Trang chủ / Chuyên đề / PHẪU THUẬT RÒ HẬU MÔN CHO TRẺ 7 THÁNG TUỔI

PHẪU THUẬT RÒ HẬU MÔN CHO TRẺ 7 THÁNG TUỔI

30/10/2023 13:47          2,442     

Vừa qua, khoa Ngoại Gan mật tiêu hoá và ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiến hành phẫu thuật rạch và dẫn lưu đường rò cho em bé 7 tháng tuổi.

Vừa qua, khoa Ngoại Gan mật tiêu hoá và ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiến hành phẫu thuật rạch và dẫn lưu đường rò cho em bé 7 tháng tuổi. 2 tháng trước khi vào viện, bệnh nhân Nhi đã được khám phát hiện và điều trị bảo tồn (không rạch và can thiệp đường rò) nhưng bệnh tiến triển thành đường rò. Vì vậy, sau khi hội chẩn, ê kíp phẫu thuật quyết định phẫu thuật dẫn lưu đường rò cho em bé. Tuy nhiên, để tiến hành phẫu thuật thì việc khó khăn là sự phối hợp gây mê cho trẻ nhỏ. Với ca bệnh này đòi hỏi bác sĩ gây mê phải là người có kinh nghiệm.  Bác sĩ Phạm Đức Chính, phụ trách khoa Gây mê cùng các Bác sĩ, kỹ thuật viên trong phòng mổ đã chịu trách nhiệm và trực tiếp gây tê cho bệnh nhân. Ca mổ diễn ra nhanh chóng và an toàn. Sau mổ em bé ổn định, bú mẹ trở lại sau 6 tiếng phẫu thuật và được chuyển khoa Nhi theo dõi và điều trị tiếp.

 

TS Nguyễn Minh Trọng, Trưởng khoa Ngoại Gan mật, tiêu hoá và ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương  chia sẻ:

Áp xe và rò hậu môn là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiễm trùng các tuyến Hermann – Desffosses. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nam giới dưới 12 tháng tuổi trong các nghiên cứu về bệnh ở trẻ em. Theo nghiên cứu hồi cứu của tác giả Cagatay Evrim Afsarlar và cộng sự, ở 158 bệnh nhi (146 nam và 12 nữ) được chẩn đoán áp xe và rò hậu môn nhập viện điều trị từ 1/2005 đến 12/2010 thì độ tuổi trung bình của các trẻ là 7,2 tháng (thấp nhất là 16 ngày tuổi, nhiều nhất là 18 tuổi) với đặc điểm lâm sàng 136 trẻ là biểu hiện áp xe, còn 22 trẻ là biểu hiện là đường rò. Với phương pháp điều trị chính là mở ngỏ và dẫn lưu ổ áp xe (73,5%) và dẫn lưu ổ áp xe và chăm sóc tại chỗ (26,5%) có hoặc không điều trị kháng sinh bổ sung.

          Theo tác giả Jinyoung Park (2020), giải thích bệnh thường gặp ở nam giới có thể do yếu tố thừa androgen hoặc các tuyến nhạy với androgen. Tổn thương thường gặp ở vị trí 3h và 9h cạnh hậu môn.

          Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đến nay vẫn chưa thống nhất trong y văn. Theo Chang và cộng sự (2010) ủng hộ điều trị bảo tồn đối với áp xe và rò hậu môn là phương pháp lựa chọn điều trị đầu tiên. Christison-Lagay và cộng sự (2007) đã báo cáo nguy cơ hình thành đường rò khi điều trị áp xe quanh hậu môn không phẫu thuật ở trẻ sơ sinh. Trong số 83 bệnh nhân được phẫu thuật dẫn lưu, 50 (60,2%) phát triển thành rò, trong khi trong số 57 bệnh nhân không điều trị dẫn lưu, chỉ có 9 (15,8%) phát triển thành rò. Từ đây các tác giả đi đến kết luận rằng vệ sinh tại chỗ và dùng kháng sinh toàn thân mà không cần dẫn lưu bằng phẫu thuật sẽ giảm thiểu sự hình thành lỗ rò. Boenicke và cộng sự đã mô tả hiệu quả của việc điều trị bảo tồn áp xe quanh hậu môn ở trẻ em và các yếu tố dự đoán thất bại điều trị. Tuy nhiên, có một số nhầm lẫn về định nghĩa điều trị bảo tồn cho áp xe quanh hậu môn. Trong bài viết này, các tác giả đã xác định rạch và dẫn lưu áp xe quanh hậu môn là phương pháp điều trị bằng phẫu thuật và chăm sóc tại chỗ bao gồm vệ sinh vùng tầng sinh môn và dùng kháng sinh là phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, các bài báo khác xác định rạch và dẫn lưu với việc chăm sóc tại chỗ áp xe quanh hậu môn là phương pháp điều trị bảo tồn.

Trọng Minh

Facebook a Comment