Trang chủ / Tin tức / HỘI TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM

HỘI TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM

12/08/2019 09:10          15,099     

Hội Truyền nhiễm Việt Nam (Hội) được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1978, theo Quyết định số 97/BT của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Truyền nhiễm Việt Nam đã được phê duyệt tại Quyết định số 1942/QĐBNV ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hội Truyền nhiễm Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các cán bộ y tế chuyên ngành Truyền nhiễm Việt Nam. Hội có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có biểu trưng riêng, có trụ sở văn phòng đặt tại 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, theo nguyên tắc tự nguyện, không vì lợi nhuận, tuân thủ Điều lệ của Hội, chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Y tế và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hội.

Hội truyền nhiễm Việt Nam đặt tại Tầng 6- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: 78 Giải Phóng - Hà Nội

Điện thoại:     024. 35765464                    

HỘI TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Truyền nhiễm Việt Nam lần thứ nhất Thực hiện Quyết định số 97/BT, ngày 27/5/1978 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Đại hội I (Đại hội thành lập) của Hội Truyền nhiễm Việt Nam được tiến hành năm 1978, tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu GS. BS. Trịnh Ngọc Phan giữ chức Chủ tịch đầu tiên của Hội Truyền nhiễm Việt Nam, giai đoạn 1978 - 1985.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Truyền nhiễm Việt Nam lần thứ hai Đại hội II được tiến hành năm 1985, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu GS. VS. Phạm Song giữ chức Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam Khóa II, giai đoạn 1985 - 2004.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Truyền nhiễm Việt Nam lần thứ ba Đại hội III được tiến hành ngày 26/11/2004, tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu GS. VS. Phạm Song tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam khóa III, giai đoạn 2004 - 2011.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Truyền nhiễm Việt Nam lần thứ tư Đại hội IV được tiến hành ngày 16/9/2011, tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã tôn vinh GS. VS. Phạm Song giữ chức Chủ tịch Danh dự của Hội. Đại hội đã bầu PGS. TS. Nguyễn Văn Kính giữ chức Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam Khóa IV, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Truyền nhiễm Việt Nam lần thứ năm Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Truyền nhiễm Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 — 2021  được tổ chức vào ngày 16/9/2016 tại thủ đô Hà Nội.Đại hội đã bầu GS.TS Nguyễn Văn Kính tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội truyền nhiễm khóa V nhiệm kỳ 2016 - 2021.

 

                                                     TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Hơn 38 năm qua, Hội đã quy tụ được hầu hết các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành Truyền nhiễm Việt Nam, đội ngũ các cán bộ khoa học và đông đảo các cán bộ làm việc trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, điều trị, dự phòng có liên quan đến bệnh Truyền nhiễm, Nhiệt đới, HIV/AIDS. Hội đã bước đầu hình thành được hệ thống tổ chức của mình tại các tỉnh, thành phố và các ngành (quân đội, công an), tạo ra bước phát triển mới trong công tác xây dựng tổ chức Hội tại các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi cả nước. Đã có 14 chi hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngành được thành lập.

Chi hội Truyền nhiễm — HIV/AIDS tỉnh Kiên Giang

Chi hội Truyền nhiễm Quân đội

Chi hội Truyền nhiễm — HIV/AIDS tỉnh Hưng Yên

Chi hội Truyền nhiễm — HIV/AIDS thành phố Hà Nội

Chi hội Truyền nhiễm — HIV/AIDS tỉnh Hải Dương

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS tỉnh Bắc Ninh

Chi hội Truyền nhiễm thành phố Cần Thơ

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng

Chi hội Truyền nhiễm — HIV/AIDS tỉnh Bắc Giang

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS tỉnh Nam Định

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS khối các bệnh viện Trung ương khu vực Hà Nội

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS tỉnh Quảng Ninh

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS tỉnh Hà Giang

Chi hội Truyền nhiễm - HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa

Hoạt động khoa học — kỹ thuật Hoạt động khoa học - kỹ thuật

là hoạt động trọng tâm được triển khai thường xuyên ở các cấp bộ Hội. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành đã được triển khai và áp dụng vào thực tiễn. Năm 2000, Công trình KY01 do Chủ tịch Hội làm chủ nhiệm đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Khoa học - Công nghệ Hồ Chí Minh. Hội đã phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh, hướng dẫn bảo vệ luận án thạc sỹ, bác sỹ nội trú chuyên ngành Truyền nhiễm, đào tạo cho cán bộ Truyền nhiễm tuyến huyện. Hàng năm tổ chức “Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS”.

“Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh Truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2015” được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và đại biểu quốc tế. Hội nghị đã nhận được 187 đề tài, báo cáo khoa học từ các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế gửi đến tham gia báo cáo tại hội nghị. Đã có 78 đề tài được báo cáo.

Nhằm động viên tuổi trẻ ngành Truyền nhiễm Việt Nam tiến quân mạnh mẽ vào khoa học kỹ thuật, Hội đã phối hợp với Viện Mérieux, Cộng hòa Pháp xây dựng “Giải Khoa học trẻ Mérieux — VSID”. Giải bắt đầu trao từ năm 2016, với giá trị giải thưởng là 10.000 EUR.

 

Biểu trưng của Hội Truyền nhiễm Việt Nam

Biểu trưng của Hội là công trình của tập thể Ban Thường vụ Hội Truyền nhiễm Việt Nam khóa IV. Biểu trưng mang ý nghĩa: Hội Truyền nhiễm Việt Nam là tổ chức thu hút nhân tài khoa học chuyên ngành Truyền nhiễm Việt Nam; Thu hút trí lực, vật lực y tế nghiên cứu các biện pháp tác động làm đứt mắt xích truyền nhiễm, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Trong một hình bao tròn năm vòng cung màu da cam nối nhau vây bọc một vùng trắng mang ý nghĩa tác động cảnh báo, cho ta một cái nhìn khái quát 5 khâu chính của bệnh Truyền nhiễm (Tác nhân gây bệnh; Yếu tố môi trường; Vật chủ; Đường xâm nhập; Đường ra). Xuyên thẳng, phá vỡ, làm đứt phòng tuyến truyền nhiễm là biểu tượng ngành Y tế cùng với dòng chữ VSID màu xanh an bình, thể hiện rõ quyết tâm của Hội Truyền nhiễm Việt Nam cùng với toàn ngành Y tế bằng tâm huyết, trí tuệ và tài năng chiến thắng dịch bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, vì tương lai dân tộc. Biểu trưng được công bố, ban hành theo Quyết định số 05, ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam. Ngày 20/10/2015 Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp Giấy chứng nhận số 4653/2015/QTG công nhận bản quyền Biểu trưng của Hội Truyền nhiễm Việt Nam.

Công tác Thi đua - Khen thưởng

Hàng năm Hội đều chỉ đạo phát động và sơ kết, tổng kết các đợt thi đua và bình xét, đề nghị khen thưởng các tổ chức và cá nhân có nhiều thành tích. Tập thể Hội Truyền nhiễm Việt Nam đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2016), cờ thi đua của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2015), Bằng khen của Bộ Y tế (2014), Bằng khen của Liên hiệp Hội (2014, 2015) và Bằng khen của Tổng hội Y học Việt Nam (2013, 2014, 2015). Từ năm 2013 đến nay đã có 43,88% (61/139) Ủy viên Ban Chấp hành đã được khen thưởng (09 lượt được tặng Bằng khen của Liên hiệp Hội, 65 lượt được tặng Bằng khen của Tổng hội Y học Việt Nam và 109 lượt được tặng Giấy khen của Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam). Hoạt động hợp tác quốc tế Hội đã có mối quan hệ hợp tác khoa học chuyên ngành với nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Australia, Anh, Mỹ, Indonesia, Nhật Bản... và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ như WHO, HAIVN, VINAREST, OXFORD, IMC, KUMAMOT… Thông qua hoạt động quốc tế, Hội đã đóng góp tích cực vào các hoạt động chuyên ngành nói chung, cũng như đã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành tại Việt Nam một số kỹ thuật hiện đại.

Hoạt động phối hợp với các hội, đơn vị bạn Hội đã cử hội viên là các chuyên gia tham gia trong các Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế, tham gia các đoàn công tác của Bộ Y tế xem xét, đánh giá tình hình bệnh lạ tại một số địa phương. Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, kết hợp giám sát việc thực hiện các chương trình Y tế quốc gia. Tham gia các đoàn công tác của Tổng hội Y học Việt Nam đi công tác một số tỉnh, thành phố và trình bày về “Tình hình, xu hướng bệnh Truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam”, phản biện, cập nhật kiến thức về các bệnh Truyền nhiễm mới nổi và tái nổi tại một số tỉnh, thành phố. Đóng góp cho dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế...

Phối hợp với Cục Quân y Bộ Quốc phòng trong phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với Hội Y học Dự phòng triển khai các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh cúm A H1N1, H5N1, H7N9, sốt xuất huyết dengue, sởi, MERS - CoV... Liên kết với Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị Hồi sức tích cực. Liên kết với Hội Vi sinh lâm sàng triển khai hoạt động giám sát, đánh giá tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh và các biện pháp điều trị.

KHEN THƯỞNG CỦA HỘI TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM TRONG NHIỆM KỲ IV (2011 — 2016)

1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đã có thành tích trong công tác từ năm 2011 đến năm 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 926/QĐ-TTg, ngày 30/5/2016).

2. Cờ thi đua của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015.

3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, đã có nhiều thành tích đóng góp cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển công tác Hội giai đoạn 2011 — 2014 (Quyết định số 2157/QĐ-BYT, ngày 05/6/2015).

4. Bằng khen của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, góp phần phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Quyết định số 529/QĐ-LHHVN, ngày 20/7/2015).

5. Bằng khen của Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội (Quyết định số 439/2014/QĐ-THYH, ngày 17/12/2014).

 

 

 

 

Facebook a Comment
Các tin khác: