Mục tiêu: Để so sánh tính chuẩn xác của chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) bằngcách sử dụng 18F-FDG PET (Fluorodeoxyglucose) với chụp nhấp nháy bạch cầu được đánh dấu indium111 (LS) ở những bệnh nhân có sốt không rõ nguyên nhân (FUO).
Phương pháp: Hai mươi ba bệnh nhân liên tiếp mắc sốt không rõ nguyên nhân được nghiên cứu tiến cứu LS và PET toàn bộ cơ thể. Người ta đã đánh giá việc thực hiện haiphương thức để xác định một nguyên nhân của sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân. Chẩn đoán cuối cùng được dựa trên sinh thiết, xét nghiệm vi sinh học, theo dõi lâm sàng vàhình ảnh.
Kết quả: Phát hiện hấp thu đánh dấu phóng xạ (tracer) bất thường gặp tương ứng ở 3/23(13%) và 14/23 (61%) bệnh nhân trên LS và PET, gợi ý độ nhạy cao hơn (p < 0,01) đối với PET. Tất cả các trường hợp LS dương tính được xác định trên PET và xác nhận lànhiễm trùng. Các nguyên nhân của sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân trong các bệnh nhânPET dương tính khác là: nhiễm trùng (n = 3), viêm mạch (n = 3), tình trạng viêm khôngdo nhiễm trùng (n = 2) và ung thư (n = 1). Không có chẩn đoán cụ thể ở 2 bệnh nhân.Trong số 13 bệnh nhân mà không có một chẩn đoán xác định sau PET và LS, 10 đã tựphục hồi suốt giai đoạn tiếp theo và đã không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng của sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh Still, đau đa cơ do thấp khớp (polymyalgia rheumatica) và hội chứng mệt mỏi mãn tính/Viêm não - tủy đau cơ, được chẩn đoántrong ba bệnh nhân còn lại trong thời gian theo dõi. Như vậy kết quả đã cho thấy toàn thể độ nhạy cao 86% cho PET và 20% cho LS (p < 0,01). Độ đặc hiệu tổng thể choFDG PET là 78% so với 100% cho LS. PET có giá trị dự đoán dương (PPV) tới 86% và giá trị dự đoán âm tính (NPV) của 78% trong khi LS có PPV tới 100% và NPV của40%.
Kết luận: PET có một độ nhạy cao hơn LS trong việc nhận diện nguyên nhân của sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân. Ở đâu sẵn có, PET/PET-CT nên được dùng như là một phương tiện không xâm nhập chọn lựa trong việc đánh giá bệnh nhân bị sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân.
Tài liệu tham khảo
N. Seshadri, L.I. Sonoda, A.M. Lever, K. Balan. (2012). Superiority of 18F-FDG PET compared to 111In-labelled leucocyte scintigraphy in the evaluation of fever of unknown origin. Journal of Infection. doi:10.1016/j.jinf.2012.02.008.
published online 27 February 2012.