Trang chủ / Tin tức / KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2006- 2017 NHÂN KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2006- 2017 NHÂN KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

10/05/2018 08:49     1,627      7,557     

Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/05/2018.  Trong những ngày này, hệ thống Điều dưỡng trên toàn thế giới, tổ chức các hoạt động mang nhiều  ý nghĩa,  nhằm tôn vinh  hình ảnh của người Điều dưỡng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bài viết này giúp tất cả điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ôn lại lịch sử phát triển của Điều dưỡng thế giới và Điều dưỡng Việt Nam, cũng như ghi nhận những thành quả đã đạt được, đánh dấu các bước phát triển của công tác điều dưỡng tại Bệnh viện trong 10 năm qua.

I. Vài nét về lịch sử phát triển của Điều dưỡng thế giới và Điều dưỡng Việt Nam                                   

Điều dưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế, có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương.  Điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. 

1. Lịch sử phát triển của Điều dưỡng thế giới:

Việc chăm sóc bệnh nhân có từ rất lâu đời và được ghi nhận vào khoảng năm 60 sau công nguyên.

Suốt nhiều thế kỷ công việc này vẫn kéo dài nhưng được thực hiện bởi các tù nhân là chủ yếu nên có một số quan điểm không tốt về nghề này.

Đến khoảng giữa thế kỷ thứ 19 bà Florence Nightingale (1820 - 1910) với sự hy sinh của mình đã đóng góp rất nhiều vào công việc chăm sóc các bệnh nhân và thay đổi cách nhìn của mọi người về nghề điều dưỡng. Bà là người khai sinh ra ngành điều dưỡng.

Đến năm 1860, trường điều dưỡng đầu tiên trên thế giới được thành lập và lấy tên của Bà để ghi nhận những đóng góp to lớn của bà. Đây được tính là cột mốc hình thành và khẳng định chỗ đứng của ngành điều dưỡng trong hệ thống y tế.

Hội đồng Điều dưỡng thế giới (tiếng AnhInternational Council of Nurses, viết tắt là ICN) là một tổ chức điều dưỡng quốc tế bao gồm hơn 130 hiệp hội điều dưỡng hộ sinh quốc gia, đại diện cho hơn 13 triệu người làm công tác điều dưỡng, hộ sinh trên toàn thế giới. Hội đồng Điều dưỡng thế giới được thành lập vào năm 1899, đây được xem là một hội nghề nghiệp được thành lập sớm nhất và hiện nay có số thành viên đông đảo nhất trong lĩnh vực y tế. Trụ sở đóng tại GenevaThụy Sĩ.

Tôn chỉ của Tổ chức này là kết nối tất cả các Hội điều dưỡng của các nước trên toàn thế giới nhằm tăng cường vị thế của người Điều dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của nghề điều dưỡng trên toàn thế giới, đồng thời thúc đẩy công việc chăm sóc sức khỏe của các nước thành viên và trên toàn thế giới. Các thành viên của Hội đồng chỉ cho phép mỗi nước có một tổ chức thành viên đại diện cho người điều dưỡng ở nước đó.

Cũng như những tổ chức hay lĩnh vực khác trên thế giới, ngành Điều dưỡng cũng có ngày kỷ niệm riêng cho mình. Đó là ngày 12 tháng 05. Ngày này là ngày sinh của bà Florence Nightingale. Ngày này được Hội đồng điều dưỡng thế giới chọn để ghi nhận công lao to lớn của Bà đối với ngành Điều dưỡng.

2. Lịch sử phát triển của ngành Điều dưỡng Việt Nam

Cũng như các nơi trên thế giới, từ thời xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian của các lương y trong việc chăm sóc người bệnh. Lịch sử y học của dân tộc ghi rõ phương pháp dưỡng sinh, đã được áp dụng trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh rất có hiệu quả.

Thời kỳ Pháp thuộc, cũng đã mở lớp đào tạo y tá với hình thức cầm tay chỉ việc. Họ là những người giúp việc thạo kỹ thuật, vững tay nghề và chỉ phụ việc bác sĩ. Sau đó mở lớp nam y tá đầu tiên tại bệnh viện Chợ Quán nơi điều trị bệnh tâm thần và phong. Tiếp tục, toàn quyền Ðông Dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều dưỡng bản xứ.  Năm 1910 mở trường điều dưỡng bản xứ. Do chính sách của thực dân Pháp không tôn trọng người bản xứ và coi y tá chỉ là người giúp việc, về lương bổng chỉ xếp ở ngạch hạ đẳng.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vừa mới thành lập đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngành y tế non trẻ mới ra đời, với vài chục bác sĩ và vài trăm y tá được đào tạo thời Pháp thuộc.

Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước được thống nhất, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền. Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói chung giữa hai miền Nam-Bắc.

Ngày 14/07/ 1990, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 570/BYT-QÐ thành lập Phòng Điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Ngày 14 tháng 3 năm 1992 Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định 356/BYT-QÐ thành lập Phòng Y tá của Bộ đặt trong Vụ quản lý sức khỏe (Vụ điều trị).

Ngày 10/06/1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy định về chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Cùng ngày đó, Vụ Quản lý sức khỏe (là Vụ điều trị BYT) ra công văn số 3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.

Năm 1986, Hội điều dưỡng khu vực thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Năm 1989, Hội điều dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội điều dưỡng Quảng Ninh ra đời. Sau đó lần lượt một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Ðiều dưỡng, thôi thúc sự ra đời của Hội Ðiều dưỡng cả nước.

 Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam tổ chức đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Ðình lịch sử. Nhiệm kỳ thứ nhất của BCHTƯ Hội là 3 năm (1990-1993), BCH có 31 ủy viên ở cả 2 miền. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch là: cô Trịnh Thị Loan, cô Nguyễn Thị Niên, ông Nguyễn Hoa, Tổng thư ký là anh Phạm Ðức Mục.

Ngày 26 tháng 3 năm 1993, Đại hội đại biểu Y tá - Điều dưỡng toàn quốc lần thứ 2 (nhiệm kỳ 1993- 1997) được tổ chức tại Bộ Y tế và Ban chấp hành mới gồm 45 ủy viên, Chủ tịch là bà Vi Thị Nguyệt Hồ, 3 phó Chủ tịch là: ông Nguyễn Hoa, cô Trịnh Thị Loan, ông Phạm Ðức Mục (kiêm tổng thư ký).

 Ngày 17/5/1997 Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng Việt Nam lần thứ lần III: Văn phòng Chính phủ đã đồng ý cho đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam thành Hội Điều dưỡng Việt Nam tại công văn số: 4508/CCHC về việc đổi tên Hội Y tá-điều dưỡng, ngày 10 tháng 9 năm 1997.

Ngày 26/10/2012Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng Việt Nam lần thứ VI nhiệm kỳ 2017-2017 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VII. Ths Phạm Đức Mục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017.

Ngày 26/10/2017 Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Điều dưỡng Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2017-2022 và Hội nghị khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ VIII. ThS. Phạm Đức Mục tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022. Lãnh đạo Hội gồm có: 09 (01 chủ tịch, 08 Phó Chủ tịch); 08 Phó Chủ tịch gồm miền Bắc 04, miền Nam 02, miền Trung và Tây Nguyên 02; 01 Tổng thư ký và 20 Uỷ viên thường vụ phụ trách các Ban công tác và các lĩnh vực hoạt động của Trung ương Hội.

Ths. Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020

Những thành tựu của ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau. Đó cũng là sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia điều dưỡng quốc tế. Thế hệ điều dưỡng chúng ta quyết phát huy truyền thống của dân tộc, của ngành Điều dưỡng Việt Nam không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành ngày càng mạnh mẽ.

Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập từ tháng 7/2006 tiền thân là một Phân hội thuộc Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được tách ra khỏi bệnh viện Bạch Mai. Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương  có 10 Phân hội , với 250 hội viên bao gồm các điều dưỡng và kỹ thuật viên toàn Bệnh viện. Chi hội trưởng Chi hội Điều dưỡng nhiệm kỳ 2006 – 2015 và 2015 – 2020 là Ths.Phạm Thị Ngọc Dung – Trưởng phòng Điều dưỡng (tháng 8/2017 nghỉ chế độ).

Ths. Phạm Thị Ngọc Dung – Chi hội trưởng Chi hội Điều dưỡng 2006 – 2015 và 2015 – 2020

Ban chấp hành Chi hội Điều dưỡng và các Phân hội trưởng Phân hội Điều dưỡng

Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của tất cả hội viên trong suốt thời gian gần 10 năm hoạt động của công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh, Chi hội Điều dưỡng bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

II. Kết quả hoạt động công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh giai đoạn 2006-2017

1. Tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện thực hiện theo thông tư 07/2011/TT-BYT

Chăm sóc người bệnh toàn diện, là yếu tố hết sức quan trọng, là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng của Bệnh viện. Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn trong chăm sóc người bệnh, tăng sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh đối với Bệnh viện. Đó là mục tiêu chính mà các cơ sở khám chữa bệnh nói chung và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới nói riêng phải triển khai và thực hiện một cách tích cực.

- Đã triển khai thực hiệnchăm sóc toàn diện cấp I, làm việc theo ca kíp tại khoa Hồi sức tích cựcvà khoa Cấp cứu,để đảm bảo người bệnhđược theo dõi một cách liên tục 24/24 giờ.

- Đối với các khoa lâm sàng khác tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh theo nhóm, hoặc theo công việc phù hợp với tính chất từng khoa, theo phân cấp chăm sóckhác nhau.

Hình ảnh chăm sóc người bệnh toàn diện tại khoa Hồi sức tích cực

2. Xây dựng quy trình kỹ thuật, cải tiến các biểu mẫu hồ sơ chăm sóc của Điều dưỡng nhằm giảm tải thời gian ghi chép cho điều dưỡng để giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc người bệnh

Biên soạn và phát hành 02 cuốn sách: Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và cuốn Hướng dẫn chăm sóc các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiễm khuẩn. Tàì liệu này đã cung cấp cho điều dưỡng những kiến thức trong thực hành và chăm sóc người bệnh, đặc biệt trong chăm sóc bệnh truyền nhiềm

Hình ảnh 02 cuốn sách “Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản” và “Hướng dẫn chăm sóc các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiễm khuẩn”

Xây dựng, cải tiến các biểu mẫu, hồ sơ chăm sóc người bệnh, để phù hợp với tính chất và diễn biến theo mô hình bệnh tật của từng Bệnh viện, nhằm giảm tải thời gian ghi chép cho điều dưỡng để giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc người bệnh.

Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho Điều dưỡng

Hình ảnh đào tạo lại cho điều dưỡng tại Bệnh viện

Hợp tác với các tổ chức Quốc tế nhằm học tập, chia sẻ và cập nhật các kiến thức tiên tiến của các nước trên thế giới, nhằm nâng cao kiến thức trong chăm sóc người bệnh cho điều dưỡng.

Hình ảnh phối hợp với các chuyên gia quốc tế đào tạo cho điều dưỡng tại Bệnh viện

Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, tham gia đào tạo và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc người bệnh chuyên ngành truyền nhiễm cho các bệnh viện tuyến dưới.

Hình ảnh đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến cho các bệnh viện tuyến dưới về chăm sóc người bệnh

Tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành truyền nhiễm với chuyên đề chăm sóc người bệnh của điều dưỡng,  nhằm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh thông qua kết quả nghiên cứu, bằng chứng khoa học thu được của nhiều bệnh viện trên toàn quốc.

Hình ảnh Hội thi Điều dưỡng giỏi – Thanh lịch năm 2010

Hình ảnh Hội thi Điều dưỡng giỏi – Thanh lịch năm 2015

THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Tập thể

Năm 2008: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

Năm 2010: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

Năm 2015: 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

Năm 2016 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2010, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016:  Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

Năm 2014, 2015 Bằng khen của Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hội Điều dưỡng Hà Nội

Năm 2016 nhận giải thưởng DAISY Award (Mỹ). Giải thưởng là ghi nhận sự cống hiến và tận tụy của điều dưỡng bệnh viện trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Hình ảnh điều dưỡng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW nhận giải thưởng DAISY Award tại Việt Nam

Cá nhân

Năm 2017,  Đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú

Năm 2016, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2007 – 2017,  nhiều điều dưỡng tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

Bằng khen của Hội Điều dưỡng Hà Nội, Bằng khen của Hội Điều dưỡng Việt Nam

Năm 2006-2017, nhiều điều dưỡng đạt lao động xuất sắc.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Phấn đấu xây dựng lực lượng điều dưỡng có đủ kiến thức, kỹ năng và nhân cách để hoàn thành nhiệm vụ được giao là chăm sóc người bệnh toàn diện, đáp ứng được với sự phát triển của ngành Truyền nhiễm, nghề Điều dưỡng. Hội nhập với bạn bè Quốc tế, với phương châm: Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương “Trí tuệ - Nhân cách -Thanh lịch”

 

                                                                                                                            Ngọc Dung

 

Facebook a Comment