Trang chủ / Tin tức / Tình hình nhiễm Stenotrophomonas maltophilia: tỷ lệ mới mắc, các yếu tố nguy cơ, và kết cục

Tình hình nhiễm Stenotrophomonas maltophilia: tỷ lệ mới mắc, các yếu tố nguy cơ, và kết cục

01/08/2012 15:44     8,114      17,598     

Stenotrophomonas maltophilia là một vi khuẩn Gram âm không lên men đường, một vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cơ hội tại các bệnh viện, đặc điểm lâm sàng gần giống như của các vi khuẩn Gram âm không lên men khác. Bản tóm tắt này giới thiệu về nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ tử vong do vi khuẩn này gây ra tại một đơn vị điều trị tăng cường 30 giường bệnh tại Cộng Hòa Pháp trong thời gian 3 năm. Mời các bạn đọc qua.

 

Giới thiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tỷ lệ mới mắc, các yếu tố nguy cơ, và tác động lên kết cục của bệnh nhân mắc phải Stenotrophomonas maltophilia ở một đơn vị điều trị tăng cường (ICU).

Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng quan sát tiến cứu này, mà là một phần của một nghiên cứu thuần tập, được tiến hành ở một đơn vị điều trị tăng cường có 30 giường bệnh suốt thời kỳ 3 năm. Tất cả bệnh nhân có miễn dịch bình thường nằm viện trên > 48 giờ là đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân có bằng chứng nhiễm trực khuẩn Gram âm không lên men (NF-GNB) vào lúc chuyển đến đơn vị điều trị tăng cường này sẽ được loại trừ khỏi nghiên cứu. Những bệnh nhân không nhiễm S. maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường này nhưng lại nhiễm các vi khuẩn Gram âm không lên men khác với S. maltophilia cũng được loại trừ khỏi nghiên cứu này. Thực hiện việc sàng lọc (dịch hút khí quản và da, mảnh áp hậu mô, và mảnh áp mũi) đối với trực khuẩn Gram âm không lên men đối với tất cả bệnh nhân ngay lúc chuyển đến đơn vị điều trị tăng cường này và hàng tuần. Phân tích đơn biến và đa biến được thực hiện để xác định các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc phải S. maltophilia ở đơn vị điều trị tăng cường và tỷ lệ tử vong ở đơn vị điều trị tăng cường.

Kết quả: Có 38 bệnh nhân (2%) đã phát triển một tình trạng quần cư và hoặc mắc phảiS. maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường và toàn bộ được ghép cặp thành công với 76 trường hợp bệnh nhân chứng. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và sự kéo dài điều trị bằng kháng sinh (tương ứng OR [95% CI] = 9,4 [3 - 29], < 0,001, và 1,4 [1 – 2,3], = 0,001) được kết hợp một cách độc lập với mắc phải S. maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường. Tỷ lệ tử vong (60% so với 40%, OR [95% CI] = 1,3 [1 – 1,7; = 0,037]), sự kéo dài thời gian thở máy (23 ± 16 so với 7 ± 11 ngày, < 0,001), và sự kéo dài thời gian nằm điều trị tại đơn vị điều trị tăng cường này (29 ± 21 so với 15 ± 17 ngày, < 0,001) là cao hơn có ý nghĩa của các trường hợp mắc so với các trường hợp chứng. Ngoài ra, mắc phải S. maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường được kết hợp độc lập với tỷ lệ tử vong tại đơn vị điều trị tăng cường (OR [95% CI] = 2,8 [1 – 7,7], = 0,044).

Kết luận: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và sự kéo dài điều trị với kháng sinh là những yếu tố nguy cơ độc lập đối với mắc S. maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường này. Mắc S. maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường này được kết hợp tăng lên tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân mắc phải S.maltophilia tại đơn vị điều trị tăng cường này là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tỷ lệ tử vong tại đơn vị điều trị tăng cường.

 

Tài liệu tham khảo

Saad Nseir, Christophe Di Pompeo, Hélène Brisson, Florent Dewavrin, Stéphanie Tissier, Maimouna Diarra, Marie Boulo and Alain Durocher.(2006). Intensive care unit-acquired Stenotrophomonas maltophilia: incidence, risk factors, and outcome. Critical Care 2006, 10:R143 (doi:10.1186/cc5063)

BS. Phan Quận- Văn phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment