Trang chủ / Tin tức / Điều trị cuối đời và vi khuẩn kháng kháng sinh – một sự kết hợp tiềm năng.

Điều trị cuối đời và vi khuẩn kháng kháng sinh – một sự kết hợp tiềm năng.

04/09/2012 08:26     11,228      12,868     

Vấn đề nghiên cứu:Sự biến thiên to lớn hiện hữu với sự xảy ra vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh ở các đơn vị điều trị tăng cường trên thế giới. Sự góp phần của các biến chăm sóc cụ thể ở đơn vị điều trị tăng cường đến những thay đổi theo vùng địa lý này thì chưa được biết.

 

Phương pháp: Bệnh nhân được điều trị hồi sức tại 2 Khoa điều trị tăng cường (ở Jerusalem và Toronto) các bệnh nhân được nhập viện > 48 giờ, người đã phát triển một vi khuẩn đề kháng trong bất kỳ nuôi cấy nào suốt quá trình nhập viện khoa điều trị tăng cường được so sánh với những bệnh nhân không có vi khuẩn đề kháng qua một biên độ rộng về dân số học và các can thiệp chăm sóc tại đơn vị điều trị tăng cường. Các biến số có ý nghĩa đã được điều tra với hồi qui đa biến để nhận diện các yếu tố dự đoán nhiễm khuẩn/hoặc quần cư với một vi khuẩn đề kháng.

Kết quả: Có đến 82/423 (19%) bệnh nhân mắc phải vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Bệnh nhân mắc phải một vi khuẩn kháng kháng sinh có một tỷ lệ mới mắc bệnh đái tháo đường cao hơn (21/82, 26% so với 52/341, 15%, p = 0.,26), thường được nhập viện từ các đơn vị điều trị tăng cường khác (17/82, 21% so với 33/341, 10%, p = 0,005), đã tiếp nhận nhiều kháng sinh hơn ở đơn vị điều trị tăng cường (19±17 so với 14±14 ngày, p = 0,005), và đã thở máy nhiều ngày hơn (10±10 so với 7±8, p = 0,031) và số ngày dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch trung tâm (10±8 so với 7±8, p < 0,001). Những bệnh nhân này có một tỷ lệ mới mắc thấp hơn của sự giới hạn của các chỉ định điều trị (9/82, 11% so với 78/341, 23 %, p = 0,015). Chỉ sự vắng mặt của một sự giới hạn của chỉ định điều trị (OR 2,62, 95% CI 1,21 – 5,68, p = 0,014) đã kết hợp một cách độc lập với sự mắc phải các vi khuẩn đề kháng.

Thêm vào đó, trong số các cơ sở điều trị tăng cường, 5/45 (11%) bệnh nhân sắp chết sau khi rút bỏ y lệnh có vi khuẩn đề kháng bị mắc phải so với 17/44 (39%) các cơ sở điều trị tăng cường không rút bỏ y lệnh (p = 0,003). Các cơ sở điều trị tăng cường không rút bỏ y lệnh đã tiếp nhận các kháng sinh tuyến thứ 3 nhiều hơn có ý nghĩa (7±14 so với 2±4, p = 0,031) mặc dầu khoảng thời gian nằm viện tại đơn vị điều trị tăng cường là tương tự (15±21 ngày đối với các cơ sở không rút bỏ y lệnh so với 10±11 ngày đối với cơ sở rút bỏ y lệnh, p = 0,210)

Kết luận: Điều trị cuối đời kết hợp một cách độc lập với sự mắc phải vi khuẩn đề kháng. Bệnh nhân sắp chết không rút bỏ y lệnh tiếp nhận thêm kháng sinh, và phát triển vi khuẩn đề kháng nhiều hơn. Những bệnh nhân này có thể đại diện một nơi chứa các vi khuẩn đề kháng tại đơn vị điều trị tăng cường.

 


Tài liệu tham khảo

Phillip D LevinAndrew E Simor, Allon E Mosesand Charles L Sprung.(2010).End-of-life treatment and bacterial antibiotic resistance – a potential association.Published online before print May 14, 2010, doi: 10.1378/chest.09-2757 CHESTMay 2010 chest.09-2757


Bs Phan Quận - Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment