1.KHÁNG SINH VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
1.1.Fluoroquinolone gây cảm ứng nhiễm độc gan- Trong một nghiên cứu tiến cứu được Mạng lưới Thương tổn Gan do thuốc gây ra (DLJN) thực hiện, 12/679 bệnh nhân (1,8%) đã bị nhiễm độc gan do dùng một kháng sinh họ fluoroquinolone (gồm: ciprofloxacin, moxifloxacin, levofloxacin và gatifloxacin) [1]. Trong số bệnh nhân này có 1/3 biểu hiện tổn thương tế bào gan, 1/3 bị tổn thương gan ứ mật, và 1/3 còn lại biểu hiện cả tổn thương tế bào gan lẫn tổn thương gan ứ mật. Bệnh nhân tổn thương hỗn hợp tế bào gan và tổn thương ứ mật có bệnh nhẹ không hoàng đảm, vả lại, 2 trong 4 bệnh nhân có tổn thương tế bào gan và hoàng đảm đã tử vong, 1 bệnh nhân bị suy gan cấp. Bảy (7) bệnh nhân có sốt, phát ban và tăng bạch cầu ái toan, gợi ý nguyên nhân do phản ứng miễn dịch. Một (1) bệnh nhân bị tổn thương ứ mật có hội chứng hoại tử ống mật và cần đến ghép gan. (See "Fluoroquinolones", section on 'Transaminitis and liver failure'.)
2. CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN
2.1. Dịch do Listeria gây ra - Một vụ dịch do L. monocytogenes đã bắt đầu tại Hoa Kỳ trong tháng 7 năm 2011, và kể từ 29 tháng 9 năm 2011, đã có 84 người bị nhiễm bệnh tại 19 tiểu bang và có đến 15 trường hợp tử vong [2]. Nguồn gốc nhiễm khuẩn là dưa đỏ từ một trang trại ở Colorado. (See "Epidemiology and pathogenesis of Listeria monocytogenes infection", section on 'Food epidemiology and outbreaks'.)
2.2. Dự phòng bệnh phổi mãn tính bằng azithromycin- Một thử nghiệm ngẫu nhiên > 1.000 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đã tìm thấy rằng dự phòng với azithromycin 250 mg, uống hàng ngày trong một năm, so với placebo, bên cạnh phác đồ điều trị thường dùng đối với COPD, đã giảm tần số các đợt cấp tính nặng của COPD một cách khiêm tốn và thời gian được kéo dài với đợt đầu tiên (266 ngày so với 174 ngày). [3]. Bệnh nhân nhận được azithromycin có một tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa của hiện tượng quần cư của các vi khuẩn đề kháng macrolide (Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus spp, Moraxella spp) so với những người được dùng placebo. Đối với hầu hết bệnh nhân COPD chúng tôi đề nghị không dùng kháng sinh dự phòng, riêng đối với bệnh nhân thường xuyên có những đợt kịch phát cấp tính tiếp tục mặc dầu đã điều trị tối ưu với COPD bằng các thuốc giãn phế quản và các thuốc kháng viêm thì nên dự phòng với azithromycin. (See "Management of infection in acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease", section on 'Prophylactic antibiotics'.)
3. VẬT CHỦ BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH
3.1. Các chất ức chế TNF-alpha và nguy cơ bệnh do Legionella và Listeria- Năm 2011, Cục quản lý Thực phẩm và Dược của Hoa Kỳ (FDA) đã thêm một cảnh báo về nguy cơ nhiễm khuẩn Legionella và Listeria do dùng các thuốc thuộc nhóm các chất ức chế TNF-alpha [4]. Cảnh báo này được ban hành vì một sự gia tăng nguy cơ của cả hai bệnh nhiễm trùng đã được phát hiện trong số những bệnh nhân đã được dùng một thuốc ức chế TNF-alpha dựa trên các báo cáo gởi đến theo Hệ thống Báo cáo Các Tác dụng Ngoại ý của Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ và một tham khảo y văn. (See "Tumor necrosis factor-alpha inhibitors: Risk of bacterial, viral, and fungal infections", section on 'Legionella pneumonia' and "Tumor necrosis factor-alpha inhibitors: Risk of bacterial, viral, and fungal infections", section on 'Listeriosis'.)
3.2. Các chất ức chế TNF-alpha và nguy cơ viêm khớp do nhiễm khuẩn- Hội Đăng ký Các Chất Sinh Học Điều trị Thấp khớp Anh Quốc (BSRBR) trong một nghiên cứu quan sát tiến cứu ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã tìm thấy rằng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn gấp hai lần ở những bệnh nhân tiếp nhận một chất ức chế TNF-alpha so với bệnh nhân tiếp nhận thuốc chống viêm khớp cải thiện bệnh không phải chất sinh học (non-biological disease-modifying antirhumatic drugs: DMARDs) [5]. Nguy cơ cao nhất trong những tháng đầu sau khi bắt đầu điều trị thuốc ức chế TNF-alpha. Staphylococcus aureus là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm khớp nhiễm khuẩn trong cả hai nhánh nghiên cứu, nhưng ở nhánh bệnh nhân được điều trị thuốc ức chế TNF-alpha, một số trường hợp gây ra bởi các sinh vật hiếm khi gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn (Listeria spp, Salmonella spp, và Pseudomonas aeruginosa). (See "Tumor necrosis factor-alpha inhibitors: Risk of bacterial, viral, and fungal infections", section on 'Septic arthritis'.)
4.NHIỄM HIV
4.1. Bệnh sinh HIV- Mặc dù nhiều năm điều trị bằng thuốc kháng virus cho các bệnh nhân nhiễm HIV, thì nồng độ HIV trong máu ở mức độ thấp tồn tại trong các nơi chứa tế bào tiềm ẩn, do đó, HIV RNA bị ức chế, nhưng rồi nhanh chóng hồi phục khi ngưng điều trị. Trong các dữ liệu ống nghiệm hiện nay chứng minh rằng trong khi các thuốc kháng HIV, chẳng hạn như tenofovir và efavirenz, có hiệu lực chống lại vi rút nằm ngoài tế bào, mà thuốc chỉ có tiềm năng nhỏ nhoi chống lại sự lây lan HIV từ tế bào này đến tế bào khác [6]. Cơ chế này có thể giải thích một cách thức trong đó HIV trốn thoát sự tiêu diệt của thuốc điều trị. (See "Immunology of HIV-1 infection", section on 'Latent reservoir'.)
4.2. Điều trị HIV- Rilpivirine là một chất nonnucleoside mới ức chế enzyme sao chép ngược (NNRTI) để điều trị nhiễm HIV. Hai thử nghiệm ngẫu nhiên (ECHO và THRIVE) so sánh tính hiệu quả và an toàn của rilpivirine với efavirenz ở bệnh nhân nhiễm HIV chưa được điều trị trước đây, tất cả bệnh nhân cũng được nhận hai thuốc nucleoside ức chế enzyme sao chép ngược (NRTIs) [7,8]. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân đạt được sự ức chế virus đã được so sánh trong hai nghiên cứu tổng thể, các bệnh nhân với tải lượng virus trong máu cao (> 100.000 copies/mL) trong nhóm rilpivirine thì tăng nguy cơ thất bại đáp ứng virus và kháng thuốc. Vì các lý do này, rilpivirine nên được xem xét như là thuốc thay thế và chỉ nên được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV chưa được điều trị kháng virus trước đó với một tải lượng virus < 100.000 copies/mL vào lúc bắt đầu điều trị. (See "Selecting antiretroviral regimens for the treatment naive HIV-infected patient", section on 'Rilpivirine (Edurant)' and "Clinical trials of HIV antiretroviral therapy: Non-nucleoside reverse transcriptase inhibitors", section on 'Efavirenz versus rilpivirine' and "Primer on interpretation of HIV drug resistance testing", section on 'Non-nucleoside reverse transcriptase inhibitors (NNRTIs)'.)
4.3. HIV kháng thuốc– Kiểm định kháng thuốc HIV chuẩn phát hiện kháng thuốc liên quan đến các đột biến mà có mặt trong ít nhất 15% - 25% quần thể virus, nhưng không được phát hiện các biến thể kháng thuốc tần số thấp. Trong một phân tích gộp của 10 nghiên cứu đã sử dụng các xét nghiệm kháng thuốc siêu nhạy, nguy cơ thất bại về đáp ứng của virus đã tăng gấp ba lần trong số các bệnh nhân nhiễm HIV, là những người đã mang các biến thể virus tần số thấp trước khi điều trị [9]. (See "Primer on interpretation of HIV drug resistance testing", section on 'Non-nucleoside reverse transcriptase inhibitors (NNRTIs)'.)
4.4. Điều trị HIV để dự phòng- Thuật ngữ "Những cặp vợ chồng có kết quả xét nghiệm HIV huyết thanh phân ly" dùng để gọi một cặp vợ chồng đang thời kỳ hoạt động tình dục, trong đó một người có HIV-huyết thanh (+) còn người kia không bị nhiễm HIV. Một thử nghiệm quốc tế đánh giá xem liệu rằng điều trị cho người bị nhiễm HIV (lượng CD4 từ 350 - 550 TB/mm3) sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người kia chưa bị nhiễm bệnh trong các cặp vợ chồng có xét nghiệm huyết thanh về HIV phân ly [10]. Những cặp vợ chồng này được qui định ngẫu nhiên để dùng "ART sớm" (bắt đầu điều trị HIV tại lúc tham gia vào nghiên cứu) hoặc "ART bị trì hoãn" (bắt đầu điều trị HIV khi CD4 giảm xuống < 250 TB/mm3 hoặc sau khi có một bệnh liên quan đến AIDS). Sau 1,7 năm theo dõi, Hội đồng Giám sát Dữ liệu và An toàn đã khuyến cáo rằng thử nghiệm này phải được dừng lại vì "ART sớm" có liên quan với giảm 96% biến cố lây truyền HIV so với dùng thuốc "ART trì hoãn." Các tác dụng lâm sàng ngoại ý tương tự nhau ở cả hai nhánh nghiên cứu. (See "HIV treatment as prevention", section on 'Clinical management of HIV serodiscordant couples'.)
4.5. Dự phòng trước phơi nhiễm trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV- Một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng – placebo (FEM-Prep) được thiết kế để đánh giá sự an toàn và hiệu quả của emtricitabine/tenofovir dùng hàng ngày để phòng ngừa lây nhiễm HIV cho phụ nữ quan có hệ tình dục khác giới ở châu Phi [11]. Tuy nhiên, nghiên cứu đã dừng lại khi một đánh giá tạm thời cho thấy không có bằng chứng về hiệu quả bảo vệ. (See "Pre-exposure prophylaxis against HIV infection", section on 'Clinical data in women who have sex with men'.)
5. NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
5.1. Thuốc chủng ngừa bệnh sốt rét - thuốc chủng ngừa bệnh sốt rét dự tuyển RTS,S/AS01 sơ bộ cho thấy hiệu quả hứa hẹn trong một nghiên cứu tiếp tục ở giai đoạn 3 [12]. Đây là một loại vắc-xin mang chất hổ trợ (adjuvanted) có chứa một protein của Plasmodium falciparum ở giai đoạn circumsporozoite được liên hợp với kháng nguyên bề mặt viêm gan B. Các kết quả sơ bộ một năm sau tiêm chủng cho trẻ em từ 5 - 17 tháng tuổi với ba liều vắc-xin đã chứng minh giảm 50,4% tỷ lệ mới mắc bệnh sốt rét và giảm 44,5% tỷ lệ mới mắc sốt rét nặng. Hiệu quả này tạo ra cho trẻ con (6 - 12 tuần tuổi), quần thể đích của thuốc chủng này, sẽ không được báo cáo vào năm sau, và các kết quả đầy đủ sẽ có sẵn vào năm 2014. Mặc dù nghiên cứu thời gian lâu hơn cũng cần thiết để đánh giá vai trò của thuốc chủng này đối với y tế công cộng, do đó đến nay các kết quả đầy hứa hẹn. Báo cáo cuối cùng của kết quả và theo dõi sau khi tiêm chủng tăng cường nhắc lại đang được chờ đợi. (See "Epidemiology, prevention and control of malaria in endemic areas", section on 'Vaccine development'.)
6. VIÊM PHỔI
6.1. Theo dõi X- quang phổi đối với viêm phổi mắc phải ở cộng đồng- Ở các bệnh nhân bị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP), các dữ liệu X-quang phổi thường rõ nét chậm hơn so với các biểu hiện lâm sàng. Ở một số bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cần chỉ định một phim phổi để theo dõi về bằng chứng của sự khỏi và loại trừ một bệnh ác tính tiềm ẩn bên dưới, nhưng sẽ không cần thiết trong đa số bệnh nhân. Trong một nghiên cứu tiến cứu dựa trên dân số lớn của các bệnh nhân viêm phổi cộng đồng, mới ung thư phổi được chẩn đoán trong vòng 90 ngày kể từ ngày có sự hiện diện của viêm phổi mắc tại cộng đồng ở 1,1% bệnh nhân và trong vòng 5 năm ở 2,3% [13]. Một phân tích đa biến, các đặc tính mạnh nhất có liên quan với ung thư phổi là độ tuổi > 50 tuổi, các yếu tố nguy cơ khác là nam giới và hút thuốc lá. Trong số những bệnh nhân khỏi về lâm sàng sau khi điều trị viêm phổi mắc tại cộng đồng, chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi việc chụp x-quang phổi chặt chẽ cho bệnh nhân > 50 tuổi, theo dõi x-quang phổi đặc biệt quan trọng đối với nam và người hút thuốc ở nhóm tuổi này. Khi được chỉ định, chúng tôi đề nghị theo dõi x-quang phổi được thực hiện từ 7 đến 12 tuần sau khi điều trị. (See "Treatment of community-acquired pneumonia in adults who require hospitalization", section on 'Follow-up chest radiograph'.)
7. Y TẾ TOÀN CẦU
7.1.Tử vong do HIV ở Uganda- Trong một nghiên cứu thuần tập tương lai > 22.000 bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus ở Uganda, tuổi thọ tương đương với mức trung bình quốc gia, mặc dù việc sử dụng các phác đồ điều trị ít hiệu lực và độc hại hơn so với những người sử dụng nguồn lực phong phú [14]. (See "The impact of antiretroviral therapy on morbidity and mortality of HIV infection in resource-limited settings", section on 'Effect of antiretroviral therapy on mortality'.)
7.2. Một vắc-xin chống não mô cầu nhóm huyết thanh A ở châu Phi– Các vụ dịch bệnh do não mô cầu trong vành đai viêm màng não cận sa mạc Sahara châu Phi là do phổ biến nhất do nhóm huyết thanh A gây ra (hình 1). Trong hai nghiên cứu đánh giá một vắc xin não mô cầu nhóm huyết thanh A liên hợp so với một loại vắc-xin chống viêm màng não polysaccharide hóa trị bốn chống lại các nhóm huyết thanh A, C, W135, và Y ở trẻ em và người lớn ở châu Phi, vắc-xin liên hợp đã có miễn dịch tốt hơn so với não mô cầu nhóm A so với các loại vắc-xin polysaccharide [15]. (See "Meningococcal vaccines", section on 'Serogroup A conjugate vaccine'.)
8. BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
8.1. Giang mai- Trong năm 2004, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã ước tính khoảng 64% của tất cả các trường hợp của bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát đã xảy ra trong số đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM). Hơn nữa, dữ liệu năm 2005-2008 cho thấy rằng tỷ lệ bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát có thể được tăng lên không tương xứng giữa người da đen và gốc người Tây Ban Nha quan hệ tình dục đồng tính nam so với người da trắng cùng tình trạng [16]. (See "Pathogenesis, clinical manifestations, and treatment of early syphilis", section on 'Epidemiology'.)
9. BỆNH LÂY TRUYỀN DO VE - MÒ (TICK)
9.1. Ehrlichia - Một loài Ehrlichia mới đã được xác định ở 4 bệnh nhân từ bang Wisconsin và Minnesota đã bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, và giảm bạch cầu lymphô [17]. Những dữ liệu dịch tễ học này quan trọng vì bệnh do ehrlichia chưa từng được mô tả trước đây trong các khu vực địa lý này. (See "Human ehrlichiosis and anaplasmosis", section on 'Epidemiology'.)
10. CHỦNG NGỪA
10.1. Thuốc chủng ngừa não mô cầu ở trẻ 9-23 tháng tuổi- Trong tháng 6 năm 2011, Ủy ban Tư vấn về Thực hành Miễn Dịch (ACIP) của CDC ở Hoa Kỳ đã bỏ phiếu giới thiệu việc sử dụng thuốc chủng Menactra ® ở trẻ em 9-23 tháng tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh do não mô cầu, bao gồm cả những người thiếu thành phần bổ thể (properdin, Yếu tố D, Yếu tố H, và các thành phần bổ thể cuối cùng (từ C5 đến C9), những người trong nhóm có nguy cơ được xác định đối với cho một vụ dịch ở cộng đồng hoặc một cơ sở tập trung người nào đó, và những người đi du lịch đến một khu vực nơi mà bệnh dịch não mô cầu đang xảy ra hoặc lưu hành (Bảng 1) [18]. ACIP không khuyến cáo dùng Menactra ® cho trẻ em từ 9 - 23 tháng tuổi có bệnh hồng cầu liềm hoặc không có lách. (See "Meningococcal vaccines", section on 'In infants and children from 9 to 23 months'.)
10.2. Thuốc chủng ngừa cúm
10.2.1. Vắc-xin tiêm trong da - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ đã thông qua một công thức vắc-xin cúm bất hoạt tiêm trong da dành cho các cá nhân 18 - 64 tuổi [19]. Vắc-xin này sử dụng 1/5 số lượng kháng nguyên vắc xin thông thường và được chuyển giao bằng cách dùng một kim siêu nhỏ dài 1,5 mm [20]. Nó sẽ được cung cấp một liều thuốc chủng duy nhất, ống tiêm không cần bảo quản và lần đầu tiên sẽ có mặt ở Mỹ trong mùa cúm 2011-2012. Vắc-xin này có thể được dùng như là một thuốc chủng thay thế cho các loại vắc-xin bất hoạt khác, nhưng Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa đã không nói về sự ưu tiên của loại vắc-xin này so với các vắc-xin bất hoạt chuẩn [21]. (See "Seasonal influenza vaccination in adults", section on 'Vaccine formulation'.)
10.2.2. Bệnh nhân bị dị ứng với trứng - Bởi vì vắc-xin cúm hiện đang được sử dụng được chế biến từ các loại virus phát triển trong trứng, một lượng nhỏ protein trứng có mặt trong các loại vắc-xin này. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Ủy ban Tư vấn và Thực hành Chủng ngừa (ACIP) của CDC, và Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) ở Hoa Kỳ đã bỏ các chống chỉ định tương đối đối với việc quản lý thuốc chủng ngừa cúm bất hoạt hóa trị ba ( TIV) ở các bệnh nhân bị dị ứng với trứng, vì dữ liệu cho thấy rằng thuốc chủng an toàn ở những người bị dị ứng với trứng [21-23]. Bắt đầu với mùa cúm 2011-2012, các tổ chức này đặc biệt khuyên rằng các bệnh nhân bị dị ứng với trứng sẽ nhận TIV với một số biện pháp phòng ngừa (ví dụ, một thời gian giám sát sau khi chủng và sự sẵn có của nhân viên, thuốc men, và các thiết bị hồi sức để điều trị chứng dị ứng tiềm năng). Những cá nhân với một tiền sử phản ứng không nghiêm trọng hơn so với phát ban sau khi ăn trứng có thể nhận được TIV tại văn phòng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cá nhân có tiền sử phản ứng nặng hơn gợi ý phản ứng phản vệ (gồm phù mạch hoặc có các triệu chứng tim mạch, hô hấp, hoặc tiêu hóa) sau khi ăn trứng nên được giới thiệu đến một chuyên gia dị ứng để tiếp nhận TIV. Vắc – xin cúm sống giảm độc lực (LAIV) không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân bị dị ứng với trứng vì tính an toàn của nó ở các bệnh nhân như thế chưa được đánh giá. (See "Influenza vaccination in individuals with egg allergy", section on 'Options for testing and administration'.)
11. MYCOBACTERIA
11.1. Chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em – Xét nghiệm GeneXpert MTB/RIF là một xét nghiệm khuếch đại axit nucleic được tự động hóa mà có thể xác định đồng thời vi khuẩn lao và vi khuẩn lao kháng rifampin. Thử nghiệm này được biết đến có độ nhạy tuyệt vời để phát hiện M. tuberculosis ở người lớn, và gần đây đã được hiển thị để thực hiện tốt hơn đáng kể so với phương pháp soi kính hiển vi để phát hiện bệnh lao ở trẻ em, đặc biệt là khi hai mẫu nghiệm được kiểm tra [24]. (See "Tuberculosis disease in children", section on 'Rapid testing' and "Diagnosis of tuberculosis in HIV-negative patients", section on 'GeneXpert test'.)
11.2. Điều trị bệnh lao tiềm tàng ở các bệnh nhân nhiễm HIV - Trong một thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở Nam Phi, 1148 bệnh nhân nhiễm HIV, người đã có một thử nghiệm tuberculin da dương tính và lượng CD4+ trung vị 484 TB/mm3 được phân bố ngẫu nhiên một trong bốn nhánh điều trị: dùng rifapentine + isoniazid/tuần trong 12 tuần, rifampin + isoniazid hai lần/tuần trong 12 tuần, isoniazid/ ngày kéo dài đến 6 năm (tức là "isoniazid liên tục"), hoặc với một nhóm kiểm soát bằng isoniazid/ngày kéo dài trong 6 tháng [25]. Tỷ lệ mới mắc bệnh lao hoạt động hoặc tử vong tương tự trong tất cả các nhóm. Các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng đã được phổ biến hơn ở nhánh dùng isoniazid liên tục. (See "Treatment of latent tuberculosis infection in HIV-infected patients", section on 'Clinical trials of latent TB treatment in HIV-infected patients'.)
12. NHIỄM VIRUS KHÔNG HIV
12.1. Vắc-xin Human papillomavirus - Một nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện để đánh giá xu hướng biến đổi bất thường cổ tử cung trong số các phụ nữ sống ở tiểu bang Victoria, nước Úc [26]. Năm 2007, sau khi giới thiệu một chương trình chủng ngừa sử dụng các thuốc chủng ngừa hóa trị phòng virus papilloma ở người (HPV) trong số phụ nữ tuổi từ 12 đến 26, một sự suy giảm tạm thời đáng kể về tỷ lệ mới mắc về bất thường cổ tử cung mức độ cao đã được quan sát trong số các em gái ≤ 18 tuổi. (See "Epidemiology of human papillomavirus infections", section on 'Effect of HPV vaccine'.)
13. HỘI CHỨNG MỆT MỎI MÃN TÍNH
13.1. Thiếu sự liên quan đến retrovirus- Một số nghiên cứu đã không tìm thấy bằng chứng nhiễm retrovirus, hoặc vi rút liên quan đến vi-rút gây bệnh bạch cầu ở chuột (XMRV) hoặc virus liên quan, vi rút gây bệnh bạch cầu chuột (MLV) ở những bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS), mặc dù một sự liên quan như vậy đã từng được báo cáo trước đây. Cuộc điều tra toàn diện nhất cho đến nay là một nghiên cứu đa phòng thí nghiệm trong đó máu được thu thập từ 15 cá nhân trước đây báo cáo là XMRV- hoặc MLV-dương tính, 14 người trong số họ đã mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính, và từ 15 nhà cho máu khỏe mạnh được xác định trước đó là âm tính với các vi rút này [27]. Những mẫu này đã được gửi theo một cách thức mù đến 9 phòng thí nghiệm. Chỉ có 2 phòng thí nghiệm báo cáo có bằng chứng của XMRV hoặc MLV, kết quả mẫu tái tạo trong các phòng thí nghiệm này cho thấy sự bất đồng nhất và tỷ lệ dương tính tương tự trong các đối tượng mắc chứng mệt mỏi mãn tính và nhóm chứng không mắc hội chứng. (See "Clinical features and diagnosis of chronic fatigue syndrome", section on 'XMRV and MLV'.)
REFERENCES
4. FDA Drug Safety Communication: drug labels for the tumor necrosis factor-alpha (TNFα) blockers now include warnings about infection with Legionella and Listeria bacteria. http://www.fda.gov/Drugs/DrugSafety/ucm270849.htm (Accessed on September 07, 2011).
12. First Results of Phase 3 Trial of RTS,S/AS01 Malaria Vaccine in African Children. N Engl J Med 2011.
19. US Food and Drug Administration. May 9, 2011. Approval Letter - Fluzone Intradermal. http://www.fda.gov/BiologicsBloodVaccines/Vaccines/ApprovedProducts/ucm255160.htm (Accessed on May 24, 2011).
20. Sanofi Pasteur Press Release. FDA Licenses Sanofi Pasteur’s New Influenza Vaccine Delivered by Intradermal Microinjection. http://multivu.prnewswire.com/mnr/sanofipasteur/49833/ (Accessed on May 24, 2011).
23. National Institute of Allergy and Infectious Diseases: Updated recommendations on influenza vaccine and people with egg allergy. http://www.niaid.nih.gov/topics/vaccines/research/Pages/eggAllergy.aspx (Accessed on September 20, 2011).
(Theo What's new in infectious diseases, tác giả Elinor L Baron, MD, DTMH; Barbara H McGovern, MD; Anna R Thorner, MD)