Trang chủ / Tin tức / KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5/2019

KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5/2019

09/05/2019 15:29     4      34,337     

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là một nhiệm vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, từ Bác sĩ đến những người Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên và các Phòng chức năng khác... phải cùng chung tay góp sức để tạo nên giá trị không chỉ trong khám, điều trị, chăm sóc mà còn là Dịch vụ Y tế đáp ứng nhu cầu sức khỏe của mỗi người.

KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5/2019

Ngày 12/5 được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành này. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của Người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của Ngành Điều dưỡng thế giới. Nhân dịp này, chúng tôi xin  giới thiệu Bài viết của Th.S Phạm Thị Ngọc Dung  chia sẻ về công việc thầm lặng này.

TÂM SỰ “NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG”

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là một nhiệm vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng.  Để hoàn thành nhiệm vụ đó, từ Bác sĩ đến những người Điều dưỡng,  Hộ sinh, Kỹ thuật viên và các Phòng chức năng khác... phải cùng chung tay góp sức để tạo nên giá trị không chỉ trong khám, điều trị, chăm sóc mà còn là Dịch vụ Y tế đáp ứng nhu cầu sức khỏe của mỗi người.

Luôn song hành với Bác sĩ trên mọi chặng đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đó là Người Điều dưỡng, Kỹ thuật viên. Những người với nụ cười hiền hậu và sự chăm sóc tận tâm, luôn yêu thương, chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình. Điều dưỡng cũng chính là người gắn bó với người bệnh nhiều nhất, đặc biệt trong những lúc nằm viện chính những Điều dưỡng là người đã luôn duy trì tinh thần của Nightingale bên ngọn đèn dầu – thức canh giấc ngủ ngon cho từng người bệnh, và luôn sẵn sàng cho mọi chăm sóc về Y tế và chăm sóc cả tinh thần, cùng người bệnh vượt qua những cơn đau của bệnh và sự mệt mỏi về tinh thần trong quá trình điều trị.

Ngày 12/5 được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành này. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của Người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh.Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của Ngành Điều dưỡng thế giới.

Bà Florence Nightingale cầm đèn dầu đi chăm sóc bệnh nhân. Hình ảnh này cho tới nay vẫn là một hình ảnh đẹp của ngành điều dưỡng

Những thành tựu của Ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau. Đó cũng là sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia điều dưỡng quốc tế. Thế hệ điều dưỡng chúng ta quyết phát huy truyền thống của dân tộc, của ngành Điều dưỡng Việt Nam không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành ngày càng mạnh mẽ.

Hằng năm cứ đến ngày này, một ngày mà có lẽ không có nhiều người biết đến, ngày dành riêng cho những người “Chiến sỹ áo trắng” thầm lặng dù số lượng của họ chiếm 2/3 trong Ngành Y tế, đó là ngày “Quốc tế Điều dưỡng” 12/5 hằng năm, ngày vui của những người đang ngày đêm âm thầm, tận tình chăm sóc cho người bệnh.

Để tôn vinh Ngày Điều dưỡng, tôn vinh những giá trị nhân văn mà Điều dưỡng,  Kỹ thuật viên đã đóng góp cùng Bác sĩ và người bệnh, tôi, một Điều dưỡng gần 40 năm gắn bó và cống hiến cho Nghề Điều dưỡng, cũng như cho Ngành Y tế, cùng có chung cảm xúc như tất cả các bạn đồng nghiệp, đó là vinh dự và tự hào.

Trong những ngày này, tất cả cơ sở y tế trên toàn thế giới, tổ chức kỷ niệm ngày Điều dưỡng Quốc tế với nhiều hình thức khác nhau, để ghi nhận những công lao đóng góp của Điều dưỡng và tôn vinh hình ảnh của Người điều dưỡngtrong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Tôi cũng muốn chia sẻ cho các bạn đồng nghiệp về sự hy sinh thầm lặng và sự cống hiến của Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, những con người làm việc trong môi trường đặc biệt, đó là luôn luôn phải đương đầu với các dịch bệnh nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm rất cao, đe dọa đến tính mạng của chính bản thân mình.

Người ta ví điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, bởi đối tượng mà điều dưỡng tiếp xúc chính là người bệnh.Mỗi con người nói chung, đối với người bệnh nói riêng thì không ai giống ai, từ bệnh tật cho đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử và để gần gũi, hiểu được điều người bệnh muốn, không phải là chuyện dễ. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn Nghề này. Có thể nói, sự đóng góp của Ngành Điều dưỡng vào nền Y tế của nước nhà là không nhỏ, dù chưa được xã hội tôn vinh đúng mức, dù thu nhập chưa cao, dù còn nhiều thách thức nhưng với đặc tính nghề nghiệp của mình, những người Điều dưỡng chúng tôi luôn tự hào là người mang trên mình sứ mệnh vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Khi đã lựa chon cho mình nghề Điều dưỡng và cũng xác định cho mình môi trường làm việc,đó là môi trường nguy hiểm, luôn luôn phải đối đầu với dịch bệnh nguy hiểm, nhưng với lòng yêu nghề và với kiến thức chuyên môn của mình, thì không gì có thể ngăn cản được ý trí của Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hình ảnh dưới đây cũng phần nào minh chứng điều đó.

 

Hình ảnh: Điều dưỡng chăm sóc người bệnh bị viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm (SARS) 2003

                 Với thân hình bé nhỏ của những điều dưỡng vẫn cứ cần mẫn, âm thầm, lặng lẽ  ngày đêm chăm sóc cho người bệnh nặng, không  thở than, không trách móc, miễn sao giành được sự sống trả lại cho người bệnh đó là động lực thôi thúc người điều dưỡng cố gắng, cố gắng và cố gắng.

 

Hình ảnh: Điều dưỡng khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực chăm sóc người bệnh nặng

Dùcông việc có vất vả bao nhiêu, cókhó khăn nguy hiểmnhư thế nào đối với tính mạng của những người Điều dưỡng, vẫn không ngăn được những nụ cười thân thiệnluôn rạng rỡ trên môi của mỗi người, khi được hằng ngày chăm sóc và phục vụ người bệnh.

Hình ảnh: Điều dưỡng chăm sóc và phụ vụ người bệnh đến khám bệnh

 Ngoài nhiệm vụ chăm sóc người bệnh về chuyên môn, với tấm lòng nhân ái bao la, họ còn là những người kết nối kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ cho người bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện, tham gia công tác thiện nguyện khác như khám sức khỏe thiện nguyện cho nhân dân.

 

 Hình ảnh: Điều dưỡng làm công tác thiện nguyện

Có tâm, có đức, có tài, Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, luôn cập nhật kiến thức mới, cải tiến, áp dụng kỹ thuật tiến tiến trong điều trị và chăm sóc người bệnh.

 Hình ảnh: Điều dưỡng học tập, chia sẻ kiến thực trong chăm sóc người bệnh      

          Bất cứ Nghề nào đi nữa, cũng cần có tâm, nghề Điều dưỡng nói riêng và nghề Y nói chung thì lại cần điều này hơn nữa, khi hằng ngày phải chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh, bao căn bệnh hiểm nghèo. Dù vất vả, dù chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giámột cách xứng tầm, nhưng tôi mong các bạn Điều dưỡng hãy luôn cống hiến hết mình cho Nghề, vì Nghề, vì người bệnh đã trao sinh mệnh cho chúng ta.Quy luật của cuộc sống và theo giáo lý nhà Phật là có nhân ắt sẽ có quả. Ai gieo nhân lành (làm điều thiện, việc thiện) ắt sẽ gặt được trái ngọt. Để kết thúc cho bài viết này và cũng như lời nhắn nhủ cho những ai đã, đang và sẽ đi theo nghề Điều dưỡng bằng câu nói trong dân gian

Cứu người phúc đẳng hà sa

Giúp người Trời lại giúp ta sau này!

  Ths. Phạm Thị Ngọc Dung- Chuyên gia Điều dưỡng, nguyên TP Điều dưỡng

Facebook a Comment