được lưu giữ đầu tiên là âm tính đối với tất cả được phân tích các dấu ấn huyết thanh HBV ở 354/1.434 bệnh nhân được đánh giá. Phân tích về các mẫu cuối cùng của họ đã biểu thị nhiễm mới HBV ở 43 ca trong số họ suốt thời kỳ theo dõi. Tỷ lệ mới nhiễm là thấp suốt thời kỳ điều trị kháng virus sao chép ngược với LAM hoặc TDF (nhiễm mới 0,669/100 người – năm) (P < 0,001) hơn suốt thời kỳ không điều trị thuốc kháng virus sao chép ngược (nhiễm mới 6,726/100 người – năm) và điều trị kháng virus sao chép ngược bằng thuốc khác (5,263/100 người – năm) P < 0,001). Kiểu gene A hay gặp nhất (76,5%), và HBV đề kháng LAM thường gặp ở trong các trường hợp nhiễm mới suốt quá trình dủng thuốc kháng virus sao chép ngược có chứa LAM (50%) hơn là trong những trường hợp suốt quá trình không dùng thuốc kháng virus sao chép ngược hoặc dung thuốc kháng virus sao chép ngược khác (7,1%) (P = 0,029)

Kết luận: Hình như các chế độ thuốc kháng virus sao chép ngược có LAM và TDF cung cấp việc dự phòng chống lại nhiễm HBV, mặc dầu những dòng kháng thuốc hình như lẫn tránh những hệ quả này của thuốc.


Tài liệu tham khảo

Gatanaga H, Hayashida T, Tanuma J, Oka S.(2013). Prophylactic Effect of Antiretroviral Therapy on Hepatitis B Virus Infection. Clin Infect Dis. 2013 Mar 28. [Epub ahead of print]


Bs Phan Quận – Hội Truyền Nhiễm Việt Nam


Từ khoá:
HBV
Facebook a Comment
Các tin khác:
Các đặc điểm dịch tễ và di truyền của vi khuẩn Gram âm tạo ESBL gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe lâu dài Nguyên tắc dự đoán lâm sàng đối với việc nhận diện bệnh nhân nhiễm bệnh do enterococci kháng vancomycin (VRE) tại thời điểm nhập viện đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường trong một bối cảnh t Điều trị nhiễm khuẩn máu do Enterobacteriaceae tạo ESBL carbapenems so với các kháng sinh thay thế Hiệu lực của truyền tĩnh mạch vancomycin liên tục để điều trị bệnh nhân ngoại trú bị nhiễm tụ cầu kháng methicillin Những kết quả của việc bắt đầu điều trị thuốc kháng virus tuyến đầu trong bệnh nhân đồng nhiễm HBV/HIV ở Ghana Dùng nevirapine, trị liệu kháng virus kéo dài và các giá trị CD4 thấp nhất ở mức cao tương quan mạnh mẽ với việc không thể phát hiện nồng độ HIV – DNA và HIV-RNA và đạt được tế bào CD4 mức cao Một lần so với hai lần/ngày dùng viên lopinavir/ritonavir ở trẻ em nhiễm HIV trải qua điều trị, ức chế virus: so sánh kết cục virus học và dược động học sau khi chuyển qua dùng một ngày một lần lopinav Các yếu tố nguy cơ về thiếu vitamin D và mối liên quan với các dấu ấn sinh học của tim, hiện tượng viêm và sự bảo tồn miễn dịch ở thanh thiếu niên nhiễm HIV Protein C phản ứng độ nhạy cao (hsCRP), hoạt động của bệnh và các yếu tố nguy cơ tim mạch trong lupus ban đỏ hệ thống Những bệnh cấp hoặc mãn tính đe dọa đến tính mạng kết hợp với nhiễm EBV