VẮC XIN BẠCH HẦU-HO GÀ-UỐN VÁN (DPT)1.1 Vắc xin DPT là gì?
Những phản ứng sau khi tiêm DPT thường nhẹ. Thường gặp là:
Sốt. Có thể tới một nửa số trẻ em sau tiêm DPT bị sốt vào buổi tối. Sốt có thể hết sau 1 ngày. Cần lưu ý là sốt xuất hiện sau 24 giờ có thể không phải là do phản ứng đối với vắc xin DPT. Cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp ngay sau khi tiêm và sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng giảm sốt cũng như những phản ứng tại chỗ.
Đau nhức. Có thể tới một nửa số trẻ có thể bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.
Quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ thường do đau, có thể gặp trên 1% số trẻ.
Những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật (thường liên quan tới sốt, chiếm tỷ lệ 1/12.500 liều được tiêm) và giảm trương lực cơ (chiếm tỷ lệ 1/1.750 liều được tiêm). Phản ứng quá mẫn thường hiếm gặp.
Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin DPT là nguyên nhân gây nên những rối loạn thần kinh nghiêm trọng, ví dụ như viêm não.
a Có sự khác nhau đáng kể về lịch tiêm 3 liều đầu tiên trong lịch tiêm chủng của các nước.
Vắc xin sởi được đóng gói dưới dạng đông khô kèm theo dung môi pha hồi chỉnh. Vắc xin cần pha hồi chỉnh trước khi sử dụng (xem Bài 6). Chỉ sử dụng dung môi được cấp cùng với vắc xin. Vắc xin sởi sau khi pha hồi chỉnh vẫn phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Hủy bỏ vắc xin còn trong lọ sau 6 giờ hoặc sau mỗi buổi tiêm chủng.
2.2 Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?
Đau nhức. Một vài trẻ có thể cảm thấy đau tại nơi tiêm trong 24 giờ sau tiêm. Phần lớn phản ứng này sẽ mất đi trong vòng 2 đến 3 ngày mà không cần phải điều trị gì.
Sốt. Khoảng 5% trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm 5 đến 12 ngày và sốt kéo dài 1 đến 2 ngày.
Ban. Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ trong khoảng 5 đến 12 ngày sau tiêm. Ban cũng thường kéo dài khoảng 2 ngày.
Những phản ứng nặng hiếm gặp; ước tính có khoảng 1 trường hợp bị quá mẫn với vắc xin trên 1.000.000 liều vắc xin; 1 trường hợp dị ứng trên 100.000 liều vắc xin và 1 trường hợp giảm tiểu cầu trên 30.000 liều vắc xin được tiêm. Viêm não cũng đã được ghi nhận là có khoảng 1 trên 1 triệu liều vắc xin được tiêm. Tuy nhiên trong những trường hợp đó, không có chứng cứ chứng tỏ nguyên nhân là do vắc xin.
2.3 “Cơ hội lần 2” đối với tiêm vắc xin sởi là gì?
Trẻ em phải có cơ hội được tiêm vắc xin sởi lần 2. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ được nhận ít nhất 1 liều vắc xin sởi để củng cố miễn dịch sởi ở những trẻ không đáp ứng miễn dịch ở lần tiêm trước. Tiêm vắc xin sởi lần 2 có thể được thực hiện trong tiêm chủng thường xuyên hoặc thông qua những chiến dịch tiêm chủng. Phần 2.7 của bài 1 đã trình bày những chiến lược để giảm tỷ lệ chết do sởi.
NHỮNG TÓM TẮT VỀ TIÊM VẮC XIN SỞI
Loại vắc xin |
Vắc xin sống giảm độc lực |
Số liều |
Một liều. Nếu tiêm liều thứ 2 thì phải cách liều 1 tối thiểu 1 tháng. |
Lịch tiêm |
Từ 9 đến 11 tháng tuổi ở những nước mà sởi còn lưu hành cao, muộn hơn ở những nước kiểm soát sởi ở mức độ cao hoặc có tỷ lệ mắc sởi thấpa |
Liều tiêm nhắc |
Liều thứ 2 đang được khuyến nghị (trong tiêm chủng thường xuyên hoặc chiến dịch) |
Chống chỉ định |
Có phản ứng nặng trong lần tiêm trước; phụ nữ có thai; thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (không kể nhiễm HIV) |
Phản ứng sau tiêm |
Khó chịu, sốt, ban sau khi tiêm 5 đến 12 ngày; xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát; hiếm gặp viêm não, dị ứng. |
Chú ý đặc biệt |
Không |
Liều lượng |
0,5ml |
Vị trí tiêm |
Mặt ngoài giữa đùi/ mặt ngoài trên cánh tay tùy thuộc vào tuổi |
Đường tiêm |
Dưới da |
Bảo quản |
Từ 2°C đến 8°C (vắc xin không bị hỏng bởi đông băng, dung môi pha hồi chỉnh không được để đông băng) |
a Những trẻ có nguy cơ cao (nhiễm HIV, sống trong những trại tị nạn, hoặc đang trong vùng có dịch) có thể được tiêm 1 liều vào lúc 6 tháng tuổi và tiêm tiếp 1 liều nữa khi được 9 tháng.
Vắc xin bại liệt uống được đóng gói dưới dạng dung dịch dưới 2 hình thức:
Ống vắc xin nhỏ bằng nhựa
Lọ thủy tinh và ống nhỏ giọt được đựng trong 1 túi riêng.
Nguy cơ về liệt do vắc xin (VAPP) là rất nhỏ, với tỷ lệ khoảng 2 đến 4 trường hợp/1 triệu trẻ được uống vắc xin
TÓM TẮT VỀ TIÊM CHỦNG: OPV
Loại vắc xin |
Vắc xin sống giảm độc lực |
Số liều |
3 liều |
Lịch tiêm |
2, 3, 4 tháng tuổi |
Liều nhắc lại |
Trong các hoạt động thanh toán bại liệt |
Chống chỉ định |
Không |
Phản ứng phụ sau tiêm |
Liệt do vắc xin (VAPP) xảy ra rất hiếm (khoảng 2 đến 4 trường hợp/1 triệu trẻ được uống vắc xin) |
Chú ý đặc biệt |
Trẻ em bị thiếu hụt miễn dịch nên được sử dụng vắc xin IPV hơn là OPV. |
Liều lượng |
2 giọt |
Vị trí tiêm |
– |
Đường dùng |
Uống |
Bảo quản |
Nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (vắc xin không bị hỏng bởi đông băng) |
4. VẮC XIN UỐN VÁN (UV)
4.1 Vắc xin uốn ván là gì?
· Vắc xin uốn ván chỉ để phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh.
· Vắc xin DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván) phòng được các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (xem phần 1 của bài này).
· Vắc xin DT (bạch hầu - uốn ván) phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván. Do loại vắc xin này có chứa giải độc tố bạch hầu ở mức cao nên nó không được sử dụng để tiêm cho trẻ trên 6 tuổi hoặc người lớn.
· Vắc xin Td (vắc xin uốn ván - bạch hầu cho người lớn) cũng giống như DT nhưng thành phần bạch hầu thấp hơn. Loại vắc xin này phù hợp với những trẻ trên 6 tuổi và người lớn kể cả phụ nữ có thai. Sự xuất hiện của Td càng tăng thêm khả năng phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.
Vắc xin UV hoặc Td khi tiêm cho phụ nữ có thai không chỉ bảo vệ bệnh uốn ván cho mẹ mà còn phòng uốn ván sơ sinh cho con. Sau khi tiêm vắc xin UV hoặc Td, kháng thể hình thành sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ trong khi sinh và sau đó 1 vài tháng. Đồng thời chúng cũng phòng uốn ván cho bà mẹ.
3 liều vắc xin UV hoặc Td có khả năng phòng uốn ván cho bà mẹ và uốn ván sơ sinh ít nhất 5 năm. Nếu tiêm 5 liều có thể phòng uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ.
Những phản ứng nhẹ do vắc xin uốn ván, Td và DT gồm:
Có khoảng 1/10 trường hợp sau tiêm 1 – 3 ngày có biểu hiện đau nhẹ, nổi mẩn, nóng và sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm. Những phản ứng nhẹ này trở nên phổ biến hơn ở những lần tiêm sau và có thể gặp ở 50 đến 80% những người tiêm nhắc.
Khoảng 1/10 trường hợp được tiêm có biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm.
Liều UV hoặc Td |
Thời gian tiêm |
Thời gian bảo vệa |
1 |
Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao. |
Không |
2 |
Ít nhất 4 tuần sau lần 1 |
1 đến 3 năm |
3 |
Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. |
Tối thiểu 5 năm |
4 |
Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. |
Tối thiểu 10 năm |
5 |
Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời kỳ có thai lần sau. |
Trong suốt thời kỳ sinh đẻ và có thể lâu hơn |
Tăng tỷ lệ nữ được tiêm vắc xin có thành phần uốn ván khi còn nhỏ hoặc ở tuổi học đường. Khi đến tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc uốn ván mẹ và uốn ván sơ sinh hy vọng sẽ giảm xuống: tiêm đúng, đủ 3 liều DPT ở trẻ nhỏ có giá trị bảo vệ tương đương 2 liều uốn ván/Td ở người lớn.
a Những nghiên cứu ngày nay cho thấy, thời gian bảo vệ của vắc xin uốn ván còn lâu hơn. Vấn đề này hiện tại đang được xem xét.
TÓM TẮT VỀ TIÊM CHỦNG VẮC XIN UỐN VÁN
Loại vắc xin |
Giải độc tố |
Số liều |
Tối thiểu 2 liều cơ bản |
Lịch tiêm |
Xem bảng trang trước |
Liều tiêm nhắcb |
Đối với UV xem bảng trang trước Đối với Td 10 năm một lần Đối với DT thì 18 tháng đến 6 tuổi. |
Chống chỉ định |
Phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước |
Phản ứng sau tiêm |
Thường gặp phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân nhẹ và tăng hơn ở những lần tiêm tiếp theo thậm chí có thể trở thành chống chỉ định nếu phản ứng quá mạnh ở lần tiêm trước. |
Liều lượng |
0,5ml |
Nơi tiêm |
Mặt ngoài phần trên cánh tay |
Đường tiêm |
Bắp |
Bảo quản |
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để đông băng vắc xin. |
b Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị rằng ở những nơi nguồn lực cho phép, có thể bổ sung liều DPT sau 3 mũi tiêm cơ bản 1 năm. Tuy vậy, sự cần thiết cũng như thời điểm tiêm liều DPT, DT hoặc Td tăng cường tùy thuộc từng quốc gia.
Những phản ứng khác:
Sưng hoặc áp-xe. Có thể nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay, một số trường hợp dẫn đến áp-xe. Nổi hạch hoặc áp-xe thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin, phổ biến nhất là thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da.
Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.
TÓM TẮT TIÊM CHỦNG VẮC XIN BCG
Loại vắc xin |
Sống giảm độc lực |
Số liều |
1 liều |
Lịch tiêm |
Ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt |
Liều nhắc lại |
Không |
Chống chỉ định |
Có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS |
Phản ứng sau tiêm |
Áp-xe tại chỗ, nổi hạch, hiếm gặp hơn là viêm tủy, nhiễm bệnh lao |
Chú ý đặc biệt |
Tiêm trong da chính xác. Sử dụng bơm kim tiêm riêng để tiêm vắc xin BCG |
Liều lượng |
0,1ml |
Vị trí tiêm |
Mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái |
Đường tiêm |
Trong da |
Bảo quản |
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (vắc xin không bị hỏng bởi đông băng nhưng dung môi không được để đông băng) |
6. VẮC XIN VIÊM GAN B
Vắc xin viêm gan B có dạng dung dịch đóng lọ 1 liều hoặc 2 liều hoặc trong bơm kim tiêm tự khóa (xem bài 4).
Vì vắc xin viêm gan B chỉ chứa duy nhất 1 loại kháng nguyên nên người ta còn gọi nó là vắc xin đơn giá. Ngoài ra nó cũng có thể được kết hợp với các vắc xin khác để tạo thành vắc xin phối hợp như DPT-VGB (viêm gan B kết hợp với DPT), DPT-VG B+Hib (vắc xin viêm gan B kết hợp với DPT và vắc xin Hib) – xem phần 8 và 10 của bài này.
Tuy nhiên chỉ có loại vắc xin viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh. Những loại vắc xin phối hợp chỉ sử dụng cho những liều sau.
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
Có khoảng 15% người lớn và 5% trẻ nhỏ cảm thấy đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm.
Sốt. Khoảng 1% đến 6% có biểu hiện sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.
Dị ứng cũng như những biến chứng do vắc xin này là rất hiếm phản ứng dị ứng như nổi ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.
LỊCH TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B
Lứa tuổi |
Những vắc xin khác tiêm trong cùng thời gian |
Vắc xin viêm gan B |
Mới sinh | BCG | Viêm gan B sơ sinh |
2 tháng | OPV1, DPT1 | Viêm gan B mũi 2 |
3 tháng | OPV2, DPT2 | |
4 tháng | OPV3, DPT3 | Viêm gan B mũi 3 |
TÓM TẮT VỀ TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B
Loại vắc xin |
Vắc xin tái tổ hợp hoặc huyết tương |
Số liều |
3 liều |
Lịch tiêm |
Xem ở bảng trên |
Liều nhắc lại |
Không |
Chống chỉ định |
Phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước |
Phản ứng sau tiêm |
Đau, đỏ nhẹ tại chỗ tiêm. Hiếm gặp phản ứng quá mẫn |
Chú ý đặc biệt |
Phải tiêm liều sơ sinh ở những đối tượng nguy cơ cao |
Liều lượng |
0,5ml |
Vị trí tiêm |
Mặt ngoài giữa đùi (trẻ nhỏ) hoặc mặt ngoài trên cánh tay trẻ lớn |
Đường tiêm |
Bắp |
Bảo quản |
Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để đông băng |
Phản ứng nhẹ có thể gặp:
Đau nhức. Một số ít trường hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm
Sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ thường ít gặp
8. VẮC XIN TẢ
Vắc xin tả uống được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả thuộc týp sinh học cổ điển và chủng mới O139. Đây là vắc xin toàn thân vi khuẩn đã được bất hoạt.
Sau uống vắc xin tả thường không có phản ứng phụ.
Phản ứng hay gặp là cảm giác buồn nôn.
Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin tả uống có thể gây bệnh tả.
9. VẮC XIN THƯƠNG HÀN
Vắc xin thương hàn được làm từ polysaccharide của vỏ vi khuẩn thương hàn Salmonella typhi.
Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
Tại nơi tiêm có sưng nề nhẹ và hết trong vòng 24 giờ đầu.
Một số trường hợp có sốt nhẹ, hiếm có trường hợp sốt cao trên 39ºC. Triệu chứng sốt nhẹ thường hết sau 24 giờ kể từ khi tiêm vắc xin.
(Theo nihe.org.vn)