HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ HIV/AIDS NĂM 2015
06/09/2015 18:37
5,113
8,621
Trong hai ngày 4 và 5 tháng 9 năm 2015 tại Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp với Hội Truyền nhiễm Việt Nam (VSID) và Hội Y khoa Lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam (VCHAS) tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc về Bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2015.
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Tham dự hội nghị có gần 800 đại biểu là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực truyền nhiễm và HIV/AIDS trong và ngoài nước. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các phóng viên báo đài thường trú của các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, khu vực miền Trung và Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng đã tới dự và đưa tin. Hội nghị là dịp để các nhà quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực truyền nhiễm trong nước và quốc tế quan tâm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Hội nghị cũng góp phần nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao vị thế của ngành y tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong 2 ngày hội nghị đã có 56 báo cáo và 03 ca bệnh được trình bày, các báo cáo và ca bệnh tập trung vào các vấn đề như: tổng quan và cập nhật bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS trên thế giới và trong nước; vấn đề sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam; các nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm hay gặp, các bệnh mới nổi và tái nổi; các nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em; các nghiên cứu về HIV/AIDS; các nghiên cứu về bệnh viêm gan vi rút; các xét nghiệm trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng; thảo luận một số ca bệnh lâm sàng khó, phức tạp.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2015, PGS. TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trưng ương; Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam; Chủ tịch Hội Y khoa Lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam nói: “Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật trên thế giới cũng như trong nước có nhiều thay đổi. Những bệnh Truyền nhiễm mới nổi và tái nổi có xu hướng ngày càng gia tăng, điển hình trong thời gian gần đây là dịch Ebola tại các nước Châu Phi với khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao; bệnh dịch MERS-CoV diễn biến phức tạp không chỉ tại vùng Trung Đông mà còn ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á nhất là ở Hàn Quốc.
Trong nước, dịch Sốt xuất huyết, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Liên cầu lợn, Tay – Chân – Miệng…có xu hướng xuất hiện trở lại và gia tăng. Ngoài ra, chúng ta cũng phải đối diện với nguy cơ dịch từ các nước trên thế giới xâm nhập vào Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho ngành Y tế Việt Nam nói chung và ngành Truyền nhiễm nói riêng. Trong thời gian qua, ngành Truyền nhiễm Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm khống chế, ngăn chặn và đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm kinh điển, các bệnh truyền nhiễm tái nổi và mới nổi. Bên cạnh việc phát hiện sớm, bao vây, cách ly và theo dõi điều trị thì công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm đặc biệt. Hội nghị khoa học toàn quốc trong những năm gần đây được tổ chức thường niên nhằm mục đích cập nhật tình hình bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS trên toàn cầu và Việt Nam. Chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống các bệnh Truyền nhiễm nói chung và HIV/AIDS nói riêng, thông qua kết quả các nghiên cứu sẽ báo cáo trong hội nghị”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh: “Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2015 là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong lĩnh vực truyền nhiễm và HIV/AIDS trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên ngành, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS. Thành công của Hội nghị sẽ đánh dấu một bước phát triển mới của chuyên ngành truyền nhiễm HIV/AIDS với nhiều kỹ thuật cao, mới được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị, tạo niềm tin của người bệnh vào chất lượng điều trị bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS của Việt Nam”.
Một số hình ảnh tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về Bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS 2015
PGS. TS Nguyễn Vũ Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW giới thiệu đại biểu, giới thiệu nội dung chương trình Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
PGS. TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW; Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam; Chủ tịch Hội Y khoa Lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Phát biểu của Tổng Hội Y học Việt Nam - GS. TSKH Phạm Mạnh Hùng (Ảnh: Hà Tùng)
PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Phát biểu của Lãnh đạo Cục Quân Y, Bộ Quốc Phòng (Ảnh: Hà Tùng)
Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam phát biểu (Ảnh: Hà Tùng)
TS. Phạm Thị Bạch Yến - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Đại diện các nhà tài trợ nhận Kỷ niệm chương từ Ban Tổ chức Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Đại biểu tham quan các gian hàng triển lãm của các hãng dược phẩm, thiết bị y tế tham gia Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Các báo cáo viên trình bày tại Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)
Các báo cáo tại Hội nghị luôn thu hút đông đảo sự quan tâm theo dõi của các Đại biểu tham dự (Ảnh: Hà Tùng)
Hội nghị khoa học toàn quốc về Bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2015 đã diễn ra thành công tốt đẹp (Ảnh: Hà Tùng)
Các Báo cáo tại Hội Nghị - Nhấn vào tên bài để Tải về
Phiên toàn thể
|
1.1
|
Tình hình sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam
|
Nguyễn Văn Kính– BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương
|
1.2
|
Global updates on HIV and viral hepatitis and implication for Viet Nam
(Cập nhật tình hình nhiễm HIV và viêm gan virus trên toàn cầu và sự liên quan đế Việt nam)
|
Masaya Kato– WHO
|
1.3
|
Pre-Exposure Antiretroviral Therapy Prophylaxis
(Dự phòng kháng virus trước phơi nhiễm)
|
HowardLipman- HAIVN
|
1.4
|
New evidence come from infectious diseases reasearch
(Tổng quan các nghiên cứu về bệnh Truyền nhiễm trong thời gian gần đây)
|
Sheryl Lyss– CDC
|
1.5
|
Clinical Infectious Diseases research: current and future challenges
(Nghiên cứu lâm sàng các bệnh Truyền Nhiễm: Thách thức hiện tại và trong tương lai)
|
Guy Thwaites– OUCRU
|
1.6
|
Latest technology to improve infection control practice
(Những công nghệ mới nhất hỗ trợ việc thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn)
|
Jayant Giri –BD
|
Section 1: Các bệnh Truyền nhiễm
|
2.1
|
Emerging and Re-emerging Rickettsial Diseases in Southeast Asia
(Bệnh mới nổi và tái nổi do Rịkettsia ở Đông Nam Châu Á)
|
Richard Allen– Cơ quan nghiên cứu bệnh Rickettsia Mỹ
|
2.2
|
Forgotten antibiotics for treating drug resistant infections
(Những kháng sinh bị lãng quên trong điều trị những nhiễm trùng kháng ent of Comorbidities: Depressionthuốc)
|
Heiman – OUCRU
|
2.3
|
Mô hình bệnh Truyền Nhiễm và dịch bệnh trong quân đội 5 năm qua (2010 – 2014)
|
Lê Ngọc Anh– Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng.
|
2.4
|
Giám sát nhiễm não mô cầu tại một số đơn vị quân đội khu vực miền Bắc (2008 – 2014)
|
Triệu Phi Long- Cục Quân y Bộ Quốc phòng,
|
2.5
|
Đánh giá tình hình viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Chợ Rẫy
|
Lê Quốc Hùng – BV Chợ Rẫy
|
2.6
|
Nhiễm trùng bệnh viện tại Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
|
Vũ Đình Phú- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
|
2.7
|
Đặc điểm quần thể có nguy cơ cao trong nghiên cứu các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người ở Việt Nam
|
Ngô Trí Tuệ - OUCRU
|
2.8
|
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não - màng não do Angiostronggylus cantonensis
|
Bùi Vũ Huy– BV BNĐTW
|
2.9
|
Lâm sàng và điều trị bệnh nhiễm trùng huyết do Aeromonas hydrophila tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
|
Nguyễn Trung Cấp– BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương
|
Section 2: HIV/AIDS
|
3.1
|
Hiệu quả can thiệp cộng đồng của Dự án Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2013.
|
Lê Anh Tuấn– NIHE
|
3.2
|
Điều tra thực trạng chăm sóc điều trị đồng nhiễm HBV, HCV ở bệnh nhân HIV có tiêm chích ma tuý ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng
|
Bùi Đức Dương– Cục Phòng, chống HIV/AIDS
|
3.3
|
Đánh giá tình trạng nhiễm HIV và HCV ở nhóm nam nghiện chích ma túy tỉnh Quảng Trị năm 2014
|
Nguyễn Thị Thanh Tịnh– TT PC HIV/AIDS Quảng Trị
|
3.4
|
Tỷ lệ kháng Lopinavir – Ritonavir cao trên bệnh nhân thất bại điều trị phác đồ bậc 2 ở Việt Nam: Yếu tố nguy cơ, kết quả điều trị và kiến nghị cho phác đồ bậc 3
|
Vũ Phương Thảo– OUCRU - TPHCM
|
3.5
|
Chẩn đoán sớm bệnh lao màng não trên bệnh nhân không nhiễm HIV và nhiễm HIV
|
Đỗ Đặng Anh Thư – OUCRU HCM
|
C.1
|
Prevention of HIV Infection in Clinical practice
(Phòng chống lây nhiễm HIV trong thực hành lâm sàng)
|
Dr Howard Libman– Harvard
|
C.2
|
Initiation of Antiretroviral Therapy
(Sự khởi đầu liệu trình điều trị thuốc kháng vi rút)
|
Nguyễn Thanh Bình- HAIVN
|
C.3
|
Management of Comorbidities: Depression
(Quản lí bệnh lí kèm theo: Trầm cảm)
|
Ngô Thi Kim Cúc-Bệnh viện BND TP HCM
|
Section 3: Các bệnh Truyền nhiễm Nhi
|
4.1
|
Ứng dụng kĩ thuật Realtime PCR và PCR đa mồi trong chẩn đoán căn nguyên gây nhiễm trùng ở bệnh nhi có hội chứng suy hô hấp cấp
|
Phùng Bích Thuỷ- BV Nhi TW
|
4.2
|
Hiệu quả duy trì dung dịch cao phân tử trong điều trị bệnh nhân sốc sốt xuất huyết dengue tái sốc: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, mù đôi có đối chứng
|
Phan Tứ Quí -
BVNĐHCM
|
4.3
|
Yếu tố nguy cơ và mô hình tiên lượng cho sốc ở trẻ nhâp viện với chẩn đoán sốt xuất huyết dengue
|
Phùng Khánh Lâm – OUCRU
|
4.4
|
Lọc máu liên tục trong sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa cơ quan ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Bv Nhi Đồng 1
|
Nguyễn Minh Tiến.BV Nhi đồng 1
|
4.5
|
Các yếu tố tiên lượng uốn ván sơ sinh: nghiên cứu quan sát trên 107 trẻ sơ sinh tại Việt Nam
|
Huỳnh Trung Triệu– BV BNĐ TPHCM
|
4.6
|
Hội chứng viêm não cấp do virus Viêm não Nhật bản – Bv Nhi đồng 1
|
Trần Ngọc Quỳnh Vy1, Bệnh viện nhi đồng 1
|
4.7
|
Neurodevelopmental Outcomes In Severe Hand Foot And Mouth Disease In Vietnam
(Đánh giá sự phát triển thần kinh của bệnh nhân sau khi mắc bệnh Tay Chân Miệng nặng tại Việt Nam)
|
Sabanathan- OUCRU
|
4.8
|
Một trường hợp viêm màng não nấm Cryptococcus neoformans ở trẻ em HIV
|
Nguyễn Khổng Tường Minh – BVNĐTPHCM
|
4.9
|
Nghiên cứu hiệu quả điều trị dự phòng trẻ phơi nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú HIV – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An 2008 – 2013
|
Nguyễn Văn Sơn– BV Sản Nhi Nghệ An
|
Section 1 (tiếp): Các bệnh Truyền nhiễm và Xét nghiệm chẩn đoán
|
5.1
|
Đặc điểm sốt xuất huyết dengue ở người lớn năm 2013: nghiên cứu 1600 trường hợp
|
Trần Xuân Chương– ĐHY Huế
|
5.2
|
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng nặng bệnh nhân sốt xuất huyết dengue tại khoa Truyền Nhiễm – Bv đa khoa tỉnh Khánh Hoà từ 2012 – 2013
|
Đỗ Duy Bình– Bệnh viện tỉnh Khánh Hoà
|
5.3
|
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng của bệnh sởi ở người lớn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương năm 2014
|
Hoàng Thị Thanh Tú, - BV BNĐTW
|
5.4
|
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại khoa Truyền Nhiễm – Bệnh viện Tỉnh Thanh Hoá
|
Nguyễn Đức Hạnh – BV tỉnh Thanh Hoá
|
5.5
|
Báo cáo 2 ca bệnh sốt rét ác tính do Plasmodium vivax tại Việt Nam: Tổng hợp Y văn Thế giới.
|
Huỳnh Hồng Quang– Viện SR – KST - CT Quy Nhơn
|
5.6
|
Nghiên cứu đột biến gen KatG và rpoB của vi khuẩn lao kháng thuốc Isoniazid và Rifampicin tại Bệnh viện Trung ương Huế
|
Mai Văn Tuấn– Khoa Vi sinh – BV TW Huế
|
5.7
|
Ứng dụng kỹ thuật Realtime PCR trong chẩn đoán bệnh sốt mò do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi
|
Lê Thị Hội – Khoa XN – BV BNĐTW
|
5.8
|
Kháng kháng sinh và một số gen liên quan đến cơ chế kháng kháng sinh của các chủng S. aureus phân lập tại 4 bệnh viện của Việt Nam (2012-2014).
|
Lê Văn Duyệt– Khoa Xét nghiệm, BV BNĐTW
|
5.9
|
Ứng dụng của Flow Cytometry trong chẩn đoán một số bệnh nhiễm trùng
|
Trần Thị Hồng Hà– BD.
|
Section 3: Chuyên đề Bệnh viêm gan
|
6.1
|
Dịch tễ học của bệnh viêm gan do virus ở Việt Nam
|
Lê Mạnh Hùng– BV NĐTPHCM
|
6.2
|
Triển vọng mới trong điều trị viêm gan virus C
|
Bùi Hữu Hoàng- MSD
|
6.3
|
Xác định sub genotype mới C17 của HBV genotype C ở Việt Nam
|
Bùi Thất Thị Tôn – BVNĐTPHCM
|
6.4
|
Hiệu quả điều trị bệnh nhân viêm gan Virus C mạn tính bằng Peg-intron và Ribavirin
|
Ngô Anh Thế– BV Việt Tiệp Hải Phòng
|
6.5
|
Tỷ lệ nhiễm HDV và phân bố kiểu gen HDV ở bệnh nhân dương tính HBsAg ở Miền Bắc Việt Nam
|
Bùi Tiến Sỹ- BV TW QĐ 108
|
6.6
|
Điều trị Lamivudine trên bệnh nhân Nhi viêm gan B mạn tại BV BNĐTW
|
Nguyễn Nguyên Huyền– BV BNĐTW
|
6.7
|
Khảo sát đột biến kháng thuốc trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn không đáp ứng điều trị với Tenofovir tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
|
Nghiêm Mỹ Ngọc– BV BNĐTW
|
6.8
|
Mối liên quan giữa tải lượng virus HBV - DNA với đột biến PC/BCP của viêm gan B trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính
|
Nguyễn Văn Dũng– BV Bạch Mai
|
6.9
|
Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn bằng Tenofovir và Lamivudine tại phòng khám gan Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ
|
Huỳnh Thị Kim Yến – Bộ môn TN – ĐHYD Cần Thơ
|
Section 2: HIV/AIDS (tiếp)
|
7.1
|
Thực trạng chăm sóc, điều trị dự phòng và các yếu tố liên quan đến lây truyền mẹ con tại Bắc Ninh (2007-2010)
|
Đinh Mai Vân – Bắc Ninh
|
7.2
|
Đặc điểm ban đầu và đáp ứng virus học sau 03 năm điều trị ARV trên bệnh nhân HIV tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bạch Mai.
|
Đỗ Duy Cường– BVBạch Mai
|
7.3
|
Đáp ứng virus học và tình hình kháng thuốc ARV ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS sau 12 tháng điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2.
|
Trần Tôn– Viện Paster TPHCM
|
7.4
|
A 10-year collaboration of HIV cohort study between NHTD and NCGM, Japan
(Một sự hợp tác 10 năm trong nghiên cứu thuần tập về HIV giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Trung tâm quốc gia về Y học và sức khoẻ toàn cầu Nhật Bản)
|
Shinichi Oka – NCGM, Tokyo, Japan.
|
7.5
|
Immunological study in treatment-naïve NHTD cohort for AIDS vaccine trials
(Nghiên cứu về miễn dịch trên người nhiễm HIV chưa điều trị ARV cho các thử nghiệm vaccine AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)
|
Masafumi Takiguchi– Đại học Kumamoto, Nhật Bản
|
C.4
|
Management of Comorbidities: Tubercolosis
(Quản lí bệnh lí kèm theo: Nhiễm lao)
|
Đỗ Duy Cường– Bv Bạch Mai
|
C.5
|
Identification and Management of First-line Antiretroviral Therapy Failure
(Xác định và quản lí thắt bại điều trị ARV bậc 1)
|
Võ Thị Tuyết Nhung-HAIVN
|
C.6
|
Management of Comorbidities: Hepatitis C Infection
(Quản lí bệnh đi kèm: Nhiễm viêm gan C)
|
Nguyễn Thị Hoài Dung- VCHAS
|
|
|
|
|
Hà Tùng