Theo một nghiên cứu mới đã được công bố trên Tạp chí của Hội Y học Hoa Kỳ, thai phụ dùng viên thuốc mang folic acid trước và suốt quá trình mang thai kih sinh con ít mắc chứng tự kỷ. Theo như báo cáo của Brian Williams trên NBC. Sau đây chúng tôi xin các bạn theo dõi nội dung bài viết
Phụ nữ dùng thêm folic acid trước khi mang thai, cũng như trong giai đoạn mang thai sớm, có thể giảm nguy cơ sinh ra một đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ, theo như một nghiên cứu mới đây.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 85.176 trẻ được sinh ra giữa năm 2002 và 2008 trong thời gian 3 đến 10 năm để xác định liệu rằng việc dùng thêm folic acid của mẹ chúng đã ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển rối loạn của chứng tự kỷ hay không. Các nhà nghiên cứu này đã tập trung vào các phụ nữ đã từng dùng folic acid trong 4 tuần trước khi họ mang thai mãi cho đến 8 tuần sau khi họ bắt đầu mang thai.
Trẻ em trong nghiên cứu này có độ tuổi từ 3,3 đến 10,2 tuổi vào cuối thời kỳ theo dõi trong tháng 3 năm 2012. Các trẻ em này là phần của Nghiên cứu Thuần tập Chứng tự kỷ do Sinh đẻ, một tiểu tập hợp của Nghiên cứu Bà mẹ và Trẻ em Na Uy (MoBa).
Vào cuối thời kỳ theo dõi, 270 trẻ em đã từng được chẩn đoán với rối loạn của chứng tự kỷ: 114 trẻ với rối loạn tự kỷ (autistic disorder) (0,13%), 56 với hội chứng Asperger (Asperger Syndrome) (0,07%) và 100 mắc PDD-NOS, hoặc pervasive developmental disorder-not otherwise specified (0,12%). Phụ nữ dùng thêm folic acid trong thai kỳ sớm có 40% giảm nguy cơ có một trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ hơn là những phụ nữ đã không dùng thêm folic acid. Không giảm nguy cơ đã được cho thấy đối với hội chứng Asperger hoặc PDD-NOS.
Suốt quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thông tin một cách chi tiết về dùng thêm folic acid của mẹ mà đã được tập trung như là một phần của nghiên cứu MoBa. (Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, thực phẩm ở Na Uy đã không được cũng cố với folic acid, một loại vitamin nhóm B, vì vậy các chất hổ trợ phụ đã là chỉ nguồn dinh dưỡng của phụ nữ.)
Năm 2002, 43% phụ nữ tham gia trong nghiên cứu MoBa đã dùng thêm folic acid; gần năm 2008, 85% phụ nữ đã dùng thêm folic acid. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ đã bắt đầu dùng folic acid muộn hơn là được yêu cầu, và chỉ 1/2 đã bắt đầu trước khi họ mang thai.
Các nhà nghiên cứu này cũng đã điều tra liệu rằng dùng các chất hổ trợ khác suốt quá trình thai nghén sớm gồm các omega-3 fatty acids và dầu gan cá thu (cod liver oil), bị ảnh hưởng nguy cơ rối loạn tự kỷ, nhưng họ đã không tìm thấy sự kết hợp như thế.
Folic acid là một vitamin B cần cho sự tổng hợp DNA và sự tái tạo DNA. Nó giúp phòng ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh, bao gồm chứng spina bifida, trong các thai nhi đang phát triển. Folate, dạng folic acid có mặt trong tự nhiên được tìm thấy trong là rau xanh (green leafy vegetables), đậu hà lan (peas), đậu lăng (lentils), đậu hạt (beans), trừng, nấm men vàb gan. Ở Hoa Kỳ, các sản phẩm ngũ cốc, như lúa mạch, bột mì và bột ngũ cốc được tăng cường thêm folic acid.
Do vì có thể khó để lấy được đủ folate từ thực phẩm, the March of Dimes khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi mang thai cần dùng 400 micrograms (mcg) folic acid mỗi ngày từ một viên multivitamin. Thai phụ nên tiếp tục dùng 400 mcg folic acid suốt giai đoạn sớm của thai kỳ.
Một cách điển hình, ống thần kinh đóng lại 28 ngày sau khi thụ thai (conception) (mang thai tuần thứ 6), theo các nhà nghiên cứu này, và sự phát triển các cấu trúc cơ bản của não xảy ra ngày 15 đến ngày thứ 56 sau khi thụ thai (suốt tuần thai thứ 5 đến thứ 10)
Nghiên cứu mới chỉ cho thấy một sự kết hợp giữa việc dùng thêm folic acid và một sự giảm thấp nguy cơ rối loạn tự kỷ. Mà nó không thiết lập được một mối quan hệ nguyên nhân – hậu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia đã viết theo bài báo đã xuất bản rằng là "tiềm năng đối với một hổ trợ dinh dưỡng để làm giảm nguy cơ các rối loạn tự kỷ có tính chất gợi ý và phải được xác định trong các quần thể nghiên cứu khác."
Nghiên cứu này và ấn bản đã được công bố vào ngày 13 tháng 2 năm 2013 trên Tạp chí Hội Y học Hoa Kỳ.
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam, Biên tập theo Catherine Winters, MyHealthNewsDaily