Trang chủ / Tin tức / HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ HIV/AIDS TOÀN QUỐC NĂM 2014

HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ HIV/AIDS TOÀN QUỐC NĂM 2014

16/09/2014 16:30     11,551      14,778     

Trong hai ngày 12 và 13/09/2014, tại TP Cần Thơ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương phối hợp với Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam đã tổ chức Hội nghị khoa học bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS toàn quốc. 

Tham dự Hội nghị có gần 750 đại biểu bao gồm: Lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế; Lãnh đạo Tổng hội Y học; Lãnh đạo Bệnh  viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Lãnh đạo Hội Truyền nhiễm Việt Nam; Lãnh đạo Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam; Lãnh đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Lãnh đạo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Lãnh đạo Khoa Truyền nhiễm của các tỉnh/thành phố; Đại diện các Tổ chức quốc tế; Đại diện các nhà tài trợ; Các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS trong và ngoài nước; Các phóng viên của các cơ quan thường trú tại Thành phố Cần Thơ.

Hội nghị năm nay diễn ra với số lượng đại biểu đông đảo đến từ khắp các tỉnh thành Bắc, Trung, Nam và các đại biểu quốc tế. Số lượng các nghiên cứu khoa học nhiều, tiêu biểu là 55 nghiên cứu được lựa chọn để báo cáo tại hội nghị trong tổng số 114 công trình nghiên cứu đăng kí trình bày, bao gồm cả những báo cáo trong nước cũng như nước ngoài với chất lượng chuyên môn cao. Các báo cáo tập chung nghiên cứu những vấn đề nóng bỏng về các bệnh Truyền nhiễm mới nổi, tái nổi và điều trị HIV/AIDS. Đến với hội nghị năm nay, còn có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như WHO, OUCRU, HAIVN, ASHM, các hãng dược phẩm lớn như: BD, ROCHE, MSD, ASTRAZENICA, SANOFI PASTER, POLYSAN,  ngân hàng Viettinbank…

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, những năm gần đây, mô hình bệnh tật trên thế giới cũng như trong nước có nhiều thay đổi. Bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi có xu hướng ngày càng gia tăng, điển hình là bệnh Ebola. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 5-9-2014, có 3.944 trường hợp mắc, trong đó có 2.097 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 53%. Trong nước, các dịch bệnh tái nổi có xu hướng ra tăng như: Sởi, Viêm não Nhật Bản, Sốt xuất huyết dengue…đòi hỏi ngành y tế nói chung và ngành Truyền nhiễm nói riêng cần có những phản ứng nhanh chóng để phòng tránh cũng như xử trí bệnh dịch.

Trong những năm gần đây, Hội nghị khoa học toàn quốc về Truyền nhiễm và HIV/AIDS liên tục được tổ chức hằng năm với quy mô năm sau cao hơn năm trước về số lượng đại biểu tham dự cũng như chất lượng các bài báo cáo trình bày tại Hội nghị, hy vọng rằng trong thời gian không xa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phối hợp với Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam sẽ tổ chức các Hội nghị khoa học về Truyền nhiễm và HIV/AIDS không chỉ trong phạm vi toàn quốc mà còn trong khu vực và quốc tế.

Một số hình ảnh tại HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ HIV/AIDS TOÀN QUỐC NĂM 2014

Quang cảnh Hội nghị Khoa học bệnh Truyền nhiễm và HIV/ AIDS Toàn quốc năm 2014 (Ảnh: Hà Tùng)

TS. Hoàng Văn Tuyết, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TƯ giới thiệu đại biểu, giới thiệu nội dung chương trình Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)

PGS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ phát biểu khai mạc Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)

 Phát biểu của Tổng Hội Y học Việt Nam - GS. TSKH Phạm Mạnh Hùng (Ảnh: Hà Tùng)

                          Phát biểu của đại diện Bộ Y tế (Ảnh: Hà Tùng)

                     Phát biểu của Lãnh đạo Sở Y tế Cần Thơ (Ảnh: Hà Tùng)

Đại biểu tham quan các gian hàng triển lãm của các hãng dược phẩm tham gia Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)

                           Các báo cáo viên trình bày tại Hội nghị (Ảnh: Hà Tùng)

Hội nghị Khoa học bệnh Truyền nhiễm và HIV/ AIDS Toàn quốc năm 2014 đã diễn ra thành công tốt đẹp (Ảnh: Hà Tùng)

Nội dung Hội nghị - Nhấn vào tên bài để tải về:

TT

Nội dung

Người trình bày

 

PHIÊN TOÀN THỂ

 

1

Tình hình bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi trong năm 2013-2014

PGS. TS Nguyễn Văn Kính - BV Bệnh Nhiệt đới TƯ

2

Phòng lây nhiễm HIV: Các biện pháp khác ngoài sử dụng bao cao su

Dr. Howard Libman - HAIVN

3

Quản lí kháng sinh trong bệnh viện

Dr. Håkan Hanberger – OUCRU

4

Sốt rét kháng Artemisinin tại Việt Nam

GS. TS Trần Tịnh Hiền - OUCRU

5

AIDS 2014 và các triển vọng điều trị đến năm 2020

Dr. Nicolas Medland – ASHM

6

Phối hợp nâng cao hiệu quả trong phòng chống và điều trị các bệnh truyền nhiễm

Dr. Christopher Colwell – BD

7

Xu hướng tăng cao của tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn Gram âm kháng Carbapenem trong các đơn vị hồi sức tích cực nhi tại Việt Nam

Dr. Mattias Larsson – OUCRU

 

CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

 

8

Khuynh hướng sử dụng kháng sinh trong các bệnh Truyền nhiễm

Ths. BSCKII. Nguyễn Hồng Hà – BV Bệnh Nhiệt đới TƯ

9

Sử dụng WHONET để giám sát sự kháng kháng sinh tại 16 bệnh viện ở Việt Nam

Dr. Heiman Wertheim – OUCRU Hà Nội

10

Nghiên cứu đặc điểm bệnh sốt mò có biến chứng tại BV Quân Y 87 Nha Trang 7/2008 – 12/2013

BS. Lê Hồng Quang – BV Quân Y 87 Nha Trang

11

Đặc điểm nhiễm khuẩn huyết do E. Coli và đề kháng kháng sinh tại BV Trung ương Huế 5 năm (2009-2013)

BS. Phan Từ Khánh Phương – BV Trung ương Huế

12

Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán căn nguyên gây NKH: Giá trị và thách thức trong TH lâm sàng

PGS. TS Lê Hữu Song – BV Trung ương Quân đội 108

13

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có huyết thanh Toxocara spp dương tính và tỷ lệ bệnh nhiễm giun đũa chó mèo tại TT Y khoa MEDIC HCM

BS. Lê Đình Vĩnh Phúc -  Trung tâm Y khoa MEDIC TPHCM

14

Protein kháng nguyên nước bọt của Ixodidae và Anophele

TS. Vũ Hải Vinh – BV Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng

15

Phát hiện các gene BlaOXA ở Acinetobacter baumannil bằng phương pháp Mutiplex PCR-ELISA

BS. Nguyễn Sĩ Tuấn – BV Thống Nhất Đồng Nai

16

Nhiễm trùng bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực ở 14 Bệnh viện ở Việt Nam

ThS. BS Vũ Đình Phú – BV Bệnh Nhiệt đới TƯ

17

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết

ThS. BS Ngô Trí Hiệp – BV Đa khoa tỉnh Nghệ An

18

Chức năng của mao mạch và nội mạc trong tiên lượng bệnh dengue

Dr. Sophie Yacoub – OUCRU Hà Nội

19

Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh lý viêm não cấp tại các Tỉnh thành phía nam Việt Nam

BS. Hồ Đặng Trung Nghĩa – Bộ môn TN Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, TPHCM

20

Tình hình nhiễm lao và sự đề kháng của vi khuẩn lao đối với thuốc kháng lao trên người khám xuất cảnh tại BV Chợ Rẫy từ 2010 – 2013

BS. Trần Thị Thanh Nga – BC Chợ Rẫy, TPHCM

21

Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn viêm màng não mủ sau phẫu thuật sọ não

ThS. BS Nguyễn Văn Duyệt – BV Bệnh Nhiệt đới TƯ

22

Đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị bệnh sởi ở trẻ em trong dịch vụ 2014 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

ThS. BS Đặng Thị Thúy – BV Bênh Nhiệt đới TƯ

23

Tỷ lệ chuyển đổi và yếu tố nguy cơ bệnh nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em Việt Nam

ThS. BS. Lê Nguyễn Thanh Nhàn – BV Nhi Đồng1

24

Kết quả ban đầu thử nghiệm vacxin sốt xuất huyết thực hiện tại 5 nước Châu Á (Việt Nam)

PGS.TS Trần Ngọc Hữu – Viện Pasteur, TP HCM

25

Tình hình điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng người lớn ở BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM 2010 – 2013

ThS. BS. Nguyễn Văn Hảo – Đại học Y, TPHCM

26

Nhiễm trùng do các vi khuẩn Gram âm có tiết men AmpC Beta-lactamase

BS. Lã Thị Bạch Lý – BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM

27

Giá trị của Fibroscan trong đánh giá mức độ xơ hóa gan trên bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính

BS. Ngô Anh Thế - Trường Đại học Y Hà Nội

28

Nhận xét từ dịch giun xoắn ở một đơn vị đóng quân tại biên giới Việt-Lào thuộc tỉnh Điện Biên (9/2013)

TS. Lê Ngọc Anh – Phòng Dịch tễ Cục Quân Y

29

Hiện tượng kháng có liên quan đến tiến trình chậm làm sạch KST Plasmodium Falciparum sau điều trị thuốc Dihydroartemisinin-piperaquine

BS. Huỳnh Hồng Quang – Viện sốt rét-KST-Côn trùng Quy Nhơn

 

CHUYÊN ĐỀ 2: HIV/AIDS

 

30

Kết quả ban đầu ứng dụng bộ kít EXAVIR load trong việc đánh giá thất bại điều trị ARV về virus học ở trẻ nhiễm HIV

BS. Trần Chí Thành – OUCRU

31

Yếu tố tâm lý và các tác dụng phụ của điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS

BS. Nguyễn Thu Oanh – BV Đa khoa tỉnh Bình Định

32

Bước đầu đánh giá kết quả điều trị ARV và các yếu tố liên quan trên người nhiễm HIV ở một trại giam phía bắc Việt Nam 2012 – 2014

BS. Nguyễn Tiến Dẫn – Cục Y tế, Bộ Công An

33

Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị dự phòng lây truyền mẹ con tại tỉnh Hà Giang 2008-2012

BS. Vũ Thanh Hiền – TT phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang

34

Nghiên cứu tình hình tử vong và một số yếu tố tiên lượng sớm của các bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV

ThS. BS Lã Thị Lan – TT phòng chống HIV/AIDS

Hà Nội

35

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm Cryptosporidium đường ruột ở bệnh nhân HIV/AIDS

BS. Lê Văn Học – BV Nhân Ái, TPHCM

36

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu nhiễm nấm P.Manerffei trên bệnh nhân nhiễm HIV tại Hải Phòng

ThS.BS Phạm Thị Vân Anh – Bộ môn TN Đại học Y Hải Phòng

37

Đáp ứng điều trị viêm gan siêu vi B ở bệnh nhân đồng nhiễm HBV/HIV điều trị ARV có TDF

ThS. BS. Võ Minh Quang – BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM

38

Ảnh hưởng của Tenofovir disofroximal đối với các rối loạn chức năng thận ở bệnh nhân nhiễm HIV tại VN

Dr. Daisuke Mizushima

39

Thực trạng và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân HIV/AIDS bỏ trị ARV

BS. Lê Trường Sơn – TT phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa

40

Đáp ứng virut học và HIV kháng thuốc sau 12 và 24 tháng điều trị ARV phác đồ 1

BS. Huỳnh Hoàng Khánh Thư – Viện Pasteur TPHCM

41

Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV và thời gian sống còn của những người nhiễm HIV

BS. Nguyễn Thanh Truyền – TT HIV/AIDS tỉnh Bình Định

42

Hiệu quả điều trị phác đồ ARV bậc II trên bệnh nhân nhiễm HIV người lớn

BS. Lê Thùy – OUCRU HCM

43

Tìm hiểu các mạng lưới tình dục của Nam giới có quan hệ tình dục lưỡng tính

BS. Đặng Văn Khoát – TT Huy động cộng đồng VN phòng chống HIV Hà Nội

44

Thực trạng nhu cầu chăm sóc về thể chất, tinh thần và xh của người nhiễm HIV/AIDS và các yếu tố liên quan

Trần Thị Ngọc, TT phòng chống HIV/AIDS Huế

 

CHUYÊN ĐỀ 3: CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM NHI

 

45

Cập nhật tình hình bệnh sởi năm 2014

PGS. TS Phạm Nhật An – BV Nhi Trung ương

46

Đặc điểm viêm phổi trên bệnh nhân sởi biến chứng

TS. Tạ Anh Tuấn – BV Nhi Trung ương

47

Hiệu quả lọc máu liên tục trong điều trị bệnh TCM biến chứng nặng và các yếu tố ảnh hưởng

BSCKII. Nguyễn Minh Tiến – BV Nhi ddoongf1 TPHCM

48

Hình ảnh bất thường chụp cộng hưởng từ sọ não ở trẻ em viêm màng não nhiễm khuẩn

ThS. BS Lê Thị Yên – BV Nhi Trung ương

49

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em

BS. Trần Bá Dũng – BV Nhi Trung ương

50

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em

BS. Doãn Phúc Hải – BV Nhi Trung ương

51

Căn nguyên vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Dr. Philippe Collin – BV Việt Pháp Hà Nội

52

Thực trạng và thách thức trong tiếp cận chẩn đoán sớm nhiễm HIV và điều trị ARV ở trẻ em

ThS. BS Đỗ Thị Nhàn – Cục phòng chống HIV/AIDS

53

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội trứng Rubella bẩm sinh ở trẻ nhỏ

ThS. BS Nguyễn Văn Thường – BV Saintpaul Hà Nội

54

Tác dụng ngăn lây virus viêm gan B sang bào thai của Tenofovir và Lamivudine cuối thai kì ở thai phụ tải lượng vi rút máu cao

BS. Lê Thị Lan Anh – Khoa Nhi, BV Bạch Mai

55

Báo cáo kết quả chương trình XN HIV do cán bộ y tế đề xuất

CN Đặng Minh Xuân – BV Nhi Đồng2 TPHCM

 
 
Hà Tùng

 

 

Facebook a Comment