Vấn đề nghiên cứu: Có ít nghiên cứu dựa lên quần thể lớn đã so sánh sự xảy ra chảy máu do loét dạ dày tá tràng (PUB) ở bệnh nhân xơ gan và không xơ gan.
Mục tiêu: Để điều tra liệu bệnh nhân xơ gan có nguy cơ cao chảy máu do loét dạ dàng hơn quần thể tổng quát hay không và để phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể của chảy máu do loét dah dày tá tràng ở các bệnh nhân xơ gan.
Phương pháp: Bằng cách dùng Cơ sở Dữ liệu Nghiên cứu Bảo hiểm Y tế Quốc gia, một tập hợp dữ liệu dựa lên quần thể toàn quốc ở Đài Loan và ghép cặp tuổi, giới, bệnh cùng mắc và thuốc gây loét dạ dày bằng chỉ số khuynh hướng, 4.013 bệnh nhân xơ gan, 8.013 bệnh nhân viêm gan mãn tính và 7.793 người bình thường thuộc nhóm chứng được so sánh. Kiểm định log chuỗi số (log-rank test) được dùng để phân tích những khác biệt trong các tỷ lệ sống sót không chảy máu do loét dạ dày tá tràng về tỷ lệ sống sót mà không chảy máu dạ dày – tá tràng tích lũy giữa 2 nhóm. Các hồi qui tỷ lệ nguy cơ Cox đã được thực hiện để đánh giá các yếu tố nguy cơ độc lập đối với chảy máu do loét dạ dày – tá tràng ở tất cả bệnh nhân và các yếu tố nguy cơ đã được phát hiện của chảy máu dạ dày – tá tràng ở các bệnh nhân xơ gan.
Kết quả: Theo dõi suốt 7 năm, các bệnh nhân xơ gan có một tỷ lệ mới mắc cao hơn có ý nghĩa về xuất huyết dạ dày – tá tràng so với bệnh nhân viêm gan mãn và nhóm chứng một cách tương ứng (p < 0,001 bằng log-rank test). Bằng phân tích hồi qui tỷ lệ nguy cơ Cox, xơ gan đã kết hợp một cách độc lập với tăng nguy cơ của xuất huyết dạ dày – tá tràng (hazard ratio: 4,22; 95% CI 3,37-5,29, P < 0,001) sau khi điều chỉnh về tuổi, giới, tình trạng kinh tế, bệnh cùng mắc và các thuốc gây loét dạ dày – tá tràng. Tuổi lớn, đàn ông, bệnh đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, tiền sử chảy máu dãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày và dùng thuốc kháng viêm nonsteroid đã là những yếu tố nguy cơ đối với xuất huyết dạ dày – tá tràng ở bệnh nhân xơ gan.
Kết luận: Bệnh nhân xơ gan có một yếu tố nguy cơ cao hơn có ý nghĩa của chảy máu do loét dạ dày – tá tràng sau khi điều chỉnh các yếu tố nhiễu có thể như tuổi, giới, tình trạng kinh tế, bệnh cùng mắc và các thuốc dùng có khả năng gây loét dạ dày – tá tràng.
Tài liệu tham khảo
Luo JC, Leu HB, Hou MC, Huang CC, Lin HC, Lee FY, Chang FY, Chan WL, Lin SJ, Chen JW.(2012). Cirrhotic patients at increased risk of peptic ulcer bleeding: a nationwide population-based cohort study. Aliment Pharmacol Ther. 2012 Jul 23. doi: 10.1111/j.1365-2036.2012.05225.x. [Epub ahead of print] PMID:22817655[PubMed - as supplied by publisher]
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam