Mục tiêu: Để đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc phải vi khuẩn Gram âm tạo ESBL (ESBL+ GN) gây nhiễm khuẩn tiết niệu (UTIs) ở các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe lâu dài (LTCFs).
Phương pháp: Một nghiên cứu bệnh – chứng tương lai (prospective case-control study) đã được thực hiện. Trong nghiên cứu đầu tiên, các trường hợp được xác định khi bệnh nhân đang mang ESBL+ GN trên cơ thể, trong khi đó, trong nghiên cứu thứ 2, các trường hợp đã được xác định khi trên cơ thể bệnh nhân mang vi khuẩn Gram âm với ESBL(-) ((ESBL-) GN). Các bệnh nhân chứng được chọn lựa bằng lấy mẫu ngẫu nhiên từ bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn không do GN. Các yếu tố xác định ESBL đã được tìm các đặc điểm bằng sự lai tạo (hybridization), và được xác định bằng PCR và giải trình tự gene.
Kết quả: Nghiên cứu này liên quan đến 297 bệnh nhân ở các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe lâu dài (99 bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL+ GN, 99 bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL- GN và 99 nhiễm không do vi khuẩn GN). Nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL+ GN thường là Escherichia coli (64%), Proteus mirabilis (25%) và Klebsiella pneumoniae (11%). Các enzymes kiểu CTX-M thường là hay gặp nhất (73% chủng được phân lập), vả lại kiểu enzymes TEM- và SHV- ESBLs và AmpC thường ít gặp (chỉ tương ứng với 10%, 2% và 15% chủng được phân lập). Bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL+ GN là thích hợp hơn đã đặt một catheter đường tiểu kéo dài (OR 15, 95% CI 6,9 – 30,5) và đã được dùng kháng sinh điều trị trước đó 30 ngày (OR 4, 95% CI 1,2 – 10,9). Sau khi điều chỉnh về loại, liều thuốc và thời gian dùng kháng sinh kéo dài, tiếp xúc đến ≥ 7 ngày quinolones và cephalosporins thế hệ III đã được kết hợp với nguy cơ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu cao nhất do ESBL+ GN (OR 7, 95% CI 1,2 - 40). Các yếu tố nguy cơ độc lập để mắc phải nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL- GN là những thủ thuật phẩu thuật trước đây (OR 2, 95% CI 1,1 - 4) và sự có mặt của một ống thông tiểu (OR 8, 95% CI 4-16). Các kháng sinh không đặc hiệu vẫn còn một nguy cơ có ý nghĩa đối với nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL- GN sau khi điều chỉnh về các yếu tố dân số học và lâm sàng.
Kết luận: Phơi nhiễm ≥ 7 ngày quinolones và cephalosporins thế hệ III tăng lên một cách có ý nghĩa về nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu do ESBL+ GN. Các can thiệp nhằm vào sự cải thiện việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý kháng sinh nên được phát triển thêm nữa và thực hiện tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe lâu dài.
Tài liệu tham khảo
Tinelli M, Cataldo MA, Mantengoli E, Cadeddu C, Cunietti E, Luzzaro F, Rossolini GM, Tacconelli E. (2012).Epidemiology and genetic characteristics of extended-spectrum β-lactamase-producing Gram-negative bacteria causing urinary tract infections in long-term care facilities. Journal of Antimicrobial Chemotherapy Online (Aug 2012)
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam