Nhiễm virus viêm gan B mãn tính là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ảnh hưởng đến hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới. Trong số đó, hơn 75% cư trú tại các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Mặc dù chỉ một thiểu số (15% -40%) các cá nhân bị nhiễm bệnh tiếp tục phát triển xơ gan, suy gan, và ung thư biểu mô gan (HCC), ước tính chừng 0,5-1,2 triệu ca tử vong mỗi năm, viêm gan B mãn tính được trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên toàn thế giới. Tại châu Á, hầu hết bệnh nhân mắc phải viêm gan B hoặc trong thời kỳ chu sinh hoặc trong thời thơ ấu. Nói chung, quá trình tự nhiên của nhiễm HBV mãn tính gồm 4 giai đoạn, mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đi qua đầy đủ tất cả các giai đoạn. Giai đoạn miễn dịch dung nạp ban đầu có đặc trưng bằng sự hiện diện của HBeAg, nồng độ HBV DNA cao, và nồng độ ALT bình thường tồn tại lâu dài. Hầu hết bệnh nhân trong giai đoạn miễn dịch dung nạp có tổn thương gan rất tối thiểu, và tiên lượng thuận lợi trong quá trình kế tiếp lên đến 10 năm. Thường không có, hoặc chỉ tối thiểu, sự tiến triển của bệnh trong khi nồng độ ALT huyết thanh vẫn bình thường. Tiếp theo là một giai đoạn miễn dịch thanh thải khi bệnh nhân HBeAg (+) đã tăng nồng độ ALT. Suốt giai đoạn này, sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg xảy ra tự nhiên ở một tỷ lệ 10% -20%/năm. Sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg thường xuyên nhưng không phải luôn luôn được kèm theo là sự gia tăng nồng độ ALT đột ngột. Những bệnh nhân trải qua chuyển đổi HBeAg huyết thanh tự nhiên trước tuổi 40 có một tiên lượng tốt. Sau đó đi vào một giai đoạn bất hoạt (mang virus), có đặc điểm là sự vắng mặt HBeAg với sự có mặt của anti-HBe.
Tài liệu tham khảo
George K. K. Lau and Fu-Sheng Wang. (2011). Management of Chronic Hepatitis B e Antigen–Negative Disease: Another Step Forward. J Infect Dis. (2011) doi: 10.1093/infdis/jir694 First published online: November 17, 2011