Các vụ dịch tả xảy ra bất cứ lúc nào, cộng đồng y tế công cộng toàn cầu được tăng cường mạnh lên. Các chuyên gia đối mặt với các hướng dẫn để kiểm soát đã được điểm qua và tái phát hành, và các can thiệp mới và được thay đổi được đề xuất và nâng cao chất lượng.
Trong hai thập niên qua, những sự việc này đã xảy ra sau khi dịch tả xuất hiện ở châu Mỹ La tinh vào năm 1991, trong sự hồi tỉnh vụ diệt chủng ở Rwanda và tiếp theo cuộc khủng hoảng người tỵ nạn ở Zaire (bây giờ là Cộng Hòa Dân Chủ Congo) năm 1994, ở Zimbabwe năm 2008, và vào tháng 10 năm 2010, vào lúc khởi phát và tiếp tục vụ dịch ở Haiti (xem bài báo của Barzilay và cộng sự). Nhưng thậm chí lúc nó không có mặt trong tin tức hoặc được không được công chúng chú ý, dịch tả xảy ra đều đặn ở các nước đang phát triển, và số trường hợp bệnh báo cáo hàng năm đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tăng lên trong một số năm qua với hơn 1/2 triệu trường hợp bệnh và 7.816 trường hợp tử vong liên quan ở tất cả các vùng trong năm 2011 (xem bản đồ Các nước báo cáo về bệnh tả năm 2011).
Ngoài ra, các báo cáo này đã báo cáo con số đánh giá quá thấp với gánh nặng bệnh tả thực sự toàn cầu: WHO ước tính rằng 3 – 5 triệu ca bệnh và 100.000 – 200.000 ca tử vong do bệnh tả xảy ra hàng năm.
Trong số những phát triển mới nhất về kiểm soát bệnh tả là những khuyến cáo mà những kháng sinh đã được dùng cho bệnh nhân bị mất nước vừa phải, cũng như với bệnh nhân bị mất nước nặng (luôn luôn liên kết với uống nhiều nước điện giải hoặc bù nước bằng truyền tĩnh mạch), mà tất cả bệnh nhân được điều trị với kẽm, và rằng việc dùng 2 liều vaccine tả đường uống đã được cải thiện sẽ được mở rộng phạm vi. Vaccine này đã được dùng thành công trong các thử nghiệm thăm dò ở một số địa phương ở đó bệnh tả lưu hành và trong năm 2012, suốt vụ dịch ở Haiti và Guinea. Mới đây, WHO đã tán thành thiết lập một dự trữ vaccine để dùng khẩn cấp nhằm khuyến khích việc sản xuất một khối lượng lớn hơn với giá chi phí thấp. Những phát triển này được ân cần tiếp nhận thêm với phương tiện chống bệnh tả, nhưng những cán bộ y tế công cộng chuyên nghiệp biết rằng họ không nhấn mạnh đến vấn đề tiềm ẩn bên dưới.
Việc can thiệp tốt nhất cho việc kiểm soát bệnh tả lâu dài và đối với vấn đề đó, đối với vấn đề kiểm soát chủ yếu phần lớn bệnh tiêu chảy là chiến lược mà đã loại trừ dịch tả khỏi đất nước Hoa Kỳ và Bắc Âu từ lâu trước khi hoặc là kháng sinh được bán trên thị trường hoặc các vaccine hiệu quả hiện hữu. Sự phát triển và bảo quản nước và các hệ thống xử lý nước thải đã đảm bảo nước uống an toàn và thải chất thải an toàn đối với mọi người, tránh nước ô nhiễm vào nước uống, thực phẩm và môi trường. Chiến lược này không chỉ đã loại trừ được bệnh dịch tả mà cũng giảm đáng kể tỷ lệ tử vong liên quan đến các bệnh tiêu chảy do mọi nguyên nhân gây ra.
Có một số tiến bộ. Ở mức toàn cầu, tỷ lệ người thiếu sự tiếp cận bền vững với nước uống an toàn đã được giảm xuống gần hơn 1/2 kể từ năm 1990; rằng là mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), mà đã đạt được tiến bộ về mục tiêu vào năm 2015. Tuy nhiên, thành công này đã từng là gập gềnh và không công bằng. Chỉ có 63% người sống ở các nước phát triển ít nhất trên thế giới đã tiếp cận với việc cung cấp nước đã được cải thiện. Ở châu Phi, ở đó Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ này chưa từng được giải quyết, tỷ lệ là 61%. Đối với sự thải bỏ nước thải (hoặc vệ sinh), hình ảnh này thậm chí không sáng sủa: ở tỷ lệ tiến bộ hiện thời, Mục tiêu Phát triển của Thiên Niên kỷ sẽ không đạt được tiêu chí toàn cầu cho đến năm 2026, và 2,5 tỷ người vẫn sống không có các cơ sở vệ sinh đã được cải thiện một cách khiêm tốn, chẳng hạn như nhà vệ sinh được xây dựng đủ tiêu chuẩn. Thực sự là, gây ấn tượng sâu sắc, 15% dân số thế giới, hơn một tỷ người không có các cơ sở và tất cả và vẫn đại tiện bất kỳ khu vực nào do không có nhà xí.
Đảm bảo nước an toàn và tình trạng vệ sinh được cải thiện là một vấn đề cần giải quyết hết sức khó khăn. Những vấn đề về kỹ thuật là nhiều lần — đô thị hóa nhanh chóng và sự tăng trưởng nhiều thành phố hết sức to lớn đang bỏ xa các công trình cấp nước thành phố đang hiện có, mà không thể duy trì với nhu cầu xây dựng và bảo trì. Ở khu vực nông thôn, việc xử lý nước uống với các giải pháp điểm tiếp cận và điểm sử dụng, gồm sát khuẩn bằng hòa chất và bằng ánh sáng mặt trời và sự dự trữ nước an toàn tại nhà, phải được mở rộng thêm nữa như là một biện pháp tạm thời hướng tới việc cung cấp tiếp cận các nguồn nước an toàn. Chi phí cho việc cải thiện và bảo trì hạ tầng cơ sở để phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ có thể đang làm nãn lòng, lệ thuộc vào các kỹ thuật được sử dụng; một số các ước lượng đặt các khoản chi phí này tại mức > 50 tỷ đô la Mỹ/năm. Để minh chứng các khoản chi tiêu mà sẽ được yêu cầu, chúng ta cần phân tích chi phí – hữu dụng mà dựa lên các dữ liệu tốt nhất nếu có thể được, không chỉ các dữ liệu đang sẵn có. Những tính toán này nên biện minh cho những lợi ích trực tiếp giảm đi các bệnh tiêu chảy và kèm theo tỷ lệ tử vong và cũng như các lợi ích khác, chẳng hạn như dinh dưỡng của trẻ em được cải thiện và hạ thấp tỷ lệ nhiễm giun – sán, viêm gan, và các bệnh lây truyền qua đường phân – miệng khác.
Những trách nhiệm cá nhân và cộng đồng là vô cùng quan trọng. Các phương pháp cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng với sự tiếp cận được duy trì và việc sử dụng thích hợp các nguồn nước an toàn và các cơ sở vệ sinh được cải thiện sẽ phụ thuộc vào việc thay đổi hành vi có hiệu quả và các chiến lược truyền thông. Trong một số nơi, những thực hành văn hóa thâm căn cố đế và một tình trạng thiếu giáo dục có thể là những trở lực. Ý chí chính trị quốc tế, khu vực, quốc gia, và các quan chức địa phương cần được phát triển, cần được diễn tập và được duy trì. Không có sự ổn định nhanh chóng đối với việc cải thiện nước và vệ sinh; sự bình đẳng hoàn thiện sẽ là một lộ trình khó khăn và lâu dài, nhưng về những kết quả đối với con người, kinh tế, và xã hội sẽ chứng minh một cách chắc chắn việc đầu tư và nổ lực này.
Những thách thức này — những hạn chế về mặt kỹ thuật, chi phí, các thói quen về hành vi, và sự thiếu giáo dục và quyết tâm chính trị — phải được xem xét không chỉ những trở lực tuyệt đối với sự chuyển biến về phía trước mà khá hơn khi những vấn đề sẽ được giải quyết. Những phản đối tương tự đã được đưa ra trước khi những chương trình dũng cảm đã từng được đệ trình — lấy ví dụ, liên quan đến việc mở rộng sự tiếp cận điều trị bằng các thuốc kháng virus sao chép ngược đối với người nghèo ở các nước đang phát triển. Mặc dầu vẫn không thành công hoàn toàn cố gắng đó hiến cho một mô hình đối với việc cung cấp nước an toàn và vệ sinh được cải thiện. Vấn đề sống còn có tính nguyên tắc của việc điều trị đau ốm và con người đã được tiếp cận với thuốc men mà hiện có sẵn với một số người nhưng không phải với tất cả mọi người vì vậy nó không khác với vấn đề sống còn để cung cấp cho tất cả mọi người nước uống an toàn, việc loại bỏ nước thải, và thực phẩm mà không bị nhiễm với phân người. Hiện nay, các điều kiện này chỉ sẵn có cho một số người mà thôi.
Những gì được nói ở đây là những gì đã từng được nêu lên trước đây, thường là ở mức độ dài hơn và sâu hơn. Nhưng thông tin mang tính lặp lại, thường kỳ và chắc chắn. Bệnh tả, sợ hãi một cách đúng đắn cho cả việc mất mạng người một cách khủng khiếp mà bệnh này có thể gây ra cùng với sự hoảng loạn xuất hiện trong các quần thể dân cư bị ảnh hưởng thì nó nhiều như một triệu chứng của một bệnh. Đó là một triệu chứng của việc đầu tư thiếu thốn của cộng đồng phát triển toàn cầu trong việc đảm bảo sự tiếp cận đối với nước an toàn và vệ sinh được cải thiện — của việc cung cấp chỉ là giải pháp tạm thời đối với một vấn đề khó khăn. Vì sự lây truyền phân – miệng là phương cách nổi trội qua đó con người tiếp xúc với bệnh tả, tần số của ca bệnh tả trong thế kỷ 21 phản ánh sự kiện không thể bàn cãi rằng tình trạng hiện thời của sự phát triển để lại hơn một tỷ người nghèo và những con người cận nghèo nhất tại nguy cơ bị nhiễm phân trong thực phẩm và nước sinh hoạt của họ. Từ lâu đó là trường hợp khó để được thỏa mãn — cho dầu thành công thực sự đã từng được hoàn thiện — với tình trạng y tế công cộng ở các nước đang phát triển.
Tài liệu tham khảo
Ronald J. Waldman, M.D., M.P.H, Eric D. Mintz, M.D., M.P.H., and Heather E. Papowitz, M.D., M.P.H. (2013). The Cure for Cholera — Improving Access to Safe Water and Sanitation. N Engl J Med 2013; 368:592-594February 14, 2013DOI: 10.1056/NEJMp1214179
Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam