Trang chủ / Tin tức / Sự kết dính tế bào và tính độc - trường hợp sốt rét do plasmodium knowlesi

Sự kết dính tế bào và tính độc - trường hợp sốt rét do plasmodium knowlesi

31/07/2012 10:17     3,795      8,083     

Sự kết dính tế bào của hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét với tế bào nội mạc mao mạch não liên quan có tính chất nguyên nhân gây hôn mê trong bệnh sốt rét, một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh sốt rét do Plasmodium falciparum gây ra.

 

Sự kết dính tế bào được trung gian qua sự gắn kết đặc hiệu của kháng nguyên ký sinh trùng biến thể gây ra, được thể hiện trên bề mặt của hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng, với các thụ thể trên các tế bào nội mạc mao mạch gồm ICAM-1, VCAM và CD36. Trong các trường hợp tử vong của sốt rét do Plasmodium falciparum nặng với tình trạng hôn mê, các mạch máu não có đặc trưng là các hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng tụ tập. Những khu vực não của một trường hợp tử vong do ký sinh trùng Plasmodium knowlesi gây ra, nhưng không hôn mê, thì các hồng cầu nhiễm ký sinh trùng cũng tụ tập một cách tương tự. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định kiểu hình gắn kết của hồng cầu người nhiễm Plasmodium knowlesi với ICAM-1, VCAM và CD36 của người tái tổ hợp.

Giữa tháng 4 đến tháng 8/2000, các tác giả đã tuyển 5 bệnh nhân đã đồng thuận tham gia vào nghiên cứu này, những bệnh nhân này nhiễm Plasmodium knowlesi được xác định bằng PCR. Trước khi điều trị máu tĩnh mạch của bệnh nhân đã được rửa sạch và đã được nuôi cấy ngoài cơ thể để tăng tỷ lệ hồng cầu bị nhiễm thể phân liệt của ký sinh trùng. Máu đã được nuôi cấy hạt được đưa vào đĩa Petri với 3 khu vực được phủ ICAM-1, VCAM và CD36. Sau khi ủ ở nhiệt độ 37°C trong thời gian 1 giờ, các đĩa đã được rửa sạch và số lượng hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng được mang/mm2 với khu vực kiểm soát bằng PBS và với khu vực được phủ ICAM-1, VCAM và CD36 của người được tái tổ hợp đã được ghi lại. Mỗi thử nghiệm được thực hiện thành ra hai lần. Thực hiện thử nghiệm được theo dõi với bản sao đơn dòng HB3 của Plasmodium falciparum.

Từ các thử nghiệm trên các tác giả đã thu được kết quả là các mẫu máu được nuôi cấy ngoài cơ thể cho lên đến 14,5 giờ (trung bình 11,3 ± 1,9 giờ) để tăng tỷ lệ tương đối của hồng cầu bị nhiễm thể tư dưỡng già (mature trophozoite) và thể phân liệt ít nhất là 50% (trung bình 65,8 ± 17,51%). Ba chủng (60%) đã gắn kết với ICAM-1 và VCAM một lượng đáng kể, một củng (20%) đã gắn kết với VCAM và không có chủng nào trong 5 chủng đã gắn kết với CD36 một cách đáng kể.

Từ đó các tác giả đã kết luận là hồng cầu người bị nhiễm Plasmodium knowlesi của các bệnh nhân trên gắn kết theo một cách cụ thể nhưng theo cách thức thay đổi với các thụ thể của nội mạc mao mạch có thể gây cảm ứng ICAM-1 và VCAM. Nhưng các tác giả đã không phát hiện được sự gắn kết với thụ thể nội mạc mao mạch CD36 được biểu thị một cách chủ yếu. Việc nghiên cứu thêm sẽ được tiếp tục để xác định những hệ quả bệnh lý của những tương tác này.

 

Tài liệu tham khảo

Farrah A Fatih, Angela Siner, Atique Ahmed,Lu Chan Woon, Alister G Craig, Balbir Singh, Sanjeev Krishna, Janet Cox-Singh. Cytoadherence and virulence - the case of Plasmodium knowlesi malaria. Malaria Journal 2012, 11:33 doi:10.1186/1475-2875-11-33

Bs. Phan Quận

Facebook a Comment