Vấn đề nghiên cứu: Viêm gan siêu vi C ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số thế giới.Điều trị chuẩn hiện nay đối với bệnh viêm gan C là kết hợp pegylated interferon và ribavirin. Khoảng 10% bệnh nhân ngừng điều trị và xấp xỉ 30% bệnh nhân cần phải giảm liều vì tác dụng phụ của thuốc. Đối với bệnh nhân nhiễm HCV genotype 1, chỉ có 40% bệnh nhân sẽ đạt được không thể phát hiện tải lượng virus sau 26 tuần điều trị
Mục tiêu: Mục tiêu của tổng quan này là nhằm xác định các phương pháp điều trị mới trong các thử nghiệm lâm sàng. Thuốc gồm boceprevir và telaprevir mà chúng đã đượcsử dụng thường qui trong lâm sàng và một phần công thức trong các hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh Gan Hoa Kỳ (AASLD) năm 2011, cũng như các loại thuốcđược dựa lên các nghiên cứu quan sát, cải thiện/điều chỉnh các chế độ điều trị bằngribavirin hoặc interferon, biến đổi các đáp ứng của vật chủ và cuối cùng là sử dụng các thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp (DAA).
Vật liệu và phương pháp: Cơ sở dữ liệu MEDLINE và EMBASE được tìm kiếm từnăm 2008 đến 2011 về những cách thức điều trị viêm gan C. Ngoài ra, còn thu thập các tài liệu thích hợp là các bản tóm tắt và trình bày áp phích trong các hội nghị hàng năm của Hiệp hội Nghiên cứu về Gan châu Âu, AASLD, Tuần báo Bệnh Tiêu hóa và Hiệp hộinghiên cứu về gan Châu Á Thái Bình Dương.
Kết quả: Tất cả bốn lớp thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp; các chất ức chế serinNS3/NS4a, các chất ức chế cyclophilin, các chất ức chế protease NS5b và các chất ức chế NS5a, cho thấy đạt được các tỷ lệ thành công tốt đẹp. Các thử nghiệm đã được thực hiện mà không có ribavirin hoặc interferon và thể hiện tốt hoạt tính kháng virusvới việc giảm được các tác dụng phụ. Sự kết hợp các thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp là một lãnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn với một tỷ lệ thành công cao.
Kết luận: Thử nghiệm lâm sàng cho thấy tương lai điều trị bệnh viêm gan C có thể được cá thể hoá, đạt được tỷ lệ thành công cao hơn với việc giảm được các sự cố bất lợi.
Tài liệu tham khảo
Lee, L. Y.; Tong, C. Y.W.; Wong, T.; Wilkinson, M.(2012). New therapies for chronic hepatitis C infection: a systematic review of evidence from clinical trials. International Journal of Clinical Practice, Volume 66, Number 4, 1 April 2012 , pp. 342-355(14). DOI: http://dx.doi.org/10.1111/j.1742-1241.2012.02895.x