Trang chủ / Tin tức / Điều trị phì đại hạnh nhân: Một thử nghiệm ngẫu nhiên tiến cứu dùng azythromycine so với fluticasone

Điều trị phì đại hạnh nhân: Một thử nghiệm ngẫu nhiên tiến cứu dùng azythromycine so với fluticasone

31/07/2012 22:38     3,107      4,678     

Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh hiệu quả của azithromycin so với fluticasone trong điều trị phì đại hạnh nhân họng (adenotonsillar hypertrophy: AH).

 

Phương pháp:

Trong một thử nghiệm lâm sàng, 39 bệnh nhân AH đã được lựa chọn bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện dựa trên thời gian tuần tự. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên thành hai nhóm điều trị. Bệnh nhân nhóm A (fluticasone) và nhóm B (azithromycin) được điều trị tương ứng với fluticasone phun và si rô azithromycin trong một khoảng thời gian 6 tuần. Dữ liệu liên quan đến độ tắc nghẽn (dựa trên kích thước hạnh nhân), mức phì đại của hạnh nhân, và các triệu chứng khó thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) (gồm thở miệng, ngáy ngủ (snoring), nói giọng mũi, và khó thở khi ngủ) được thu thập bằng một bảng câu hỏi tự quản lý trước điều trị, cũng như 1 tuần và 8 tuần sau điều trị.

Kết quả:

Hai mươi bệnh nhân AH trong nhóm A và 19 bệnh nhân AH trong nhóm B đã được nghiên cứu. Các triệu chứng liên quan đến AH, gồm thở bằng miệng, ngáy ngủ, nói giọng mũi và khó thở khi ngủ, đã cải thiện đáng kể ở cả hai nhóm (p < 0,05). Chúng tôi cũng đã tìm thấy một sự giảm độ có ý nghĩa thống kê của sự tắc nghẽn ở các bệnh nhân cả hai nhóm. Tuy nhiên, fluticasone đã không có hiệu quả lên AH. Một tuần sau điều trị, kết quả liên quan đến khó thở và nói giọng mũi đạt kết quả tốt hơn trong nhóm B so với nhóm A. Giảm thở bằng miệng và giảm ngáy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm A và B.

Kết luận: Có thể giải thích rằng mặc dù cả nhóm với các triệu chứng được cải thiện và được đề cập so sánh với tình trạng ban đầu, hình như azithromycin có hiệu quả hơn so với fluticasone trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến AH. Hiệu quả ngắn hạn của kháng sinh là có ý nghĩa nhiều hơn so với tác dụng lâu dài của nó.

 

Tài liệu tham khảo

Seyed Mostafa Hashemi Jazi, Behrouz Barati, Azadeh Kheradmand. (2011). Treatment of adenotonsillar hypertrophy: A prospective randomized trial comparing azithromycin vs. fluticasone. Journal of Research in Medical Sciences, Vol 16, No 12 (2011).

Bs. Phan Quận

Facebook a Comment