Trang chủ / Chuyên đề / TAY CHÂN MIỆNG

TAY CHÂN MIỆNG

24/05/2022 10:10          7,536     

Bệnh Tay - Chân - Miệng là bệnh truyền nhiễm gây thành dịch trong cộng đồng, do một số chủng virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em, đặc biệt bệnh thường gây thành dịch ở các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Trên lâm sàng bệnh Tay - Chân - Miệng có các biểu hiện đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở chân, tay, miệng. Bệnh thường diễn biến lành tính và hồi phục sau 5 – 10 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh diễn biến nặng, có tổn thương viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời.

Người là nguồn duy nhất, bệnh không lây từ người sang động vật. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi.

 Đường lây truyền : Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người. Giai đoạn lây lan mạnh những tuần đầu tiên bị bệnh.  Đường lây truyền chủ yếu là đường tiêu hoá, từ người mang bệnh thông qua:

 Dịch tiết mũi họng, nước bọt, kể cả khi hắt hơi, ho cũng phát tán virus.

- Phân của người bị bệnh.

- Hoặc tiếp xúc với người bệnh khi bắt tay, dùng chung bát đũa. Thậm chí là dịch nốt phỏng.

Các biểu hiện lâm sàng:

Từ 3 đến 7 ngày, thường không có triệu chứng. Bệnh thưởng khởi phát với các triệu chứng như sốt nhẹ 37, 5 độ C đến 38 độ C, đi ngoài phân lỏng hoặc nát 1 đến 3 lần trong ngày. Trẻ thường quấy khóc, khó ngủ, bỏ ăn. Hầu hết trẻ chỉ sốt nhẹ hoặc đã hết sốt. Những trẻ sốt cao cần lưu ý nguy cơ biến chứng. Biểu hiện nôn có thể kéo dài đến giai đoạn toàn phát. Nôn nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ có biến chứng. Ở giai đoạn này xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, với biểu hiện phát ban ở các vị trí đặc hiệu.

- Loét miệng; tại vòm khẩu cái, niêm mạc má, lợi, lưỡi xuất hiện các chấm đỏ sau đó hình thành các phỏng nước dường kính 2 – 3 mm, khi phỏng nước vở để lại các và loét chợt. Ngoài ra có thể thấy các ban dát đỏ ở quanh miệng, môi.

-  Phát ban dạng phỏng nước trên da. Hay gặp ở lỏng bàn tay, lòng bàn chân. Kích thước khoảng 2 – 10 mm.


 

- Ban có hình bầu dục hoặc hình tròn, nổi cộm trên mặt da, thường có màu trong. không đau. Một số ban sở vào rất chắc.

- Các trường hợp bệnh không điển hình thường chỉ có loét miệng, hoặc có hồng ban đắt đỏ ở tay chân, đầu gối, mông. Sau vài giờ đến 1- 2 ngày ban tự vỡ, hoặc tự khô se lại và sau 2 — 3 ngày sẽ bong ra mà không để lại vết loét.

- Sau 7 – 10 ngày đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn

 Các biến chứng:  Trong giai đoạn toàn phát, một số trường hợp có thể có các biến chứng về thần kinh, hô hấp và tim mạch.

Phòng bệnh: Hiện chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
  •  Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.
  •  Cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu của bệnh.

Từ khoá:
Facebook a Comment