Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là một bệnh gan mạn tính trong đó đề cập đến sự hiện diện gan nhiễm mỡ mà không dùng một lượng rượu đáng kể.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một bệnh không có triệu chứng mà có thể tiến triển nhiễm mỡ gan không do rượu (NASH), xơ hóa, xơ gan, và ung thư biểu mô gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay của các xét nghiệm ganbất thường ngẫu nhiên và các hoạt động enzyme gan tăng trong huyết thanh ở các nướcphát triển. Béo phì, tiểu đường, và các thành phần khác của hội chứng chuyển hóathường liên quan đến với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Việc điều trị của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nhắm vào các thay đổi về lối sống. Statins, fibrate, và các thuốc làm hạ lipid máu khác đã từng được đề xuất như là cách điều trị hạ lipid máuhiệu quả ở những bệnh nhân với NAFLD/NASH. Tuy nhiên, các bác sĩ lo ngại rằng các bệnh nhân tăng lipid máu (triglyceride) với NAFLD/NASH, người được điều trị vớistatin có thể phát triển tăng transaminase. Chúng tôi đánh giá hiệu quả và an toàn củacác thuốc hạ lipid máu cho bệnh nhân NAFLD/NASH bằng cách xem xét các báo cáonghiên cứu ở người gồm nghiên cứu thăm dò, tiến cứu, sơ bộ, và nghiên cứu phân tíchđặc biệt (post hoc) trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến trong thời gian từ năm 1980 đếntháng 12/2012. Kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng cácthuốc hạ lipid máu là an toàn và hiệu quả ở các bệnh nhân NAFLD/NASH và rằng mộtsố các thuốc này có thể gây ra giảm mức độ gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng được thiết kế tốt cở mẫu đầy đủ và thời gian kéo dài với điểm cuối khảo sát mô học là cần thiết để thiết lập một phương pháp điều trị thích hợp làm hạ lipid máu cho bệnh nhân tăng triglyceride với NAFLD/NASH, và bệnh nhân không tăng lipid máu với NAFLD/NASH có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tài liệu tham khảo
William Nseir, Julnar Mograbi and Murad Ghali. (2012).Lipid-Lowering Agents in Nonalcoholic Fatty Liver Disease and Steatohepatitis: Human Studies. Digestive Diseases and Sciences, DOI: 10.1007/s10620-012-2118-3