Để tìm hiểu xem liệu sự thiếu hụt Vitamin D có ảnh hưởng đến việc khôi phục miễn dịch ở người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) hay không, PGS. Amara Ezeamama (chuyên gia về dịch tễ học và thống kê sinh học thuộc Đại học Tổng hợp Georgia, Athen, Hy Lạp) và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 18 tháng, trên 398 người lớn nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV và mới công bố kết quả vào cuối tháng 11/2015 vừa qua.
Cơ sở dữ liệu thu thập bao gồm nồng độ Vitamin D trong cơ thể bệnh nhân vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm (mức cơ sở) và lượng tế vào CD4 tại các thời điểm: Bắt đầu điều trị ARV (tháng 0) và Sau 3, 6, 12 tháng. Khi phân tích, các tác giả đã tìm hiểu xem sự thay đổi lượng tế bào CD4 có liên quan như thế nào tới nồng độ Vitamin D cơ sở trong một thời gian nghiên cứu (18 tháng).
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, ở các bệnh nhân có nồng độ Vitamin D cơ sở (đo vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu) ở mức đủ có sự phục hồi chức năng miễn dịch tốt hơn so với những bệnh nhân có nồng độ Vitamin D cơ sở ở mức thiếu hụt. Sự khác biệt trung binhg của lượng CD4 ở hai nhóm bệnh nhân trên là 65 ở từng thời điểm đo đếm. Sự khác biệt này ở những bệnh nhân trẻ tuổi và bệnh nhân thiếu cân thể hiện mạnh hơn.
Các tác giả đã kết luận rằng, việc bổ sung Vitamin D có thể giúp cho bệnh nhân người lớn nhiễm HIV đang điều trị bằng ARV có sự phục hồi miễn dịch nhanh hơn. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng, phát hiện trên cần được thử nghiệm bằng một nghiên cứu được thiết kế chuyên biệt để khẳng định.
Theo Medical News Today, ACD1215