Trang chủ / Tin tức / Tối ưu hóa các kháng sinh chống pseudomonas đối với những đợt nặng lên của bệnh xơ hóa nang phổi: III.Fluoroquinolones

Tối ưu hóa các kháng sinh chống pseudomonas đối với những đợt nặng lên của bệnh xơ hóa nang phổi: III.Fluoroquinolones

12/11/2012 13:18     3,681      5,297     

Bài điểm báo này là phần đăng báo thứ III (installment: phần đăng báo) trong một loạt bài toàn diện về State of the Art và mục tiêu là để đánh giá việc sử dụng fluoroquinolones trong việc quản lý nhiễm P. aeruginosa ở cả trẻ em lẫn người lớn mắc bệnh xơ hóa nang (cystic fibrosis: CF).

Ciprofloxacin dùng đường uống và đường tĩnh mạch đã được cho thấy là dung nạp tốt trong điều trị những đợt viêm phổi nặng lên cấp tính (APE) do bội nhiễm với P. aeruginosa. Y văn cũ hơn hổ trợ một chế độ liều uống 40mg/kg/ngày được chia mỗi 12 giờ/lần, dùng lên đến tổng liều 2g/ngày, và dùng đường tĩnh mạch (IV) ciprofloxacin 30mg/kg/ngày được chia mỗi 8giờ/lần, tối đa 1,2g/ngày ở trẻ em, và dùng 750mg uống 2 lần/ngày hoặc 400mg đường tĩnh mạch mỗi 8giờ/lần ở người lớn. Tuy nhiên, một nghiên cứu về mô hình dược lực học mới đây (PD) cho thấy rằng y văn, được Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận, và hướng dẫn của Hiệp hội Xơ hóa Nang (CFF) về chế độ liều thuốc có thể là cận tối ưu đối với việc điều trị P. aeruginosa gây ra những đợt viêm phổi nặng lên cấp tính (APE). Nghiên cứu thêm nữa sẽ được đảm bảo để xác định liệu có cần thiết liều ciprofloxacin cao hơn hay không. Dược động học được giới hạn (PK), PK/PD, và các nghiên cứu hiệu lực liên quan đến levofloxacin hiện diện ở người lớn mắc bệnh xơ hóa nang (CF). Không có dữ liệu hiện hữu của nhi khoa đối với levofloxacin ở bệnh nhân xơ hóa nang. Nghiên cứu thêm nữa là cần thiết để xác định tính dung nạp và hiệu lực của levofloxacin trong những đợt viêm phổi cấp nặng lên. Vào lúc này, việc dùng thường qui của levofloxacin trong điều trị những đợt viêm phổi cấp nặng lên ở trẻ em và người lớn có thể không được khuyến cáo.

Pediatr Pulmonol. © 2012 Wiley Periodicals, Inc.


Tài liệu tham khảo

Stockmann C, Sherwin CM, Zobell JT, Young DC, Waters CD, Spigarelli MG, Ampofo K.(2012). Optimization of anti-pseudomonal antibiotics for cystic fibrosis pulmonary exacerbations: III. Fluoroquinolones. Pediatric Pulmonology (Sep 2012)


Bs Phan Quận – Văn Phòng Hội Truyền Nhiễm Việt Nam

Facebook a Comment
Các tin khác:
Trị liệu với thuốc kháng virus sớm có thể dẫn đến nguy cơ hơn là lợi ích ở người lớn nhiễm HIV tại vùng cận sa mạc Sahara không ? Một phân tích dựa lên mô hình Đơn trị lopinavir/ritonavir sau 24 tuần của trị liệu kháng virus sao chép ngược bằng thuốc tuyến 2 ở châu Phi: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (SARA) Các hệ quả lâm sàng và miễn dịch học ngắn ngày và dài ngày của việc ngừng trị liệu bằng thuốc kháng virus ở bệnh nhân nhiễm HIV với chức năng miễn dịch được duy trì Thành công trong việc sử dụng việc bơm vào phổi qua nội soi phế quản để điều trị xẹp phổi trái Một công thứ để ước lượng liều tối ưu để điều trị viêm gan C mãn tính: ảnh hưởng của tính đa dạng ITPA Tối ưu hóa các kháng sinh chống pseudomonas đối với những đợt nặng lên của bệnh xơ hóa nang phổi: III.Fluoroquinolones Các hệ quả lâm sàng và miễn dịch học ngắn ngày và dài ngày của việc ngừng trị liệu bằng thuốc kháng virus ở bệnh nhân nhiễm HIV với chức năng miễn dịch được duy trì Trị liệu với thuốc kháng virus sớm có thể dẫn đến nguy cơ hơn là lợi ích ở người lớn nhiễm HIV tại vùng cận sa mạc Sahara không ? Một phân tích dựa lên mô hình Đơn trị lopinavir/ritonavir sau 24 tuần của trị liệu kháng virus sao chép ngược bằng thuốc tuyến 2 ở châu Phi: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (SARA) Giảm nồng độ meropenem ở các bệnh nhân đang được điều trị tại đơn vị chăm sóc – điều trị tăng cường với tăng độ thanh thải của thận: lợi ích của việc giám sát thuốc điều trị