Trang chủ / Tin tức / PGS. Trịnh Ngọc Phan - Người thầy của các thầy thuốc chuyên ngành truyền nhiễm

PGS. Trịnh Ngọc Phan - Người thầy của các thầy thuốc chuyên ngành truyền nhiễm

09/03/2012 15:57     7,353      13,637     

“Thầy Trịnh Ngọc Phan, một người thầy nhiệt tình, trân trọng với học trò và với bệnh nhân, một người thầy giàu kinh nghiệm, mẫu mực và giản dị”. Đó là lời của một học trò ưu tú của thầy, GSTS. Lê Đăng Hà, Viện trưởng viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Trưởng bộ môn truyền nhiễm. Khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai của thầy ngày trước nay đã trưởng thành và lớn mạnh thành Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới nơi các học trò của thầy theo gương thầy đang tiếp bước phấn đấu xây dựng Viện phát triển để đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Sinh ngày 30/03/1914.
Quê quán: Định Công-Hoàng Mai-Hà Nội.
Tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1944.
Từ 1948-1954:

  • Chủ nhiệm khoa Lây-Lao Bệnh viện Bạch Mai.
  • Giảng viên Trường đại học Y Dược khoa Hà Nội.

Từ năm 1954 đến 1985:

  • Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm Trường đại học Y Hà Nội.
  • Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.
  • Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam.

Giáo sư từ trần ngày 31/5/1985.
Khen thưởng:

  • Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng nhất.
  • Giải thưởng nhà nước về khoa học-công nghệ(2000): đề tài:”Phát hiện sớm, chuẩn đoán nhanh và xử trí đúng các bệnh truyền nhiễm thường gặp và gây dịch để giảm bớt và ngăn chặn bệnh dịch ở Việt Nam”.

Thầy ra đi đã 10 năm. Mười năm thầy vắng bóng trên giảng đường trong bệnh viện đã để lại cho các đồng nghiệp và bao thế hệ học trò niềm tiếc thương lớn lao.Bốn mươi năm kể từ ngày tốt nghiệp(1944), trong đó 31 năm là chủ nhiệm bộ môn, chủ tịch Hội truyền nhiễm, thầy là người sáng lập, tổ chức và lãnh đạo ngành trưởng thành và lớn mạnh, đã dạy dỗ biết baokhoas bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, nội trú và nghiên cứu sinh. Các học trò của thầy đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước, đã chiến đầu chóng chọi với đủ các loại bệnh tật hiểm nghèo và các dịch bệnh.

Mỗi học trò của thầy đều mang trong mình nhiều kỷ niệm và những ấn tượng đậm nét, cùng với sự kính trọng và niềm cảm phục Giáo sư Trịnh Ngọc Phan là một tấm gương sáng đẹp nhất, ý nghĩa nhất của nghề Thầy giáo và Thầy thuốc cao quý.

Chúng tôi còn nhớ trong những năm tháng ấy, rất đều và liên tục hàng tháng, hàng quý và hàng năm, các bộ môn của trường, các khoa của các bệnh viện trung ường và địa phương, các đồng nghiệp trong giới y học đều nhận được các thông báo hết sức thích thú. Chúng tôi xin được giới thiệu một thông báo mà chúng tôi còn lưu giữ được:

 Chương trình bồi dưỡng y học liên tục:

(Formation médicale continue)

Niên khóa 1977-1978

Tại giảng đường khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai từ 9h15 đến 11h45.

Phần lý thuyết: Mỗi sáng thứ bảy hàng tuần.

Phần thực hành:

1.Sáng thứ tư:Tuần 1 và tuần 3 hàng tháng.

(Trao đổi giữa các bác sĩ trên một trường hợp lâm sàng)

2.Sáng thứ sáu:Tuần 2 và tuần 4 hàng tháng

(Báo cáo nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ)

 

Chương trình phần lý thuyết

Trong 3 tháng cuối năm 1977

Chủ đề:            1.Nhiễm trùng huyết do trị cầu

2.Nhiễm nấm toàn thân

Tháng 10:

1/10/1977: Khái niệm chung về nhiễm trùng huyết.

8/10/1977: Choáng nhiễm trùng trong nhiễm trùng huyết.

15/10/1977: Các di bệnh và biểu hiện hẫu phát trong nhiễm trùng huyết.

22/10/1977: Điều trị nhiễm trùng huyết.

29/10/1977: Các điều cần biết hiện nay về tụ cầu.

Tháng 11:..

Tháng 12:..

Người phụ trách các buổi lý thuyết: Bs. Trịnh Ngọc Phan - Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm Trường đại học Y khoa.

Nội dung hai chương trình trên đã diễn tả nhiều ý nghĩa, được rô – nê – ô trên giấy của Hợp tác xã Trúc Bạch.

Với trí thức uyên bác, tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, với lòng say mê yêu nghề trong suốt cuộc đời hoạt động của mình. GS. Trịnh Ngọc Phan đã giành nhiều công sức cho việc đào tạo thế hệ trẻ và lớp người kế tục. Các buổi lên lớp, mỗi bài giảng của giáo sư là một dòng thác thông tin sáng sủa, mạch lạc, chặt chẽ và đôi khi dí dỏm, làm cho người nghe đầy hứng thú, nhớ lâu và ghi chép hết tốc lực, quên cả mệt mỏi. Sáng sáng khi thầy đi buồng thăm bệnh nhân, đông đảo học trò tấp nập vây quanh thầy háo hức đón chờ học hỏi, ghi chép bài học lâm sàng hay cũng như tận mắt thấy thầy có tình cảm thân thương, ân cần và tận tụy với mỗi bệnh nhân.

Những cuốn sách giáo khao và gần 100 bản tổng kết lâm sàng và chuyên đề do giáo sư Trịnh Ngọc Phan viết vẫn còn nhiều giá trị cho những năm tiếp theo và là cẩm nang quý cho các thầy thuốc khắp mọi miền.

Sống giản dị và cần cù, quan hệ với mọi người thì chân thành cởi mở, người khác có lỗi thì độ lượng và bao dung, với bệnh nhân thì hết lòng cứu chữa, thầy Phan được bạn đồng nghiệp quý mến, được học trò yêu quý như người cha, người anh thân yêu trong gia đình, được bệnh nhân tín nhiệm, kính nể và ca ngợi.

(Theo Trần Giữu, tháng 5/1995, sách: 100 năm Đại học Y - Những kỷ niệm)

Facebook a Comment