PIVKA-II (DCP - Des-γ-carboxy prothrombin) là một xét nghiệm rất có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng ung thư biểu mô tế bào gan đang được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Tổng quan
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là loại ung thư phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới và chiếm hơn 90% ung thư gan nguyên phát. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây tử vong do ung thư ở nam giới và nguyên nhân phổ biến thứ 6 ở nữ giới trên toàn thế giới. Các yếu tố nguy cơ chính phát triển ung thư gan là nhiễm virut viêm gan mạn tính chủ yếu viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) thể hiện bởi mối tương quan chặt chẽ giữa tần suất HCC và viêm gan B và C mạn tính. Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán ung thư gan dựa vào sinh thiết gan. Tuy nhiên do nhiều hạn chế của sinh thiết gan như gây đau, khó chịu với bệnh nhân, kết quả phụ thuộc người làm kĩ thuật và người đọc bệnh phẩm,... nên trong thực hành lâm sàng hiện nay, ngoài sinh thiết gan, các bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào hình ảnh điển hình trong chụp cắt lớp vi tính hoặc kết hợp giữa các chẩn đoán hình ảnh khác và kết quả sinh hóa máu như các dấu ấn sinh học như: AFP (alpha-fetoprotein), AFP-L3%, PIVKA II, ...
Giá trị của xét nghiệm PIVKA-II
PIVKA‑II (Des‑γ‑carboxy prothrombin - DCP) sản phẩm bất thường của prothrombin do rối loạn sự carboxyl hóa của gan trong quá trình tạo thành thrombogen. Trong ung thư tế bào gan nguyên phát, sự chuyển dạng này bị cản trở do carboxylase bị ức chế, dẫn đến sự tích lũy của PIVKA II. PIVKA‑II huyết thanh được phát hiện có độ nhạy là 48‑62 %, độ đặc hiệu là 81‑98 %, và độ chính xác là 59‑84 % trong chẩn đoán HCC trong một số nghiên cứu, hầu hết từ nghiên cứu đoàn hệ Châu Á. Trong một nghiên cứu so sánh PIVKA‑II, AFP và AFP‑L3%, PIVKA‑II cho thấy sự vượt trội đáng kể so với các xét nghiệm khác trong phân biệt ung thư gan nguyên phát từ xơ gan (độ nhạy 86 % và độ đặc hiệu 93%). PIVKA‑II là một yếu tố tiên lượng độc lập sự hiện diện của HCC và là một dấu ấn sinh học tốt hơn AFP trong phân biệt giữa tổn thương tân sinh và không phải tân sinh ở bệnh nhân xơ gan với bằng chứng siêu âm ban đầu nghi ngờ các nốt trong gan.
Chỉ định
Phương pháp phân tích
Mẫu bệnh phẩm và bảo quản
- Mẫu bệnh phẩm:
Huyết thanh được lấy bằng cách sử dụng các ống chuẩn lấy mẫu hoặc các ống chứa gel tách. Huyết tương chống đông bằng Li‑heparin, K2‑EDTA và K3‑EDTA
- Bảo quản: mẫu ổn định trong 5 ngày ở 20 – 25oC, 14 ngày ở nhiệt độ 2 – 8°C, 12 tuần ở nhiệt độ -20°C (± 5oC). Mẫu có thể được rã đông 3 lần.
Ths. BS Phan Thị Thanh Nhàn
Khoa Sinh hoá - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Tài liệu tham khảo