Trang chủ / Chuyên đề / ÁP XE GAN

ÁP XE GAN

17/08/2023 15:21     271      11,931     

  1. Bệnh áp xe gan là gì?

Áp xe gan là bệnh nhiễm trùng cấp tính tại gan bởi những căn nguyên vi sinh vật, hình thành những ổ mủ trong gan. Đây là bệnh thường gặp tại vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, liên quan đến thói quen ăn uống, cần phân biệt với nhiều bệnh lý như u gan.

  1. Nguyên nhân gây bệnh, đối tượng mắc bệnh áp xe gan?
  1. Nguyên nhân gây bệnh
  • Áp xe gan do vi khuẩn, thường là vi khuẩn đường ruột lây lan tới gan
  • Áp xe gan do kí sinh trùng (giun, sán): do ăn uống thực phẩm tái sống mang giun sán gây bệnh. Giun sán di chuyển có thể kéo theo vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đồng mắc.
  • Áp xe gan do nấm: thường trong bệnh cảnh nhiễm nấm toàn thân nặng, ít gặp.
  • Phân biệt áp xe gan: u gan, u máu, ung thư gan, u di căn gan.
  1. Đối tượng mắc bệnh
  • Người có thói quen ăn rau sống, thịt, cá chưa nấu chín có thể mang giun sán gây bệnh.
  • Người có bệnh lý nền: đái tháo đường, bệnh máu, suy giảm miễn dịch: thường mắc áp xe gan do vi khuẩn cấp tính.
  1. Bệnh áp xe gan biểu hiện như thế nào?
  • Biểu hiện toàn thân: sốt cao liên tục 39-400C, nhiều cơn sốt rét run, mệt lả, li bì, vã mồ hôi, đau bụng nhiều vùng gan, trên rốn. Áp xe do kí sinh trùng thì ít khi sốt, đau hơn so với áp xe do vi khuẩn, nấm.
  • Triệu trứng tại gan: ấn đau vùng gan, gây cảm giác tức nặng vùng dưới sườn phải, đè vào vùng dưới cơ hoành gây đau tức vùng dưới ngực phải, khó thở.
  • Biểu hiệu bệnh nặng, biến chứng:

+ Suy hô hấp: do viêm phổi vùng lân cận khối áp xe, hoặc vỡ áp xe vào màng phổi.

+ Vỡ áp xe vào ổ bụng: gây đau lan bụng dữ dội, nôn ra máu, mủ, tiêu chảy…

+ Vỡ áp xe vào màng tim: đột ngột khó thở, vã mồ hôi, da tím tái, tiếng tim không nghe rõ, nếu không sớm cấp cứu bệnh nhân có thể tử vong vì bị ép tim cấp

+ Nhiễm khuẩn toàn thân nặng: suy tuần hoàn, tụt huyết áp, suy hô hấp, suy gan cấp…

  1. Điều trị bệnh áp xe gan như thế nào?
  • Nội khoa: kháng sinh, kháng nấm với vi khuẩn, nấm; thuốc diệt kí sinh trùng với giun sán; giảm đau, hạ sốt, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, cân bằng dịch, điện giải, dinh dưỡng.
  • Can thiệt nếu có chỉ định: chọc hút dẫn lưu ổ áp xe. Những can thiệp cấp cứu hồi sức nếu BN tiến triển nặng: đặt nội khí quản, thở máy, catheter tĩnh mạch, chọc dịch màng phổi, màng tim, phẫu thuật nội soi ổ bụng…
  1. Tiên lượng bệnh

Phần lớn đáp ứng điều trị nội khoa tốt, nhưng có thể rất nặng nếu có các biến chứng toàn thân, vỡ áp xe.

 

BSNT Nguyễn Đức Minh

Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Facebook a Comment