Trang chủ / Tin tức / Một tổng quan y văn về nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và quản lý viêm phổi nặng trong chăm sóc hồi sức.

Một tổng quan y văn về nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và quản lý viêm phổi nặng trong chăm sóc hồi sức.

01/08/2012 14:11     3,527      5,591     

Mục tiêu tổng quan: Viêm phổi nặng là bệnh phổ biến mà các thầy thuốc hồi sức phải đối mặt. Tổng quan này làm sáng tỏ các phát hiện gần đây về vi sinh học, chẩn đoán và điều trị, bao gồm cả quản lý của bệnh nhân nặng có suy hô hấp nặng.

 

Phát hiện gần đây: Các yếu tố nguy cơ về dịch tễ học và lâm sàng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguyên nhân vi sinh vật ở những bệnh nhân viêm phổi nặng. Ngoài các tác nhân gây bệnh đường hô hấp điển hình, các vi sinh vật ít gặp và vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR) có thể gây ra viêm phổi nặng. Các kỹ thuật mới về chẩn đoán phân tử dường như có tính chất hứa hẹn để phát hiện sớm các vi khuẩn liên quan đến viêm phổi nặng. Kháng sinh vẫn còn chỗ dựa chính của điều trị nhân gây bệnh viêm phổi nặng và việc tối ưu hóa điều trị bằng kháng sinh có thể thu được bằng cách áp dụng các đặc tính dược lực học/dược động học. Một số chiến lược mới đã được triển khai thực hiện cho việc quản lý suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng (ARF), tuy nhiên, việc mở rộng ứng dụng lâm sàng của chúng bị hạn chế bởi nhu cầu về các thầy thuốc cần được đào tạo tốt và các trung tâm bệnh viện đầy đủ.

Tóm lại: Mặc dù có tiến bộ trong phương pháp điều trị bằng kháng sinh và cứu sống bệnh nhân, viêm phổi nặng vẫn còn là một nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Liệu pháp kháng sinh kịp thời và phù hợp là điều cần thiết. Việc sử dụng các chiến lược mới không qui ước để quản lý suy hô hấp cấp có thể đạt hiệu quả ở bệnh nhân nặng.

 

Tài liệu tham khảo

De Pascale, Gennaro; Bello, Giuseppe; Tumbarello, Mario; Antonelli, Massimo.(2012). Severe pneumonia in intensive care: cause, diagnosis, treatment and management: a review of the literature. Current Opinion in Pulmonary Medicine: May 2012 - Volume 18 - Issue 3 - p 213–221.doi: 10.1097/MCP.0b013e328351f9bd

BS. Phan Quận- Văn phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment