Trang chủ / Tin tức / Đánh giá lại ý nghĩa của Protein 3 gắn với penicillin trong sự nhạy cảm của Listeria monocytogenes với các kháng sinh beta – lactam

Đánh giá lại ý nghĩa của Protein 3 gắn với penicillin trong sự nhạy cảm của Listeria monocytogenes với các kháng sinh beta – lactam

01/08/2012 14:51     11,317      13,036     

Từ lâu người ta cho rằng PBP3 có vai trò quan trọng trong sự nhạy cảm của L. monocytogenes đối với các kháng sinh beta-lactams. Qua nghiên cứu này rõ ràng rằng PBP3 không phải là đích diệt khuẩn nguyên phát đối với các kháng sinh beta-lactams. Mà gợi ý rằng PBP3 liên quan đến sự phân chia tế bào suốt giai đoạn tăng trưởng.  

 

Vấn đề nghiên cứu: Protein 3 gắn penicillin (PBP3) của L. monocytogenes từ lâu được nghĩ như một đích tác dụng diệt khuẩn nguyên phát của các kháng sinh beta-lactam do mối tương quan tuyệt vời giữa các MICs của các beta-lactams khác và ái tính của chúng đối với protein này. Gene mã hóa PBP3 chưa từng được nhận diện trực tiếp trong vi khuẩn Gram dương này, nhưng dựa lên phân tích silico, protein là phù hợp để được lmo1438 mã hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu kiểm tra các tác dụng của các đột biến trong các gene mã hóa được biết và giả định rằng PBPs L. monocytogenes đã biểu thị rằng sự bất hoạt của lmo1438 không ảnh hưởng đến độ nhạy đối với các kháng sinh beta-lactams.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, sự biểu thị quá mức của lmo1438 được hoàn thành bằng cách dùng một hệ thống biểu thị có thể suy ra (được kiểm soát bằng nisin). Điều này đã cho phép sự biểu thị trực tiếp mà lmo1438 mã hóa PBP3. Sự biểu thị quá mức PBP3 được đi cùng sự biểu thị tăng nhẹ của PBP4. Dòng vi khuẩn tái tổ hợp biểu thị quá mức PBP3 đã hiển lộ sự chậm tăng trưởng một cách có ý nghĩa và độ dài của tế bào đã giảm nhiều trong giai đoạn tĩnh của sự tăng trưởng trên môi trường nuôi cấy. Trong các thử nghiệm về độ nhạy cảm kháng sinh, dòng vi khuẩn biểu thị quá mức PBP3 đã hiển thị độ nhạy cảm tăng lên với các nồng độ gần với sự ức chế của một vài kháng sinh beta-lactams và sự sống sót của vi khuẩn bị giảm trong sự hiện diện của một liều penicillin G diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, các giá trị của MIC của các beta-lactams được thử nghiệm đối với dòng vi khuẩn tái tổ hợp này không bị thay đổi khi được so sánh với dòng vi khuẩn cha mẹ.

Kết luận: Nghiên cứu hiện tại cho phép tái đánh giá về tính chất quan trọng của PBP3 trong sự nhạy cảm của L. monocytogenes đối với các kháng sinh beta-lactams. Rõ ràng rằng PBP3 không phải là đích diệt khuẩn nguyên phát đối với các kháng sinh beta-lactams, bởi vì không có sự thiếu vắng cũng không có sự thừa của protein này làm ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của L. monocytogenes đối với các kháng sinh này. Sự tăng lên biểu thị nồng độ PBP4 được tìm thấy trong dòng vi khuẩn tái tổ hợp biểu thị quá mức PBP3 thể hiện rằng hổn hợp thành tế bào của L. monocytogenes là chủ thể với sự điều hòa chặt chẽ. Những thay đổi về hình thái quan sát được ở giai đoạn các tế bào tĩnh tại khi đáp ứng với sự biểu thị quá mức PBP3 gợi ý sự liên quan của protein này trong sự phân chia tế bào suốt giai đoạn tăng trưởng.

 

Tài liệu tham khảo

Agata Krawczyk-Balska, Magdalena Popowska and Zdzislaw Markiewicz. (2012). Re-evaluation of the significance of penicillin binding protein 3 in the susceptibility of Listeria monocytogenes to beta-lactam antibiotics. BMC Microbiology 2012, 12:57 doi:10.1186/1471-2180-12-57. Published: 18 April 2012

BS. Phan Quận- Văn phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment