Trang chủ / Tin tức / Đánh giá vaccine trị liệu để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát so sánh với điều trị dự phòng bằng kháng sinh

Đánh giá vaccine trị liệu để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát so sánh với điều trị dự phòng bằng kháng sinh

04/09/2012 08:25     3,856      6,826     

 Vấn đề dùng vaccine vi khuẩn để phòng ngừa hoặc phòng tái phát các bệnh nhiễm khuẩn đã từng được nghiên cứu và ứng dụng, tuy nhiên hiệu quả không cao. Sau đây, các tác giả của bản tóm tắt bài báo này đã mô tả một nghiên cứu về cùng nội dung chủ đề mà họ đã thành công, mời các bạn lướt qua việc dùng vaccine trị liệu để phòng nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát. 

 

Đặt vấn đề và giả thuyết   

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTIs) được xem là nhiễm khuẩn phổ biến nhất, đặc biệt là phụ nữ. Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá vaccine vi khuẩn đặt dưới lưỡi, Uromune®, để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát (RUTIs).

Phương pháp

Nghiên cứu này được hình thành như một nghiên cứu quan sát đa trung tâm. Bệnh sử lâm sàng của 319 phụ nữ biểu thị 2 lượt nhiễm khuẩn tiết niệu trong 6 tháng hoặc 3 lượt trong 12 tháng được xem xét lại. Dữ liệu liên quan đến tiến triển điều trị và tiến triển lâm sàng được ghi nhận và phân tích. Tổng số 159 bệnh nhân tiếp nhận điều trị dự phòng với Uromune® trong một thời gian 3 tháng (nhóm A) và 160 bệnh nhân tiếp nhận sulfamethoxazole/trimethoprim 200/40 mg/ngày trong một thời gian 6 tháng (nhóm B). Uromune® chứa một dung dịch treo tế bào vi khuẩn được bất hoạt của những dòng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus vulgaris, và Enterococcus faecalis được chọn lọc.

Kết quả

Bệnh nhân nhóm A đã trải qua sự giảm một số lượng nhiễm khuẩn rất có ý nghĩa so với bệnh nhân nhóm B. Trong 3 tháng đầu tiên, số lượng trung bình của nhiễm khuẩn tương ứng là 0,36 so với 1,60 (P < 0,0001). Một sự giảm có ý nghĩa cũng được quan sát sau 9 và 15 tháng (P < 0,0001). Số lượng bệnh nhân đã không bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại thời điểm 3, 9, và 15 tháng là 101, 90, và 55 thuộc nhóm A so với 9, 4, và 0 thuộc nhóm B (P < 0,0001).

Kết luận  

Kết quả đạt được ở nghiên cứu này ủng hộ cho việc dùng vaccine trị liệu dựa lên vi khuẩn như là một chiến lược hiệu lực để giảm tần số, thời gian kéo dài, độ nặng, và chi phí điều trị đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.

 

 


Tài liệu tham khảo

M. F. Lorenzo-Gómez, B. Padilla-Fernández, F. J. García-Criado, J. A. Mirón-Caneloand A. Gil-Vicente, et al.(2012). Evaluation of a therapeutic vaccine for the prevention of recurrent urinary tract infections versus prophylactic treatment with antibiotics. International Urogynecology Journal, Online First™, 18 July 2012


Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment