Xác định nguyên nhân tử vong bằng khám nghiệm tử thi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức y học, cải thiện thực hành lâm sàng và tăng cường sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ khám nghiệm tử thi đang giảm dần trên toàn thế giới, và ở Việt Nam, số ca được khám nghiệm tử thi mỗi năm rất ít, đa phần là để phục vụ cho pháp y.
Xác định nguyên nhân tử vong bằng khám nghiệm tử thi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức y học, cải thiện thực hành lâm sàng và tăng cường sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ khám nghiệm tử thi đang giảm dần trên toàn thế giới, và ở Việt Nam, số ca được khám nghiệm tử thi mỗi năm rất ít, đa phần là để phục vụ cho pháp y. Có nhiều nguyên nhân làm giảm tỷ lệ khám nghiệm tử thi nhưng chủ yếu có 3 nhóm nguyên nhân chính sau: (1) nhiều bệnh nhân tử vong ngoài sự kiểm soát của hệ thống y tế, (2) thiếu cơ sở vật chất hoặc các chuyên gia để thực hiện khám nghiệm, (3) mọi người không ủng hộ cho việc khám nghiệm tử thi do phong tục tập quán, do tôn giáo, hoặc do cảm xúc cá nhân. Do đó, việc xác định lý do từ chối khám nghiệm tử thi và tìm cách để khám nghiệm tử thi dễ được chấp nhận hơn bởi người nhà của người đã khuất là những việc rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Anh/chị được mời tham gia vào một nghiên cứu của Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng từ Đại học Oxford và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về nhận thức của cá nhân đối với việc khám nghiệm tử thi tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này để tìm hiểu suy nghĩ và thái độ của người dân đối với việc khám nghiệm tử thi nói chung và với một phương pháp xác định nguyên nhân tử vong mới có tên gọi khám nghiệm tử thi xâm lấn tối thiểu (Minimally Invasive Autopsy – MIA). MIA sử dụng các ống kim rỗng để thu lấy các mảnh nội tạng nhỏ và các loại dịch trong cơ thể người để tìm ra nguyên nhân tử vong. Phương pháp này có thể sẽ dễ chấp nhận hơn đối với gia đình của người đã khuất và tăng số ca khám nghiệm mỗi năm vì nó hạn chế làm biến dạng cơ thể của người đã khuất cũng như không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Việc tham gia nghiên cứu của anh/chị là hoàn toàn tự nguyện. Nếu anh/chị có câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan đến nghiên cứu, xin hãy liên hệ với người chịu trách nhiệm - TS. BS. Tạ Thị Diệu Ngân.
Click vào đây để tham gia nghiên cứu
TS. BS. Tạ Thị Diệu Ngân
Email: dr.dieungan@gmail.com
SĐT: 0936436088