Bệnh dịch hạch là một trong những bệnh nguy hiểm nhất và do Yersinia pestis gây ra. Việc phát triển vắc-xin hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết về các cơ chế miễn dịch bảo vệ chống lại vi khuẩn trong con người.
Trong nghiên cứu này, các đáp ứng dịch thể dịch và miễn dịch tế bào ghi nhớ ở những bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch (n = 65) đã khỏi do nhiễm Y. pestis trong 16 năm qua đã được nghiên cứu bằng cách dùng một công cụ phân tích thông tin (microarray) protein và một thử nghiệm điểm hấp phụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISpot). Tỷ lệ hiện mang kháng thể huyết thanh với kháng nguyên F1 trong tất cả các bệnh nhân đã khỏi là 78,5%. Ở những bệnh nhân bị nhiễm lâu hơn một thập kỷ trước, tỷ lệ kháng thể dương tính vẫn còn 69,5%. Không có sự khác biệt trong sự hiện diện kháng thể giữa giới tính, tuổi tác, và năm bị nhiễm, nhưng có vẻ như được liên kết với nồng độ kháng thể F1 suốt quá trình nhiễm khuẩn (r = 0,821; P < 0,05). Ngoại trừ kháng thể F1, các kháng thể chống LcrV và YopD đã được phát hiện trong hầu hết bệnh nhân, cho thấy có thể chúng là các dấu ấn chẩn đoán tiềm năng để phát hiện sự nhiễm các chủng mà F1 âm tính. Về miễn dịch tế bào, số lượng tế bào sản xuất gamma interferon (IFN-γ) được F1 và LcrV kích thích một cách tương ứng, trong ống nghiệm với các tế bào đơn nhân máu ngoại vi của 7 bệnh nhân dịch hạch và 4 người kiểm soát âm tính, đã cho thấy không có sự khác biệt đáng kể, cho thấy F1 và LcrV không phải là các kháng nguyên tế bào T chủ yếu chống lại bệnh dịch hạch trong một thời gian dài hơn ở người. Phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa trực tiếp cho việc thiết kế và phát triển các loại vắc-xin hiệu quả trong tương lai để chống lại Y. pestis và phát triển các công cụ chẩn đoán dựa lên đích mới.
Tài liệu tham khảo
(Bei Li, Chunhong Du, Lei Zhou, Yujing Bi, Xiaoyi Wang, Li Wen, Zhaobiao Guo, Zhizhong Song and Ruifu Yang. (2011).Humoral and Cellular Immune Responses to Yersinia pestis Infection in Long-Term Recovered Plague Patients. First published December 2011, doi: 10.1128/CVI.05559-11 Clin Vaccine Immunol February 2012 vol. 19 no. 2 228-234)