Liệu pháp bù dịch trong sốc nhiễm khuẩn được ưu tiên hàng đầu ngay khi phát hiện dấu hiệu hạ huyết áp. Việc truyền dịch đạt được hiệu quả cao tùy thuộc nhiều quá trình theo dõi trong lúc bù dịch, nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu của việc truyền dịch cũng như để đối phó một số tình huống mới nảy sinh.
Có bằng chứng chắc chắn rằng bù dịch phải được bắt đầu như là cách điều trị ưu tiên hàng đầu đối với tất cả bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn ngay khi phát hiện hạ huyết áp, với mục tiêu là nhanh chóng bảo tồn sự tưới máu cho mô. Dung dịch điện giải hoặc dung dịch keo có thể được dùng để bù dịch ban đầu, và albumin nên để dành cho bệnh nhân thiếu albumin rõ ràng hoặc được giả định giảm albumin máu. Một khi bắt đầu truyền dịch, thì phải giám sát chặt chẽ hệ quả của truyền dịch. Trong các giai đoạn sớm, việc giám sát thích hợp phải đảm bảo rằng hồi sức bằng dịch truyền trên thực tế làm tăng tiền gánh của tim (cardiac preload), áp lực động mạch trung bình (mean arterial pressure), và cung cấp oxy cho mô (tissue oxygenation). Trong giai đoạn muộn, việc giám sát phải giúp tránh được hiện tượng truyền quá tải lượng dịch. Vì mục đích này, điểm cuối của việc hồi sức bằng dịch truyền không phải là những giá trị tĩnh của các chỉ số tiền gánh (preload indicators), mà khá hơn là sự biến mất của các chỉ số sự đáp ứng của tiền gánh. Cuối cùng, luôn luôn phải nhớ đến hậu quả của sự truyền dịch quá tải, đặc biệt là trong trường hợp có thương tổn phổi.
Tài liệu tham khảo
Xavier Monnet and Jean-Louis Teboul. (2010). Early Fluid Resuscitation. Current Infectious Disease Reports. Publisher Current Medicine Group LLC. ISSN 1523-3847 (Print) 1534-3146 (Online). DOI 10.1007/s11908-010-0120-5. MedicineSpringerLink Date Tuesday, July 06, 2010