Trang chủ / Tin tức / PGS.BS Trịnh Ngọc Phan người thầy tài năng và đức độ

PGS.BS Trịnh Ngọc Phan người thầy tài năng và đức độ

09/03/2012 15:58     7,942      16,635     

Trong những năm tháng sinh viên Đại học Y khoa, có lẽ một trong những người thầy đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc nhất là Phó Giáo sư – Bác sĩ trịnh Ngọc Phan, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội, nguyên Chủ Nhiệm Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.

PGS. Trịnh Ngọc Phan sinh ngày 30 tháng 3 năm 1914 trong một gia đình nhà Nho danh giá tại Hà Nội. Thuở nhỏ, rất thông minh và học giỏi, nổi tiếng là một học sinh xuất sắc của trường Bưởi (nay là Trường Chu Văn An). Năm 1936, chàng trai Trịnh Ngọc Phan  đã hồ hởi bước chân tới cổng Trường Đại học Y  Dược Hà Nội lòng ôm ấp những ước mơ nhân đạo trị bệnh cứu người.

Năm 1944, Một năm trước Cách mạng Tháng Tám thành công, sau khi bảo vệ xuất sắc luận án bác sĩ Y khoa , bác sĩ Trịnh Ngọc Phan được điều về làm việc tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, nơi ông đã gắn bó suốt 40 năm cuộc đời nghề nghiệp.

Với tri thức uyên bác và lòng yêu nghề tha thiết, Phó Giáo sư Trịnh Ngọc Phan đã là người đầu tiên phát hiện được những bệnh hiếm gặp xuất hiện tại Việt Nam. Vào những năm 1960 – 1970, ông là người đầu tiên chẩn đoán ra bệnh viêm màng não nước trong do vi khuẩn Angiostrongylus cantonensis và giun soắn trichinose gây nên và nhanh chóng thông báo, giới thiệu cho mọi người chú ý đề phòng. Ông cũng lấn đầu tiên phát hiện ở Việt Nam bệnh nhiễm khuẩn Whitmori (bệnh melioidese) trên lâm sàng, bệnh nhiễm nấm toàn thân do aspergilus fumigatus, là những bệnh rất hiếm gặp ở nước ta, từ đó đề ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán, điều trị bệnh nhanh chóng, có hiệu quả.

PGS. Trịnh Ngọc Phan luôn chú trọng đến việc làm sao để chẩn đoán được bệnh đúng và sớm, tránh cho bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nặng, có nhiều biến cứng, khóa điều trị, tốn kém tiền bạc, thời gian và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Đây cũng là yêu cầu cần phấn đấu với tất cả cá thấy thuốc làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bệnh viêm gan virus là một bệnh rất quan trọng trông công tác y tế cộng đồng ở Việt Nam. Mỗi năm ở nước ta có trên 20.000 người bị mắc bệnh, hiện chưa có liệu pháp điều trị hiệu quả và bệnh thường để lại những hậu quả rất nặng nề (xơ gan, ung thư gan). Vì vậy, ngay từ năm 1960, bệnh này đã thu hút được sự cú ý của PGS. Trịnh Ngọc Phan. Ông là người đầu tiên nghiên cứu và đề nghị cần làm xét nghiệm men gan để phát hiện sớm, cho đến nay xét nghiệm này vẫn là xét nghiệm cơ bản không thể thiếu để chẩn đoán và theo dõi bệnh viêm gan virus.

Bằng “giác quan lâm sàng” nhạy bén PGS. Trịnh Ngọc Phan thường nhắc nhở học trò không nên chạy theo các xét nghiệm hiện đại nếu không cần thiết bởi nó sẽ rất tốn kém. Điều này nhắc tôi nhớ lại một kỷ niệm rất ấn tượng đối với ông. Vào khoảng năm 1975 – 1976, khi tôi đang là sinh viên Y khoa năm cuối, mẹ tôi bị ốm, mắt và da vàng, tôi nghĩ là bị viêm gan. Vì là học trò và chỗ quen biết của gia đình Giáo sư, tôi đưa mẹ đến nhà ông nhờ ông khám bệnh giúp. Vừa gặp bà và nghe tôi kể bệnh, ông đã từ tốn nói:

-    Anh chẩn đoán đúng đấy, bà cụ bị viêm gan cấp, sẽ chóng khỏi thôi –  rồi quay sang mẹ tôi, ông tiếp – bà về nhà nằm nghỉ tuyệt đối, uống nhiều nước nhân trần, ăn bình thường, nên ăn tăng thịt nạc và kiêng mỡ, không phải thuốc men gì cả, độ nửa tháng là khỏi thôi.
Vì lo lắng cho bệnh tình của mẹ, tôi dè dặt dè nghị ông cho làm xét nghiệm và xin ông cho đơn thuốc điều trị, Giáo sư mỉm cười đáp:

-    Không cần đâu anh ạ. Chỉ làm xét nghiệm và dùng thuốc khi thấy cần thiết. Trường hợp của bà đây là đọt viêm cấp đầu tiên, cứ nằm nghỉ là sẽ hết. Cái chính là cần đề phòng tái phát đợt sau sẽ nặng hơn và khó điều trị.

Đúng nửa tháng sau, mẹ tôi khỏi hẳn và sau đó, do giữ gìn chế độ ăn uống , làm việc và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, mẹ tôi không còn bị tái phát lần nào nữa. Còn đối với tôi đó là một bài học quý báu về nghệ thuật chẩn đoán, điều trị và về y đức của một người thầy.

Có thể nói thuốc đầu tay để điều trị các bệnh Truyền nhiễm là kháng sinh nên Giáo sư Trịnh Ngọc Phan luôn nhắc nhở các đồng nghiệp và học trò việc dùng kháng sinh hợp lý nhất, tránh lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc không ddur kiều gây tình trạng kháng thuốc. Cho đến nay các phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và xử lý cá bệnh truyền nhiễm của ông vẫn luôn là bộ cẩm nang quý báu, giúp cho Bộ Y tế và toàn nghành Truyền nhiễm có tài liệu cơ bản để hướng dẫn triển khai tới tận cá tuyến y tế tại cộng đồng. Ngoài ra Giáo sư cũng chú ý kết hợp Y học hiện đại với y học cổ truyền trong công tác điều trị và giảng dạy hàng ngày như dùng các loại thuốc thảo mộc (nhân trần, atiso, thanh hao hoa vàng…) để chữa bệnh, điều trị bệnh uốn ván và kết hợp với châm cứu…

Những công trình nghiên cứu của PGS. Trịnh Ngọc Phan đã được báo cáo tại nhiều Hội nghị Khoa học toàn quốc và công bố trên các tạp chí khoa học bằng tiếng Việt và tiếng nước Pháp, được đánh giá cao về ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Cho đến nay, các kết luận của những công trình nghiên cứu đó vẫn còn nguyên giá trị thời sự trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, điều trị tại Việt Nam.

PGS. Trịnh Ngọc Phan là một trong những người đầu tiên đi sâu vào chuyên khoa truyền nhiễm. Ngay từ sau khi hòa bình lập lại (1954), ông đã được bầu làm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm Trường Đại học Y dược Hà Nội và Chủ Nhiệm Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.Trên cương vị chuyên viên đầu ngành và có uy tín cao trong ngành, ông đã tập hợp được các nhà truyền nhiễm ở Miền Bắc sau năm 1975, các nhà truyền nhiễm  trong cả nước trong một Hội chuyên ngành – Hội truyền nhiễm Việt Nam – mà ông là chủ tịch liên tục từ ngày thành lập cho đến khi qua đời (1985). Những hoạt động phong phú và hiệu quả, nhưng đóng góp đáng kể và quan trọng của ngành truyền nhiễm với sự nghiệp y tế của đất nước, sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân đều gắn iền với công lao to lớn của Giáo sư Trịnh Ngọc Phan.

Bằng kiến thức sâu rộng, tham khảo được nhiều tài liệu, với kinh nghiệm thực tế phong phú, PGS. Trịnh Ngọc Phan  đã biên soạn một số cuốn sách chuyên ngành để làm tài liệu giảng dạy và tham khảo cho các thầy thuốc chuyên khoa. Trong đó phải kể đến các cuốn sách rất có giá trị cả về lý thuyết và thực tiễn: Truyền nhiễm và dịch tễ học ( Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1960). Sổ tay phòng chống dịch (Nxb Y học hà Nội,1963), bệnh truyền nhiễm ( Nxb Y học và Thể thao, Hà Nội, 1965), Hướng dẫn Thầy thuốc thực hành (Phần Bệnh truyền Nhiễm) ( Nxb Hà Nội, 1968), Sổ tay Xử trí các bệnh Truyền nhiễm (nxb Y học, Hà Nội,1973 ), Bệnh Truyền nhiễm Tập I và  II ( Nxb Y học, 1983)…Đó là những cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt về chuyên ngành Truyền nhiễm được biên soạn và giảng dạy trong các truờng Đại học, trung cấp y tế cũng như các cơ sở y tế trong cả nước.

Các cuốn sách do PGS. Trịnh Ngọc Phan  biên soạn chẳng những rất hữu ích trong thời kỳ ciến tranh trước đây mà vẫn còn nguyên giá trị trong thời bình hiện nay, khi mà nhữn nguy cơ gây bệnh ( thiên tai, nghộ độc, thực phẩm, môi trường ô nhiễm.. ) vẫn còn đó. Không những thế, các cuốn sách còn có giá trị lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe tại cồng đồng hiện nay. Vì vậy, những cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần và trải qua 30 – 40 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, vẫn là những cuốn sách hàng đầu của ngành truyền nhiễm trong công tác giảng dạy và học tập cho cá thế hệ thầy thuốc thực hành, sinh viên Y khoa ở các bậc đại học và sau đại học, ở Trung ương cũg như các địa phương trong cả nước.

Đánh giá công lao to lớn mà PGS. Trịnh Ngọc Phan  đã đóng góp cho sự nghiệp y tế và y học nước nhà, vừa qua trong đợt xét tặng giải thưởng Khoa học cuối năm 2000, công trình nghiên cứu phát hiện sớm, chẩn đoán nhanh và xử trí đúng các bệnh truyền nhiễm thường gặp và gây dịch để giảm bts và ngăn chặn bệnh dịch ở Việt Nam của ông đã được truy tặng giải thưởng Khoa học Nhà nước.

Sống một cuộc đời giản dị và tận tụy, quan hệ với mọi người chân thành, cởi mở, với học trò thì độ lượng bao dung, với bệnh nhân thì thương yêu , hết lòng cứu chữa do PGS. Trịnh Ngọc Phan  được đồng nghiệp quý mến , tín nhiệm, được học trò kính trọng, tin cậy như người cha, người anh thân yêu trong gia đình, được bệnh nhân tin tưởn, kính nể và ca ngợi.

Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai của PGS. Trịnh Ngọc Phan  ngày trước hiện nay đã trưởng thành và lớn mạnh thành Viện y học lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới. Và, ngay trong gia đình, con trai cả là Tiến sĩ Trịnh Hùng Cường – một nhà sinh lý học suất sắc – hiện đang công tác ở Trung tâm chiến lược y tế thuộc Bộ Y tế, con gái là PGS. TS Trịnh Minh Liên, hiện là Giáo vụ sau Đại học của Bộ môn Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội cùng chồng là PGS.TS Nguyễn Đức Hiền, Viện trưởng Viện Y học lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, cũng đang kế tụ xứng đáng sự nghiệp khoa học và nhân đạo xuất sắc của cha mình.


(Theo GS.TS Lê Gia Vinh, Sách: Tài danh Y học Việt Nam và thế giới NXB Thanh Niên 2001)

 

Facebook a Comment