Trang chủ / Tin tức / Kháng sinh trị liệu ngắn ngày so với dài ngày đối với bệnh nhân người lớn bệnh nặng mắc viêm phổi bệnh viện

Kháng sinh trị liệu ngắn ngày so với dài ngày đối với bệnh nhân người lớn bệnh nặng mắc viêm phổi bệnh viện

30/07/2012 15:30     4,918      7,686     

Viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân chính trong nhiễm trùng bệnh viện tại các đơn vị điều trị tăng cường. Có một số của các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nặng mà phát triển viêm phổi, trong số đó quan trọng nhất có thể là nội khí quản để thông khí cơ học hổ trợ; thực ra, đa số bệnh nhân ở đơn vị điều trị tăng cường mắc viêm phổi bệnh viện thường được gọi là viêm phổi liên quan đến thông khí (VAP). 

 

Có mối quan tâm rằng không cần thiết kéo dài kháng sinh trị liệu vì có thể làm cho các vi khuẩn đề kháng kháng sinh, sẽ có thể khó khăn hơn để điều trị khi chúng gây bệnh nhiễm khuẩn, và sẽ tăng thêm chi phí điều trị. Mặt khác, thời gian điều trị quá ngắn lại gây nguy cơ điều trị thất bại.

Chúng tôi đánh giá bằng chứng từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RTCs) so sánh một qui trình điều trị ngắn với một qui trình điều trị dài, hoặc so sánh một đề cương có quá trình điều trị kháng sinh rút ngắn với chăm sóc chuẩn, đối với bệnh nhân nằm điều trị tại đơn vị điều trị tăng cường mắc viêm phổi bệnh viện (gồm viêm phổi do máy thở).

Tám thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (liên quan đến 1.703 bệnh nhân) chúng tôi đã phát hiện các phương pháp khác nhau được áp dụng đối với các quần thể bệnh nhân mà khác nhau rất xa, làm hạn chế những cơ hội để kết hợp dữ liệu trong phân tích số liệu hổn hợp. Hơn nữa, chúng tôi tìm thấy rất ít dữ liệu liên quan đến thời gian dùng kháng sinh trị liệu đối với bệnh nhân ở khoa hồi sức bệnh nhân viêm phổi bệnh viện nhưng không phải thở máy. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân viêm phổi do thở máy, một quá trình dùng kháng sinh 7 hay 8 ngày liên quan đến một sự giảm toàn bộ trong việc dùng kháng sinh và giảm sự tái phát của bệnh viêm phổi do vi khuẩn kháng thuốc khi so sánh với một quá trình dùng kháng sinh 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, trong các trường hợp khi viêm phổi do thở máy hổ trợ là do một kiểu vi khuẩn đặc biệt (trực khuẩn Gram âm không lên men) mà kháng sinh trị liệu có thể rất khó khăn để làm sạch chúng, nguy cơ viêm phổi tái phát cũng xuất hiện cao hơn sau một quá trình dùng kháng sinh ngắn.

Cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy rằng có một điểm ngừng dùng kháng sinh đối với cá thể bệnh nhân (ví dụ, các hình thái lâm sàng, chẳng hạn như nhiệt độ, hoặc kết quả của một xét nghiệm máu) có liên quan với quá trình điều trị ngắn hơn và việc giảm tiếp xúc với toàn bộ kháng sinh mà không ảnh hưởng xấu đến các kết cục khác.

Cơ sở: Viêm phổi là loại nhiễm trùng bệnh viện phổ biến nhất ảnh hưởng đến bệnh nhân được điều trị tại đơn vị hồi sức (ICU). Tuy nhiên, thời gian điều trị kháng sinh kéo dài tối ưu đối với viêm phổi bệnh viện chưa được xác định chắc chắn.

Mục tiêu: Để đánh giá hiệu lực quá trình điều trị kháng sinh ngắn ngày so với kháng sinh điều trị dài ngày đối với viêm phổi bệnh viện ở các bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng, gồm bệnh nhân viêm phổi kết hợp với thở máy.

Cách thu thập tài liệu: Các tác giả đã tìm tài liệu từ Trung tâm Đăng ký Cochrane về các Thử nghiệm có Đối chứng (Cochrane Central Register of Controlled Trials (CENTRAL) (The Cochrane Library 2011, Issue 1), mà gồm the Cochrane Acute Respiratory Infections Group's Specialised Register, MEDLINE (từ 1950 đến tuần thứ 4 của Tháng 2, 2011), EMBASE (1974 đến tháng 3/2011), LILACS (1985 đến tháng 3/2011) và Web of Science (1985 đến tháng 3/2011).

Tiêu chuẩn chọn tài liệu: Các tác giả đã cân nhắc xem xét tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) so sánh với các thời kỳ điều trị kháng sinh được cố định, hoặc so sánh với một đề cương được quan tâm với thời gian điều trị kéo dài có giới hạn với chăm sóc chuẩn, đối với viêm phổi mắc tại bệnh viện (gồm các bệnh nhân viêm phổi bệnh viện) ở các bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng.

Thu thập dữ liệu và phân tích: Hai tác giả điểm báo đã điều hành việc thu thập dữ liệu và đánh giá nguy cơ về sự thiên vị. Các tác giả nghiên cứu đã tiếp xúc với các tác giả của thử nghiệm về thông tin hổ trợ.

Các kết quả chính: tám (8) nghiên cứu (1.703 bệnh nhân) được đưa vào phân tích hổn hợp. Phương pháp học đã thay đổi một cách đáng kể và đã tìm thấy một ít bằng chứng liên quan đến bệnh nhân với một xác xuất cao của viêm phổi bệnh viện người bệnh không được hô hấp hổ trợ. Đối với bệnh nhân viêm phổi do thông khí hổ trợ (VAP), một quá trình ngắn 7 đến 8 ngày điều trị kháng sinh được so với quá trình điều trị kháng sinh 10 đến 15 ngày (3 nghiên cứu, N = 508) đã tăng lên 28 ngày không dùng kháng sinh điều trị (OR) 4,02; 95% CI 2,26 – 5,78) và sự tái phát viêm phổi do thở máy do nhiễm các vi khuẩn đa kháng đã giảm (OR 0,44; 95% CI 0,21 – 0,95), không có ảnh hưởng ngoại ý đối với các kết cục khác. Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm phổi do thở máy do các vi khuẩn Gram âm không lên men đường (non-fermenting Gram-negative bacilli: NF-GNB) gây ra, sự tái phát thì lớn hơn sau khi điều trị một quá trình kháng sinh ngắn (OR 2,18; 95% CI 1,14 – 4,16; hai nghiên cứu, N = 176), mặc dầu các số đo về kết quả khác đã không có ý nghĩa khác biệt. Các chiến lược ngừng thuốc kháng sinh sử dụng các hình thái lâm sàng (một nghiên cứu; N = 302) hoặc procalcitonin (3 nghiên cứu; N = 323) đã dẫn đến một sự rút ngắn thời gian điều trị kháng sinh, trong các nghiên cứu procalcitonin, đã tăng 28 ngày không dùng kháng sinh (khác biệt trung bình (mean difference: MD) 2,80; 95% CI 1,39 – 4,21) không ảnh hưởng tiêu cực đến các kết cục khác.

Các tác giả kết luận rằng là đối với các bệnh nhân viêm phổi do thở máy không do các vi khuẩn Gram âm không lên men đường, một thời gian ngắn cố định kháng sinh trị liệu (7 hoặc 8 ngày) có thể thích hợp hơn một quá trình dùng kháng sinh kéo dài (10 - 15 ngày). Dùng một chiến lược tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể (kết hợp với các hình thái lâm sàng hoặc procalcitonin huyết thanh) hình như giảm thời gian kháng sinh trị liệu một cách an toàn đối với viêm phổi do thở máy.

 

(Theo Pugh R, Grant C, Cooke RPD, Dempsey G. Short-course versus prolonged-course antibiotic therapy for hospital-acquired pneumonia in critically ill adults. Cochrane Database of Systematic Reviews 2011, Issue 10. Art. No.: CD007577. DOI: 10.1002/14651858.CD007577.pub2)

Bs. Phan Quận

Facebook a Comment