Skip to main content
Liên hệ ngay với chúng tôi để được
tư vấn và đặt lịch khám sớm.
Email: bvnhietdoitw@nhtd.vnPhone: 0395.135.099

Hotline: 0395.135.099

Tác giả: admin

Khoa Ngoại tổng hợp – Tiết niệu và nam học

Khoa Ngoại Tổng hợp – Tiết niệu và nam học đặt tại Tầng 2 cơ sở Kim Chung.

Trưởng khoa: Ths. Bs Trần Thượng Việt
Phó Trưởng khoa: Ths.Bs Nguyễn Hữu Đoàn

Điện thoại liên lạc:0382769936

Can thiệp tối thiểu – Hiệu quả tối đa

Một số hình ảnh kỹ thuật Khoa đã và đang thực hiện

Phẫu thuật nội soi

Nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser

 

Nội soi khâu thủng bàng quang

Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình thần kinh và cột sống

Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống được tách ra từ khoa Ngoại Tổng hợp và đi vào hoạt động từ ngày 01/02/2023.
Trụ sở khoa tại tầng 2 cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và phòng khám Ngoại chấn thương tại Phòng 101, khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung.
Điện thoại: 0366.684.846
Trưởng khoa: Ths.BS Hoàng Mạnh Hà
Phó Trưởng khoa: Ths. BS Nguyễn Thanh Tùng

Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống gồm 6 bác sỹ, 6 điều dưỡng với chức năng, nhiệm vụ là tham gia công tác khám chữa bệnh, cấp cứu, nghiên cứu và giảng dạy về các bệnh lý chấn thương chỉnh hình, cột sống và sọ não cũng như triển khai các kỹ thuật cao như nội soi khớp, thay khớp…

TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện phát biểu chỉ đạo trong buổi lễ ra mắt Khoa

Ths.BS Hoàng Mạnh Hà, Phụ trách khoa

Tập thể Y, Bác sỹ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình thần kinh và cột sống

Các kỹ thuật Khoa đang triển khai:

Một số hình ảnh minh họa

 

 

Khoa Sản

Khoa Sản được thành lập ngày 09/ 05/ 2022 tại quyết định số 446/ QĐ- NĐTW. Khoa được tách ra từ Khoa Ngoại Sản – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung Ương

Khoa có trụ sở làm việc tại tầng 3, toà nhà 9 tầng BV Bệnh nhiệt đới TW, địa chỉ Thôn Bầu, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Số Điện thoại: 0962413867 
Trang Fanpage: Khoa sản viện Nhiệt Đới TW

Gồm: 6 bác sĩ (1 CKI, 1 Thạc sĩ, 4Đại học)

           5 Nữ hộ sinh

           1 Điều dưỡng

Trưởng khoa: BS CKI Nguyễn Thị Thu Hà

Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn: đào tạo thêm 1 bác sĩ CKII, 2 bác sĩ sau đại học

Phát triển thêm các dịch vụ Chăm sóc Hậu sản chất lượng cao

 

CÔNG BẰNG, BÌNH ĐẲNG TRONG TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÒNG, CHỐNG HIV//AIDS – HƯỚNG TỚI CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030.

Năm 2024, chủ đề được Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) lựa chọn cho Ngày Thế giới phòng, chống AIDS là: “Take the Rights Path”, có thể hiểu là: “Đảm bảo nhân quyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe”. Theo đó, UNAIDS nhấn mạnh: Lấy nhân quyền làm trung tâm, kết hợp với sự tham gia của cộng đồng, thế giới có thể chấm dứt dịch bệnh AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.
Hưởng ứng chủ đề trên, Việt Nam chọn chủ đề cho Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 là: “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

 

1. Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 được hiểu như thế nào?

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030 Việt Nam về cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS. Theo đó, ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống dịch bệnh AIDS vào năm 2030[1]. Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp với tình hình mới. Ban Bí thư cũng đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 06/7/2021 tập trung tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS trước năm 2030.

“Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS” không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà có nghĩa là khi AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS là khi đạt được các tiêu chí sau:

– Số người nhiễm HIV phát hiện dưới 1.000 ca mỗi năm. (tương đương dưới 01 người nhiễm mới HIV/100.000 dân).

– Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS <1/100.000 dân.

– Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con <2%.

       2. Những rào cản nào trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS?

– Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp giảm tác hại tuy nhiên dịch HIV vẫn đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trong nhóm thanh thiếu niên trẻ, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Đây là những quần thể ẩn nên rất khó tiếp cận, khó triển khai các can thiệp cần thiết. Hơn nữa, hành vi nguy cơ của nhóm này rất phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, sử dụng chemsex, quan hệ tình dục tập thể…

– Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư còn thấp, đã và đang là rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của cả người nhiễm HIV và các nhóm đích nguy cơ cao.

– Các rào cản về tài chính và địa lý cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ của những nhóm đích nguy cơ cao. Nhiều người trong các nhóm nguy cơ cao thường có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, vấn đề giao thông và khoảng cách địa lý cũng là một trở ngại đối với những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

– Nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50% vào các dự án quốc tế đặc biệt đối với các chương trình dự phòng mang tính then chốt (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP đang dựa hoàn toàn vào các dự án viện trợ). Hiện nay Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước đang chưa có căn cứ để chi trả cho dịch vụ can thiệp này. Thêm vào đó, quá trình chuyển giao tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS trước mắt cũng vẫn còn nhiều khó khăn đặc biệt trong bối cảnh lộ trình cắt giảm viện trợ nhanh và mạnh.

        3. Tại sao chọn chủ đề: Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030?

Chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” mà Việt Nam lựa chọn trong năm 2024 có ý nghĩa quan trọng và được đưa ra dựa trên bối cảnh cụ thể. Trước hết, nó hưởng ứng chủ đề “Take the Rights Path” của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), nhằm nhấn mạnh vai trò của nhân quyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. UNAIDS cho rằng việc đặt nhân quyền làm trọng tâm và huy động sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp thế giới đạt được mục tiêu chấm dứt  dịch bệnh AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

Bên cạnh đó, đây còn là sự tiếp nối cam kết đã được thể hiện rõ tại Hội nghị cấp cao về HIV/AIDS lần thứ 75 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2021. Tại hội nghị này, cộng đồng quốc tế, bao gồm Việt Nam, đã thông qua Tuyên bố Chính trị với mục tiêu: “Chấm dứt các bất bình đẳng và trở lại đúng hướng để kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Tuyên bố Chính trị nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm quyền con người trong tiếp cận dịch vụ y tế, không có sự phân biệt đối xử và đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng việc tiếp cận các dịch vụ y tế phải đảm bảo tính sẵn có, khả năng tiếp cận, có thể chấp nhận được, có chi phí hợp lý, và đảm bảo chất lượng.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết thông qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo mọi người dân, bao gồm cả các nhóm nguy cơ cao, đều có thể tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách công bằng và bình đẳng. Chính phủ đã thông qua Chiến lược Quốc gia phòng, chống AIDS, ban hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006, sửa đổi năm 2020), và chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện nghiêm túc các biện pháp can thiệp. Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TW năm 2021 để tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, thể hiện sự quyết tâm cao độ trong việc thực hiện cam kết chấm dứt dịch bệnh AIDS trước năm 2030.

Để giải quyết vấn đề khó khăn trong tiếp cận dịch vụ, Việt Nam đã triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ đa dạng và linh hoạt. Ngoài các cơ sở điều trị HIV/AIDS công lập và tư nhân, đã có các mô hình cung cấp dịch vụ lưu động và tiếp cận cộng đồng, giúp mang dịch vụ đến gần hơn với các nhóm nguy cơ cao. Việt Nam cũng đã tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế trong làm việc với các nhóm nguy cơ cao. Các khóa đào tạo chuyên sâu về HIV/AIDS và các kỹ năng tiếp cận, tư vấn cho các nhóm đặc thù này đã giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm thiểu kỳ thị từ phía nhân viên y tế. Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng người nhiễm HIV và các đối tác phát triển phối hợp chặt chẽ, tiếp tục nỗ lực giảm kỳ thị và phân biệt đối xử để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm nguy cơ cao tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng ngừa và điều trị HIV.

Tuy nhiên, một số rào cản vẫn đang tồn tại trong việc tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Nhóm thanh thiếu niên, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), và những người dễ bị tổn thương khác vẫn khó tiếp cận các dịch vụ do sự kỳ thị, phân biệt đối xử, và hạn chế về tài chính. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào viện trợ quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt trong các chương trình điều trị dự phòng. Các vấn đề này gây trở ngại cho mục tiêu giảm thiểu sự lây lan HIV và đảm bảo chăm sóc cho mọi người dân.

Chính vì vậy, việc Việt Nam chọn chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS” thể hiện cam kết giải quyết những bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Điều này không chỉ phù hợp với định hướng của UNAIDS mà còn là bước đi cần thiết để đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Chủ đề này cũng phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế và tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận dịch vụ y tế một cách bình đẳng và không bị phân biệt đối xử./.

 

Mời báo giá cung cấp bảng, biển

Căn cứ biên bản họp của tổ xây dựng danh mục, số lượng, yêu cầu kỹ thuật về việc làm lại biển, bảng chỉ dẫn khoa phòng tại cơ sở Kim Chung đã được Ban Giám đốc phê duyệt

Để có cơ sở xây dựng giá dự toán, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kính mời các đơn vị quan tâm gửi báo giá cung cấp bảng, biển.

(Click vào đây để xem chi tiết nội dung danh mục yêu cầu kỹ thuật đính kèm).

Thư báo giá được scan (chụp) gửi về Bệnh viện qua địa chỉ email: hcqt@nhtd.vn hoặc đóng phong bì kín và gửi về Tổ xét chọn giá, phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. (Ths Minh, ĐT: 0968741088)

Thời gian gửi báo giá: Trước 17 giờ 00 phút, ngày 12/11/2024.

Trân trọng./.

KHÁM SỨC KHỎE MIỄN PHÍ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH NHÂN NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tổ chức khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc và tặng quà miễn phí cho các đối tượng chính sách thuộc một số xã, phường trên địa bàn Hà Nội.

1. Lên kế hoạch khám sức khỏe nhân ngày thương binh liệt sỹ

Các buổi khám sức khỏe đã diễn ra trong năm ngày cuối tháng 06 và đầu tháng 7 năm 2024. Qua đó đã có 774  người  là các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, cán bộ lão thành Cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ tiền khởi nghĩa và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 4 xã Cổ Loa, Dục Tú, Nguyên Khuê, Xuân Canh, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh và Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được thăm khám. Với các nội dung : khám sức khỏe tổng quát, khám Nội; Khám tai mũi hong; Khám Ngoại khoa; Siêu âm (Gan, thận, lách, tụy, tiết niệu, tiền liệt tuyến); Xét nghiệm tầm soát tiểu đường ; Phát thuốc miễn phí.

2. Thực hiện khám sức khỏe miễn phí cho các đối tượng chính sách

Phát biểu tại buổi khám, TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh: Đây là hoạt động thường niên của bệnh viện nhằm phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người có công với Cách mạng. Bệnh viện luôn hướng tới mục tiêu tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt đối với những người có công với Cách mạng trên địa bàn các quận, huyện tại thành phố Hà Nội.

3. Tư vấn khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí

Chương trình khám sức khỏe thiện nguyện này không chỉ đơn thuần là dịp Bệnh viện khám, tư vấn bệnh cho người dân mà còn là dịp để cán bộ nhân viên Bệnh viện gắn kết hơn với người dân trên địa bàn Huyện Đông Anh. Qua buổi khám sức khỏe thiện nguyện, các bác sĩ có thể giúp người dân phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh và tư vấn các phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tiền thân là Viện Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới, qua 13 năm phát triển, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đã lớn mạnh cả về lượng và chất. Từ 1 tòa nhà 120 giường bệnh ban đầu đến nay Bệnh viện đã phát triển thành 2 cơ sở (tại 78 Giải Phóng, Hà Nội và tại Thôn Bầu xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) Năm 2014 cơ sở Kim Chung bắt đầu được đưa vào hoạt động. Ngày 26/06/2018, Bộ Y tế đã ra chính thức cấp giấy phép hoạt động khám chứa bệnh đa khoa cho cơ sở Kim Chung.

Hiện nay, với 25 Khoa phòng và 01 Viện Đào tạo bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới, bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa với mũi nhọn chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với định hướng phát triển đa khoa, bệnh viện đã từng bước hình thành và phát triển các chuyên khoa Ngoại, Sản, Nhi, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Nội Tổng hợp…

Tiền thân của Bệnh viện là Viện Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới, đơn vị được phong tặng Anh hùng Lao động năm 2004 vì có thành tích xuất sắc trong chống dịch SARS.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn là nơi điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới có chất lượng hàng đầu và được sự tin cậy của người bệnh. Bệnh viện có phòng cách ly áp lực âm thuộc loại hiện đại trên thế giới, vừa qua nhiều bệnh nhân cúm rất nặng được cứu sống tại đây.Trong kế hoạch nâng cao cơ sở vật chất, Bệnh viện đã hoàn thành xây dựng mở rộng trụ sở hiện tại với một khu nhà 6 tầng để tăng cường các buồng bệnh.

Hiện tại bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông tin cho nhiều hoạt động như khám, kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm, lưu trữ bệnh án, viện phí… Có hệ thống wifi internet miễn phí phủ sóng toàn bộ bệnh viện. Có hệ thống hội thảo trực tuyến, kết nối Bệnh viện với các bệnh viện lớn trong nước và một số nước trên thế giới.

Bệnh viện luôn là đơn vị đi đầu và làm nòng cốt khi có dịch bệnh nguy hiểm và các dịch bệnh mới xuất hiện. Những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế Bệnh viện nhanh chóng dập tắt các dịch nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm A H1N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm,liên cầu lợn, dịch sởi, sốt phát ban, … Ngoài việc tổ chức, chỉ đạo chống dịch Bệnh viện tham gia cùng Bộ Y tế xây dựng các phác đồ chẩn đoán, điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới.

Hệ thống Khoa xét nghiệm được sự tài trợ của ĐH Oxford, Vương quốc Anh, trang bị các máy xét nghiệm hiện đại, như  Xét nghệm căn nguyên virus, vi khuẩn, ký sinh trùng bằng PCR, RT-PCR (định lư­ợng virus viêm gan B, C, virus HIV…), Giải trình tự gen, Xác định kháng thuốc HBV, HCV, Xác định vi khuẩn và kháng sinh đồ bằng máy định danh tự động VITEC 2 Compact.

Về công tác chỉ đạo tuyến, năm 2010 bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho hệ thống truyền nhiễm miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên. Hàng năm bệnh viện tổ chức nhiều đoàn kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới. Đồng thời Bệnh viện hoàn thành xuất sắc việc thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế (trong 2 năm thực hiện BV đã tổ chức 36 lượt hỗ trợ tuyến dưới).

Công tác đào tạo, do có lợi thế Bộ môn truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội được đặt tại Bệnh viện, hàng năm Bệnh viện tổ chức nhiều lớp đạo tạo như: Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các bệnh viện các tuyến; Đào tạo chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho các tỉnh trong cả nước thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia; Đào tạo sinh viên đa khoa năm thứ 5, các lớp đào tạo cao học, nội trú, chuyên khoa 1, của ĐH Y HN và một số cơ sở đào tạo Y dược khác.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Bệnh viện hợp tác nhiều nước trên thế giới như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc,… nhằm chia sẻ thông tin, xây dựng  mạng lưới cảnh báo dịch bệnh, tạo thêm nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của bệnh viện và trình độ cán bộ viên chức thông qua dự án hợp tác, viện trợ, hỗ trợ học tập tại nước ngoài v.v…

Trong giai đoạn tới, Bệnh viên tập trung các nguồn lực vào nhiệm vụ chính:

  • Phấn đấu sớm hoàn thành xây dựng bệnh viện mới quy mô 1000 giường, hiện đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
  • Tham gia cùng Bộ Y tế xây dựng một mạng lưới chuyên khoa Truyền nhiễm trong cả nước đạt hiệu quả cao, để  phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.