Trang chủ / Chuyên đề / 6 nghiên cứu khoa học quan trọng về HIV/AIDS được mong đợi trong năm 2015

6 nghiên cứu khoa học quan trọng về HIV/AIDS được mong đợi trong năm 2015

29/08/2015 14:21     5,637      11,101     

Đầu tháng 2/2015 vừa qua, nhóm Tư vấn toàn cầu về HIV/AIDS đã liệt kê 10 vấn đề, sự kiện, kết quả nghiên cứu khoa học về dịch bệnh đáng được quan tâm chú ý trong năm 2015, trong đó có 6 nghiên cứu quan trọng về HIV/AIDS:

- Công bố kết quả các cuộc thử nghiệm IPERGAY và PROUD về dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Đây là 2 thử nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2014 về việc sử dụng các thuốc kháng virut (ARV) có tên là TDDF/FTC (tên thương mại là Truvada) bằng đường uống với mục đích dự phòng trước phơi nhiễm với HIV ở những người Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

- Kết quả thử nghiệm có tên là FACTS 004 cũng sẽ được công bố. Đây là thử nghiệm tiếp theo sau thử nghiệm CAPRISA 004 (tiến hành từ tháng 7/2010 ở Nam Phi về việc sử dụng dầu âm đạo có chứa 1% Tenofovir có thể làm giảm 39% nguy cơ lây nhiễm HIV cho phụ nữ FACTS 004, cũng thử nghiệm cùng loại dầu và cùng liều lượng, nhưng với quy mô lớn hơn so với CAPRISSA 004.

- Nghiên cứu ECHO đi vào hồi kết. Đây là cuộc thử nghiệm được chờ đợi từ lâu (đối với một số người) nhưng cũng có nhiều tranh cãi, với mục tiêu xem xét các phương pháp tránh thai khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ nhiễm HIV của phụ nữ châu Phi.

- Khởi động giai đoạn II các cuộc thử nghiệm thuốc kháng vi rút (ARV) dạng tiêm có tác dụng lâu dài, với khoảng cách tiêm 02 hoặc 03 tháng một lần đối với bệnh nhân đã đạt được nồng độ HIV ở ngưỡng ức chế sau khi được điều trị ARV thông thường.

- Tiếp tục thử nghiệm chiến lược điều trị sớm nhằm điều trị khỏi nhiễm HIV ở trẻ em, mang tên thử nghiệm lâm sàng P115.

- Tiếp tục phát triển nghiên cứu vắc xin phòng tránh nhiễm HIV mang tên HVTN100. Bao gồm một loạt các thuốc thử nghiệm phạm vi rộng ở châu Phi nhằm tăng cường khả năng dự phòng HIV của các loại vắc xin từng được thử nghiệm có kết quả bước đầu tại Thái Lan (ThaiRV trial) khởi động từ năm 2003 và được công bố vào năm 2009, với khả năng làm giảm 31% nguy cơ lây nhiễm HIV. HVTN100 giai đoạn I/II thử nghiệm vắc xin phối hợp của ThaiRV144 nhưng đã được làm tăng tính hiệu lực và để xem xét sự thích ứng của nó với chủng HIV phổ biến ở châu Phi.

 

Theo The Body, ACĐ0315

Facebook a Comment