Trang chủ / Tin tức / So sánh các kết quả điều trị thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao ở quần thể trẻ em tại các nước có nguồn lực hạn chế với các nước phát triển

So sánh các kết quả điều trị thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao ở quần thể trẻ em tại các nước có nguồn lực hạn chế với các nước phát triển

31/07/2012 16:15     3,034      4,772     

Vấn đề: Chưa từng thực hiện sự so sánh chính thức giữa các kết quả sau điều trị với thuốc kháng virus sao chép ngược hoạt tính cao (HAART)ở trẻ em tại các quốc gia nguồn lực hạn chế và phát triển.

 

Mục tiêu: Để định lượng một cách hệ thống và so sánh các đặc điểm chính lúc bắt đầu và các điểm kết thúc lâm sàng sau HAART giữa các quốc gia có nguồn lực hạn chế và phát triển.
 
Phương pháp: Các bài báo và các bản tóm tắt đã được công bố (Hiệp hội AIDS Quốc tế năm 2009, Hội nghị về Retrovirus và Nhiễm trùng Cơ hội năm 2010) đã được kiểm tra từ khi thành lập (xuất bản đầu tiên có sẵn đối với mỗi công cụ tìm kiếm) cho đến tháng 3 năm 2010. Các ấn phẩm có chứa dữ liệu về tử vong sau HAART, cân bằng về độ tuổi với điểm số Z (Z-score) (WAZ), số lượng tế bào CD4, hoặc tải lượng virus (VL) thay đổi trong quần thể trẻ em đã được xem lại. Các nghiên cứu được lựa chọn phù hợp với các tiêu chuẩn sau đây: (1) bệnh nhân trẻ hơn 21 tuổi; (2) HAART đã được dùng cho bệnh nhân (3 thuốc kháng vi rút); và (3) có 20 bệnh nhân. Dữ liệu được trích dẫn về tuổi ngay lúc bắt đầu, số lượng CD4, VL, WAZ, và tỷ lệ tử vong, CD4 và sự ức chế virus theo thời gian. Các nghiên cứu được phân loại như đã được thực hiện ở một nước có nguồn lực hạn chế (RLC) hoặc nước đã phát triển (DC) trên cơ sở sự chỉ định của Liên Hiệp Quốc. Tỷ lệ tử vong trung bình trên mỗi nghiên cứu thuần tập (đoàn hệ) và tỷ lệ tử vong/100 trẻ em-năm, đếm số lượng CD4 vào lúc bắt đầu điều trị, VL, WAZ, và tuổi được tính toán đối với các nước có nguồn lực hạn chế và các nước đã phát triển và đã so sánh bằng cách sử dụng t – test đối với các mẫu độc lập.

Kết quả: Bốn mươi ấn phẩm của các nước có nguồn lực hạn chế  và 28 ấn phẩm của các nước phát triển đã được lựa chọn (N = 17.875 của RLCs; N = 1.835 của DC). Tỷ lệ tử vong trung bình mỗi nghiên cứu thuần tập và số chết trung bình/100 trẻ em-năm sau HAART cao hơn có ý nghĩa ở các RLCs so với ở các DCs (tương ứng 7,6 so với 1,6; P < 0,001; và tương ứng 8,0 so với 0,9; P < 0,001). Tỷ lệ CD4 phần trăm trung bình vào lúc bắt đầu điều trị là 12% ở các RLCs và 23% ở các DCs (P = 0,01). VLs trung bình lúc bắt đầu điều trị là 5,5 log10 copies so với 4,7 log10 copies/mL ở các RLCs so với ở các DCs (P < 0,001).

Kết luận: Tỷ lệ phần trăm CD4 lúc bắt đầu điều trị và VL khác nhau rõ rệt giữa các DCs và các RLCs, cũng như tỷ lệ tử vong trẻ em sau khi HAART. Do đó việc mong muốn chẩn đoán và điều trị sớm hơn cho trẻ em nhiễm HIV ở các nước có nguồn lực hạn hẹp sẽ tạo được kết quả về HAART tốt hơn.

 

Tài liệu tham khảo

Elizabeth Peacock-Villada, Barbra A. Richardson and Grace C. John-Stewart. (2011). Post-HAART Outcomes in Pediatric Populations: Comparison of Resource-Limited and Developed Countries. DOI: 10.1542/peds.2009-2701. Pediatrics 2011;127;e423; originally published online January 24, 2011;

Bs. Phan Quận

Facebook a Comment