Trang chủ / Tin tức / Những bệnh cấp hoặc mãn tính đe dọa đến tính mạng kết hợp với nhiễm EBV

Những bệnh cấp hoặc mãn tính đe dọa đến tính mạng kết hợp với nhiễm EBV

11/06/2013 16:08     5,277      11,298     

Bản tóm tắt được các tác giả Nhật Bản thuộc Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Truyền Nhiễm, Viện Y Tế Công Cộng Hokkaido, Sapporo, Japan; và Khoa Nhi thuộc Trường Y của Đại Học Bang Ohio, Bệnh Viện Nhi Đồng Toàn Quốc, Columbus, Ohio.

Nhiễm bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (IM) là một trong những bệnh cấp tính đại diện, thường lành tính liên quan đến sơ nhiễm Epstein-Barr virus (EBV). Nói chung nhiễm bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là tự giới hạn và có đặc điểm hầu hết bằng sốt thoáng qua, sưng to hạch toàn thân và gan – lách to. Tuy nhiên, nhiễm EBV nguyên phát rất hiếm tạo ra kết cục bệnh nặng hoặc các tình trạng tử vong chẳng hạn như thực bào tế bào máu tăng tổ chức bào lymphô bào cùng với viêm gan bùng phát đã biểu thị như một thể nặng hoặc tử vong của tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hoặc EBV kết hợp với thực bào tế bào máu tăng tổ chức bào lymphô bào đơn thuần. Ngoài ra, nhiễm EBV mãn tính kết hợp với các bệnh gồm Burkitt's lymphoma, carcinoma mũi hầu họng không thể phân biệt, Hodgkin lymphoma, rối loạn tăng sinh tế bào T dòng lymphô (LPD)/lymphoma, rối loạn tăng sinh tế bào T dòng lymphô tế bào diệt tự nhiên gồm leukemia hoặc lymphoma, carcinoma dạ dày, pyothorax kết hợp lymphoma và rối loạn tăng sinh tế bào lymphô dòng tế bào B ở tuổi già cũng như nhiễm EBV hoạt động mãn tính và LPD/lymphoma ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Số lượng các bệnh mãn tính đe dọa đến tính mạng đã gắn liền với nhiễm EBV đang được báo cáo tăng và nhiều trong số các bệnh này có một tiên lượng xấu. Bài điểm báo này sẽ tập trung vào các vấn đề bệnh sử, bệnh sinh, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh liên quan đến EBV đe dọa đến tính mạng.

PMID:22104426[PubMed - in process]


Tài liệu tham khảo

Okano M, Gross TG.(2012). Acute or chronic life-threatening diseases associated with epstein-barr virus infection. Am J Med Sci.2012 Jun;343(6):483-9.


Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam


Từ khoá:
Facebook a Comment