Skip to main content

Tác giả: admin

Mời báo giá làm cơ sở xây dựng dự toán cung cấp lắp đặt thiết bị, máy vi tính

Căn cứ tờ trình số 157/TTr-HCQT ngày 24 tháng 10 năm 2024 về việc phê duyệt danh mục máy vi tính, máy in đã được Giám đốc phê duyệt.

Để có cơ sở xây dựng giá dự toán, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kính mời các đơn vị quan tâm gửi báo giá cung cấp lắp đặt máy vi tính, máy in.

(Click vào đây để xem chi tiết nội dung chi tiết đính kèm).

Thư báo giá được scan (chụp) gửi về Bệnh viện qua địa chỉ email: hcqt@nhtd.vn đồng thời đóng phong bì kín và gửi về Tổ xét chọn giá, phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. (Ths Minh, ĐT: 0968741088)

Thời gian gửi báo giá: Trước 17 giờ 00 phút, ngày 28/10/2024.

Trân trọng./.

Mời báo giá làm cơ sở xây dựng dự toán cung cấp cây cảnh.

Căn cứ tờ trình số 162/TTr-HCQT ngày 31 tháng 10 năm 2024 về việc duyệt danh mục mua cây cảnh trang trí hội nghị tại Bệnh viện đã được Giám đốc phê duyệt.

Để có cơ sở xây dựng giá dự toán, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kính mời các đơn vị quan tâm gửi báo giá cung cấp cây cảnh.

(Click vào đây để xem chi tiết nội dung chi tiết đính kèm).

Thư báo giá được scan (chụp) gửi về Bệnh viện qua địa chỉ email: hcqt@nhtd.vn đồng thời đóng phong bì kín và gửi về Tổ xét chọn giá, phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. (Ths Minh, ĐT: 0968741088)

Thời gian gửi báo giá: Trước 17 giờ 00 phút, ngày 04/11/2024.

Trân trọng./.

Mời báo giá làm cơ sở xây dựng dự toán mua thiết bị điện, nước cơ sở Kim Chung

Căn cứ tờ trình số 165/TTr-HCQT ngày 05 tháng 11 năm 2024 về việc cung cấp thiết bị điện, nước đã được Ban Giám đốc phê duyệt

Để có cơ sở xây dựng giá dự toán, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kính mời các đơn vị quan tâm gửi báo giá dịch vụ cung cấp thiết bị điện, nước.

(Click vào đây để xem chi tiết nội dung danh mục yêu cầu kỹ thuật đính kèm).

Thư báo giá được scan (chụp) gửi về Bệnh viện qua địa chỉ email: hcqt@nhtd.vn hoặc đóng phong bì kín và gửi về Tổ xét chọn giá, phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nlội. (Ths Minh, ĐT: 0968741088)

Thời gian gửi báo giá: Trước 17 giờ 00 phút, ngày 08/11/2024.

Trân trọng./.

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ HIV/AIDS

Trong 3 ngày từ 31/10 đến ngày 02/11/2024, Hội Truyền nhiễm Việt Nam và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS (The National Scientific Conference on Infectious Diseases and HIV/AIDS).

Tham gia Hội nghị có gần 700 đại biểu trong nước và quốc tế là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ từ nhiều bệnh viện trong và ngoài nước, các tổ chức nghiên cứu y học và các trường Đại học y dược.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương  nhấn manh:

“Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2024 là một sự kiện quan trọng được tổ chức thường niên, tạo ra cơ hội quý báu cho các nhà khoa học, chuyên gia và cán bộ y tế trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm nói riêng, các bệnh lý nội, ngoại khoa nói chung. Đây không chỉ là nơi hội tụ trí tuệ và tài năng y học, mà còn là diễn đàn để cùng nhìn nhận, đánh giá thách thức và cơ hội trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. Tôi hy vọng rằng, thông qua Hội nghị khoa học Toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS lần này, chúng ta sẽ có những trao đổi sâu sắc, bổ ích, và cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam…”

“WHO tự hào đã hợp tác cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong nhiều năm qua để giảm thiểu tác động của các dịch bệnh truyền nhiễm như SARS, COVID-19, HIV/AIDS, viêm gan siêu vi và mpox (đậu mùa khỉ). Chúng tôi rất mong quan hệ đối tác giữa hai bên sẽ ngày càng bền chặt vì một Việt Nam khỏe mạnh và an toàn hơn”, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS.

 

          Phiên toàn thể của Hội nghị  đã diễn ra sau phiên khai mạc đã có 06 bài trình bày của các báo cáo viên khách mời từ Tổ chức Y tế Thế giới, Đại học Sydney Việt Nam, Đại học Sydney của Úc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tại Phiên toàn thể, Ths. BS CKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ trình bày bài báo cáo về: “Xu hướng và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam”. Ngoài ra còn có các báo cáo khác: Cập nhật toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi gây đe dọa tới an ninh y tế và khung chiến lược hành động An ninh Y tế của Châu Á – Thái Bình Dương; Cập nhật về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lao trên thế giới và Việt Nam; Nghiên cứu tình hình nấm phổi trên thế giới; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong xét nghiệm; Vắc xin phòng ngừa phế cầu  trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt …

Trong thời gian diễn ra, còn có 13 phiên chuyên đề với các lĩnh vực như:

          – Bệnh do vi rút, vi khuẩn không điển hình.

          – Bệnh truyền nhiễm trẻ em.

          – Cập nhật các nghiên cứu của OUCRU.

          – Vi khuẩn và kháng kháng sinh.

          – Bệnh do nấm và ký sinh trùng.

          – Nội khoa trong truyền nhiễm.

          – Nội soi tiêu hóa và thăm dò chức năng.

          – Chăm sóc điều dưỡng.

          – Viêm gan vi rút.

          – Báo cáo của Bộ môn truyền nhiễm Trường ĐH Y HN.

          – HIV/AIDS.

          – Ngoại khoa trong truyền nhiễm.

          – Các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm.

Phiên bế mạc kết thúc hội nghị với 03 báo cáo tổng kết chương trình gồm bài báo cáo về  “Góc nhìn lâm sàng – Gánh nặng sốt xuất huyết Dengue hiện nay” của GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam nêu lên những gánh nặng trong điều trị Sốt xuất huyết Dengue hiện nay. Tiếp theo đó là bài báo cáo “Vắc xin- Giải pháp mới dự phòng sốt xuất huyết Dengue” của PGS. TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương  đã phần nào đưa ra giải pháp cần thiết trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết đang trở thành gánh nặng cho ngành y tế hiện nay. Kết thúc hội nghị là báo cáo tổng kết về “Kết quả nghiên cứu Mạng lưới giám sát kháng kháng sinh định hướng lâm sàng – Giai đoạn 2 (33HNB- ACORN 2) được GS Rogier Van Doorn, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng đại học Oxford, Hà Nội báo cáo.

Hội nghị đã nhận được 136 bài báo cáo, trong đó có 113 báo cáo được trình bày tại Hội nghị và 13 báo cáo dán bảng (Posters). Bên cạnh đó, nhằm mục đích cập nhật kiến thức y khoa  về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS cho các bác sỹ, điều dưỡng thuộc chuyên ngành truyền nhiễm và các chuyên ngành liên quan, chiều ngày 30/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tổ chức các khóa Đào tạo liên tục (CME) với những chuyên đề nổi bật gồm:

          – Cập nhận chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B ở trẻ em.

          – Cập nhận chẩn đoán và điều trị viêm gan.

          – Cập nhật điều trị nhiễm khuẩn đa kháng trong hồi sức.

           – Tập huấn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh mắc viêm gan vi rút.

Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS là một sự kiện khoa học quan trọng không chỉ đối với ngành truyền nhiễm mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học y học, phát triển các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh.  Đặc biệt, Hội nghị là cơ hội để các nghiên cứu viên trẻ trong nước có cơ hội giao lưu và trao đổi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng thực tế khác.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị, Hội Truyền nhiễm Việt Nam còn trao tặng giấy khen đến các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành Truyền nhiễm.  

 

 

 

Khoa Dinh Dưỡng

Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện được thành lập ngày 24/10/2011, hoạt động song song tại cả 02 cơ sở Bệnh viện. Phòng Khám, tư vấn dinh dưỡng được đặt tại tầng 2- Khu Khám bệnh cơ sở Kim Chung. Do đặc thù công việc, Khoa duy trì 4 cán bộ thường trực chia ra 2 cơ sở. Bên cạnh đó, Khoa có một mạng lưới Dinh dưỡng viên, là những cộng tác viên Dinh dưỡng nằm tại các Khoa Lâm sàng, thuộc biên chế của các Khoa Lâm sàng.

ThS. BSNT. Nguyễn Thị Liên Hà

Phụ trách Khoa

Về tổ chức của Khoa: Khoa có Phụ trách khoa là ThS. BSNT chỉ đạo công việc chung, 03 cán bộ phụ trách dinh dưỡng lâm sàng, 02 cán bộ phụ trách dinh dưỡng tiết chế và 01 cán bộ phụ trách công tác hành chính của Khoa.

Cán bộ nhân viên Khoa Dinh dưỡng

Khoa Dinh dưỡng có nhiệm vụ: Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh; Thực hiện chế độ ăn bệnh lý và hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh trong Bệnh viện; Thông tin, giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho bệnh nhân và các đối tượng khác trong Bệnh viện; Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi Bệnh viện; Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng; Nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng vào hoạt động chuyên môn của khoa.

Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, Khoa đã luôn nỗ lực học hỏi. Mỗi năm Khoa đều triển khai nghiên cứu đề tài chuyên môn về Dinh dưỡng được Hội đồng Bệnh viện thông qua, Phụ trách Khoa tham gia giảng dạy khóa học Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và quản lý thuộc đề án Bệnh viện vệ tinh năm 2020.

Nhận thấy sự quan tâm của người dân về dinh dưỡng, Khoa đã triển khai dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại khu khám bệnh – Bệnh viện cơ sở Kim Chung và đã đón tiếp rất nhiều lượt khám, tư vấn cho các đối tượng khác nhau, chất lượng tư vấn được người bệnh đánh giá cao và hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống người được tư vấn.

Tư vấn Dinh dưỡng tại phòng Khám, tư vấn Dinh dưỡng

Khoa thường xuyên tổ chức kiểm tra, tiến hành thử test nhanh thực phẩm, giám sát vệ sinh an toàn tại cả 2 cơ sở bếp ăn của Bệnh viện. Đặc biệt trong dịch Covid-19 Khoa đã được bệnh viện tặng thưởng bằng khen do có thành tích trong công tác hậu cần, phục vụ tốt các suất ăn cho người bệnh, các trường hợp cách ly và toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện.

Tổ chức tư vấn hướng dẫn dinh dưỡng cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khoa lâm sàng, có tài liệu tư vấn dinh dưỡng dành phát cho bệnh nhân và người nhà.

Cán bộ Dinh dưỡng Tư vấn dinh dưỡng tại khoa Lâm sàng

Khoa tổ chức các cuộc Hội chẩn dinh dưỡng tại chỗ, với hình thức cơ động, phục vụ trực tiếp cho người bệnh và người nhà người bệnh ngay tại các khoa lâm sàng.

Thảo luận tại chỗ, hướng dẫn, trao đổi trực tiếp tại giường bệnh

Tổ chức cung cấp chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, đối với những trường hợp bệnh nặng Khoa cũng đã có những hướng dẫn chế độ ăn đặc biệt giúp giảm được số ngày điều trị và cải thiện tình trạng bệnh.

Để người bệnh và các  đối tượng khác trong Bệnh viện tiếp cận những thông tin giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm dễ dàng  Khoa đã làm áp phích truyền thông treo tại phòng khám cũng như các khoa lâm sàng với 3 nội dung: 10 nguyên tắc đề phòng ngộ độc thực phẩm; 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý; Tháp dinh dưỡng.

 

Viện Đào tạo và nghiên cứu bệnh Nhiệt đới

Viện Đào tạo và Nghiên cứu bệnh nhiệt đới có chức năng giúp Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ, viên chức y tế trong nước và học viên nước ngoài; Tổ chức quản lý và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh; thực hiện các hoạt động chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới thuộc chuyên ngành truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới.

– Khẩu hiệu : Đào tạo và Nghiên cứu khoa học là nền tảng phát triển của y học

          – Địa chỉ liên hệ: Tầng 9, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 024.35766021; Fax:024.35766021; Email: viendaotao@nhtd.vn

– Cơ cấu tổ chức của Viện

+ Viện có Viện trưởng và các Phó viện trưởng:

+ Các phòng:

Các bộ môn[MOU1] 

+ Nhiệm vụ

a) Nghiên cứu khoa học

            + Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng, vi sinh, sinh học phân tử của các Bệnh Truyền nhiễm và bệnh Nhiệt đới. 

         + Nghiên cứu xây dựng phương pháp chẩn đoán và điều trị, xây dựng các biện pháp giám sát, phòng chống các bệnh Truyền nhiễm gây dịch.

           + Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ứng dụng các kỹ thuật mới, thuốc mới trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Truyền nhiễm và bệnh Nhiệt đới

            + Nghiên cứu về vaccine, tình trạng kháng thuốc của vi sinh vật, kiểm soát nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn bệnh viện….

b) Đào tạo:

– Xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức các loại hình đào tạo thuộc lĩnh vực Truyền nhiễm, Bệnh Nhiệt đới, vi sinh lâm sàng và các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Chủ động tổ chức các lớp đào tạo định hướng chuyên khoa, đào tạo liên tục và cấp chứng chỉ chuyên ngành cho cán bộ y tế đang làm việc tại các cơ sở y tế thuộc chuyên ngành Truyền nhiễm và cho các cán bộ có nhu cầu.

– Tổ chức đào tạo chuyển giao kỹ thuật liên quan đến bệnh Truyền nhiễm Nhiệt đới, vi sinh lâm sàng, các kỹ thuật xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán bệnh truyền nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn.

– Tổ chức các loại hình đào tạo sau đại học (Tiến sĩ, bác sĩ chuyên  khoa cấp I, Bác sỹ chuyên khoa cấp II…) khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền cho phép.

 – Tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ cho các học viên là người nước ngoài đến học tập tại Bệnh viện.

 – Quản lý các đối tượng học viên đào tạo đại học và sau đại học của các Trường Đại học Y, Dược đến học thực hành tại Bệnh viện

– Tổ chức các loại hình đào tạo kháctheo nhu cầu xã hội khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền cho phép.

c)   Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:[MOU1] 

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, cử cán bộ chuyên môn luân phiên hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới thường xuyên và đột xuất khi có nhu cầu.

– Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hướng về cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Kết hợp với tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.

– Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để có thông tin hai chiều, rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu.

– Thống kê, lưu trữ các tài liệu về hoạt động chuyển tuyến, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện;

– Chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh theo chuyên ngành và sự phân công của Bộ Y tế.

– Phối hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để xây dựng mô hình chuyển tuyến tại khu vực và thực hiện quản lý chuyển tuyến người bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

d) Hợp tác quốc tế

– Hợp tác với các tổ chức cá nhân nước ngoài trong triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới theo quy định của pháp luật.

-Hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong đào tạo chuyên ngành cho sinh viên nước ngoài đến thực tập tại Bệnh viện theo quy định của pháp luật.

-Hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong việc cử cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài

đ) Quản lý đơn vị:

– Xây dựng, trình Giám đốc Bệnh viện các quy định, quy chế, quy trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động liên quan khác của Viện theo đúng quy định của Bệnh viện, Bộ Y tế và của pháp luật.Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

– Thống kê, tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công tác của Viện theo quy định của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

– Quản lý công chức, viên chức, hợp đồng lao động; quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý Bệnh viện.

– Thực hiện chế độ tài chính kế toán của Viện theo quy định của pháp luật.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc bệnh viện giao

-Đối tượng phục vụ

Tất cả các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu nghiên cứu, trao đổi về khoa học công nghệ, đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện và trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.

Khoa Viêm Gan

Khoa Viêm gan thực hiện các chức năng thăm khám, chẩn đoán, theo dõi, điều trị các bệnh nhân viêm gan virút. Hiện nay bên cạnh thu dung chính là bệnh nhân viêm gan virút, Khoa còn tiếp nhận các bệnh nhân tổn thương gan khác như gan rượu, các bệnh gan do rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn, viêm gan nhiễm độc, xơ gan…

Trưởng Khoa: Ths.BS: Nguyễn Ngọc Phúc

Phó Trưởng Khoa: Ths. BS Nguyễn Văn Tuấn

Phó Trưởng khoa: Ths. BS Trần  Minh  Quân

Địa chỉ: Tầng 3 Cơ sở Giải Phóng và Tầng 4 cơ sở Kim Chung – Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Điện thoại: Hành chính Khoa: 024.62782031

Những thành tích từ năm 2006 đến nay
• Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong công tác khám chữa
bệnh, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như chỉ đạo tuyến. Bên
cạnh mặt bệnh chính là bệnh nhân viêm gan virút còn thu dung rất nhiều
bệnh nhân viêm gan khác như: gan rượu, các bệnh gan do rối loạn chuyển
hóa, viêm gan tự miễn, viêm gan nhiễm độc, xơ gan… Số bệnh nhân điều trị
nội trú hiện nay tăng gấp 3 lần so với năm 2006 đồng thời cũng giảm đáng
kể số ngày nằm viện điều trị trung bình.
• Ứng dụng nhiều kỹ thuật, xét nghiệm hiện đại trong công việc như định
lượng virút, định type virút, xét nghiệm gen kháng thuốc, chụp MRI, sinh
thiết gan, fibroscan…
• Nhiều phần thưởng (bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Công
đoàn ngành, danh hiệu chiến sỹ thi đua…) đã trao tặng cho tập thể và cá
nhân Khoa Viêm gan đã có thành tích hoạt động xuất sắc phục vụ bệnh
nhân cũng như tham gia điều trị và phòng, chống thành công nhiều dịch
bệnh nguy hiểm như: dịch tiêu chảy, dịch cúm, sốt xuất huyết, sởi…
Hướng phát tvriển trong tương lai
• Tăng cường chuyên môn sâu, ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên Khoa.
• Chia sẻ, gắn kết với các bệnh viện tuyến dưới.
• Tăng cường hợp tác quốc tế.
• Định hướng tới:
–  Tham gia chuẩn bị, theo dõi trước và sau ghép gan.
–  Tế bào gốc.
– Can thiệp điều trị ung thư sớm…

Khoa Nội Tổng hợp

Khoa Nội tổng hợp được thành lập theo quyết định số 190/QĐ-NĐTƯ ngày 04/4/2019 của Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Khoa Nội tổng hợp là đơn vị có thu trực thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có trụ sở làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

1. Tên tiếng Việt: Khoa Nội tổng hợp

2. Tên viết tắt tiếng Việt: NTH

3. Tên tiếng Anh: Internal Medicine Department

5. Địa điểm: Tầng 7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

6. Điện thoại:

7. Fax:

8. Email: noitonghop@nhtd.vn

Trưởng khoa: Ths.BS Trần Thị Hải Ninh

Phó Trưởng khoa: Ts Vũ Minh Điền

Điều dưỡng trưởng: CN Trần Thị Toàn

 Định hướng phát triển của Khoa

 1. Định hướng phát triển của Khoa là trở thành đơn vị khám bệnh, chữa bệnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các bệnh viện tiên tiến trong nước và khu vực để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nội khoa nói chung cho người bệnh người lớn; khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi với mũi nhọn chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới; khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh nước ngoài; thực hiện các kỹ thuật can thiệp gan mật để điều trị các bệnh lý gan mật.

2. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế và mở rộng hợp tỏc quốc tế theo quy hoạch phát triển của Bệnh viện được Bộ Y tế phê duyệt.

 Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong Khoa

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Khoa lãnh đạo các hoạt động của khoa theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở Chỉ thị, Nghị quyết, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong Khoa được thành lập, hoạt động và phối hợp hoạt động theo quy định của pháp luật.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KHOA

Chức năng của Khoa

1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng về các bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới và một số bệnh liên quan cho người bệnh trong nước; người bệnh người nước ngoài.

2. Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế, làm công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được phân công.

3. Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 Nhiệm vụ của Khoa

1. Công tác khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu bệnh về các bệnh bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới cho người bệnh trong cả nước, người bệnh người nước ngoài, phục vụ cho nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;

b) Tư vấn các vấn đề liên quan tới bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới;c) Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại;

d) Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng;

đ) Nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi các hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Bệnh viện.

2. Công tác nghiên cứu khoa học:

a) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước;

b) Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;

c) Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế:

a) Là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế;

b) Tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện;

c) Đào tạo liên tục và đào tạo phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu;

d) Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam có nhu cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

4. Công tác chỉ đạo tuyến:

a) Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển y tế cơ sở;

b) Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn chuyên ngành cho các tuyến theo quy định của cấp có thẩm quyền và các đơn vị khác có nhu cầu;

c) Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công.

5. Hợp tác quốc tế:

a) Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Khoa quản lý‎ theo quy định của pháp luật.

6. Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa:

a) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt;

b) Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

7. Quản lý chất lượng bệnh viện:

a) Áp dụng, triển khai và xây dựng kế hoạch từng bước thực hiện theo Tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành và các tiêu chuẩn chất lượng khác có liên quan;

b) Tự đánh giá chất lượng, công khai chất lượng hoạt động của Khoa và chịu sự kiểm định chất lượng của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khác;

c) Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng của Khoa; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ do bệnh viện cung cấp.

8. Quản lý Khoa:

a) Phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển Khoa, tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế;

c) Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Khoa theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi hoạt động của khoa, chi trả phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật;

d) Tạo thêm nguồn kinh phí cho Khoa từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bệnh viện.

 Nghĩa vụ của Khoa

1. Khoa hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

 Đối tượng phục vụ

1. Tất cả người bệnh mọi lứa tuổi mắc các bệnh lý nội khoa đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

2. Tất cả người bệnh từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

3. Tất cả người bệnh mọi lứa tuổi mắc các bệnh lý gan mật đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

4. Tất cả người bệnh là người nước ngoài đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

5. Đối tượng đến học tập, công tác, nghiên cứu khoa học và các đối tượng khác đến làm việc theo quy định của pháp luật.

TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG DỊCH TƯ VẤN – TIÊM CHỦNG VẮC XIN

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành của Bộ y tế trong lĩnh vực dự phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Hơn 100 năm hoạt động, Bệnh viện đã tham gia xây dựng những phác đồ điều trị và các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, thanh toán các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Phòng, chống dịch – Tư vấn – Tiêm chủng vắc xin bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 27 tháng 3 năm 2013, là nơi tư vấn tiêm chủng, cung cấp các loại vắc xin tin cậy, uy tín, hiệu quả, đảm bảo an toàn.

Các xét nghiệm được tiến hành tại Trung tâm

– Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B: HBsAg, Anti-HBs, HBeAg.

– Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C.

– Xét nghiệm chẩn đoán HIV: test nhanh, HIV 3 phương pháp.

– Xét nghiệm chẩn đoán Rubella: IgM, IgG.

– Các xét nghiệm khác tại phòng khám bệnh viện: Xét nghiệm công thức máu, sinh hoá máu, xét nghiệm chẩn đoán các bệnh do vi khuẩn, virut, ký sinh trùng.

 

 

Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin

– Vắc xin phòng bệnh lao.

– Vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B.

– Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib.

– Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu.

– Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rota virut.

– Vắc xin phòng bệnh cúm.

– Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật bản.

– Vắc xin phòng bệnh Viêm màng não mủ do não mô cầu.

– Vắc xin phòng viêm phổi, viêm mũi họng, viêm màng não mủ do phế cầu.

– Vắc xin phòng bệnh thương hàn, tả.

– Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung.

– Vắc xin phòng bệnh dại.

– Huyết thanh kháng uốn ván.

– Huyết thanh kháng dại.

– Huyết thanh kháng viêm gan B.

Trung tâm nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật của các công ty vắc xin hàng đầu thế giới như: Glaxo Smith Kline, Sanofi Aventis, MSM… và được bố trí tại tầng I, thoáng mát, độc lập với khu vực điều trị của bệnh viện, thuận lợi cho khách hàng khi đến với Trung tâm.

————————————————————————————————————–

Trung tâm Phòng, chống dịch – Tư vấn – Tiêm chủng vắc xin

78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và Kim Chung Đông Anh, Hà Nội

Điện thoại: 04.63265762, 0979030136; Website: benhnhietdoi.vn

Khoa Dược

Khoa Dược Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập từ tháng 4
năm 2006. Ngay sau đó, tháng 09/2006, Nhà thuốc bệnh viện được thành lập. Tiếp
theo, căn cứ nhu cầu thực tiễn việc cung cấp vắc xin ngày càng có một vị trí quan
trọng trong dự phòng các bệnh Truyền nhiễm, Nhiệt đới, ngày 27/3/2012, Phòng
Tiêm chủng vắc xin đã được Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quyết
định thành lập nằm trong mái nhà chung của Khoa Dược.
Trưởng Khoa; DS Đinh Thị Thanh Thuỷ
Phó Trưởng Khoa: DS Khuất Hải Oanh

Xuất phát từ tính chất công việc, từ tình hình thực tế của Bệnh viện, Khoa Dược được bố trí làm việc tại một số phòng ở tầng 1, tầng 4 và tầng 6 cơ sở 78 Giải Phóng và tầng 1 cơ sở Kim Chung, Đông Anh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Điện thoại liên lạc: 0435764522; 0435766372; 0435766387; E-mail chung: khoaduocnhtd@gmail.com.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ máy tổ chức, năng lực hoạt động của Khoa Dược từng bước được tăng cường cả về nhân lực và trang thiết bị, đảm bảo đủ điều kiện phục vụ bệnh nhân nội trú cũng như ngoại trú. Việc quản lý số liệu được thực hiện trên phần mềm định sẵn đồng bộ với phần mềm chung của toàn Bệnh viện. Các hoạt động chuyên môn Dược được xây dựng thành các quy trình cụ thể. Năm 2014, Khoa đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2008 của hệ thống quản lý chất lượng. Khoa có nhiệm vụ: Lập kế hoạch và thực hiện công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao cho toàn Bệnh viện theo các quy định hiện hành; Cung cấp thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu điều trị của Bệnh viện; Triển khai công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc trong Bệnh viện; Kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế; Tham gia quản lý kinh tế thuốc, hoá chất, sinh phẩm, vật tư tiêu hao…; Tham gia quản lý và cấp phát thuốc các chương trình cho bệnh nhân HIV ngoại trú, các chương trình nghiên cứu của Bệnh viện; Tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tổ chức và quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện và Phòng Tiêm chủng vắc xin; Tham gia các hoạt động chuyên môn, hoạt động xã hội chung của Bệnh viện.

Công tác dược chính, dược lâm sàng và thông tin thuốc trong thời gian qua đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: Lập kế hoạch mua thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao theo mô hình bệnh tật, theo dự trù của các khoa phòng, sát với nhu cầu thực tế của Bệnh viện; Tổ chức đấu thầu mua thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao cho toàn Bệnh viện theo đúng quy chế và các quy định của pháp luật hiện hành; Quản lý, theo dõi tình hình cung ứng thuốc của các công ty trúng thầu và tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện; Đôn đốc và kiểm tra các quy chế chuyên môn Dược tại Khoa Dược và các khoa lâm sàng định kỳ và đột xuất; Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa và của Bệnh viện; Xây dựng mục tiêu chất lượng công tác Khoa Dược, các SOP, các quy trình ISO – Theo dõi việc thực hiện và điều chỉnh hàng năm; Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tổng hợp và Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng và hoàn chỉnh phần mềm quản lý, báo cáo công tác chuyên môn. Công tác dược lâm sàng được tổ chức ngay từ khi mới thành lập Khoa Dược và từng bước được tăng cường, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Năm 2006, Khoa có 01 dược sỹ làm công tác dược lâm sàng; Năm 2011, có 02 dược sỹ lâm sàng; Đến năm 2016, có 03 dược sỹ lâm sàng chuyên trách và 02 dược sỹ lâm sàng bán chuyên trách. Hiện nay, công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Hoạt động dịch vụ của Khoa Dược

Nhà thuốc Bệnh viện : được thành lập từ cuối năm 2006 theo các thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện của Bộ Y tế. Luôn tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. Nhà thuốc đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện với giá hợp lý. Phục vụ bệnh nhân 14/24h và trực cấp cứu 24/24h. Số lượng các mặt hàng được phục vụ tại nhà thuốc ngày càng tăng, hồ sơ các sản phẩm nhập vào nhà thuốc được kiểm soát đúng quy chế quy định. Hoạt động tài chính của Nhà thuốc được quản lý qua hệ thống Tài chính – Kế toán của Bệnh viện. Nhà thuốc đã được cấp chứng chỉ GPP lần thứ 2. Năm 2014 Khoa Dược đã triển khai thêm Nhà thuốc tại cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội).

Phòng Tiêm chủng vắc xin :luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng có nhu cầu tiêm chủng; Tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong công tác phòng bệnh; Thực hiện các quy định chuyên môn trong tiêm chủng, bảo quản vắc xin theo đúng quy định của nhà sản xuất; Xét nghiệm cho khách hàng đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn; Thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên y tế trong công tác tiêm chủng vắc xin; Quản lý kinh tế theo đúng quy định của bệnh viện trong quá trình thực hiện dịch vụ; Tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tham gia các hoạt động chuyên môn và hoạt động xã hội chung của Bệnh viện

Năm 2014, với trách nhiệm phục vụ tận tình, chu đáo, chất lượng cao, hoạt động tiêm chủng vắc xin của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã được người tiêu dùng bình chọn là một hoạt động “Dịch vụ hoàn hảo”.

Khoa rất chú trọng triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong 10 năm qua, Khoa đã chủ trì triển khai và nghiệm thu với kết quả tốt, được áp dụng trong thực tiễn công tác của Bệnh viện.

10 năm qua, Khoa Dược luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Với những thành tích đã đạt được, năm 2009 tập thể Khoa Dược đã được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen (Quyết định số 1978/QĐ-BYT ngày 08/6/2009). Trong thời gian tới, Khoa tập trung tăng cường chất lượng và số lượng cán bộ, nhân viên đảm bảo duy trì tốt hoạt động của Khoa tại hai cơ sở 1 và 2; Duy trì và từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động tại các cơ sở của bệnh viện theo quy chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2008; Phát triển công tác dược lâm sàng, tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc, đảm bảo hiệu quả, an toàn, hợp lý và kinh tế; Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật thông tin cho các cán bộ y tế trong Bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn sử dụng thuốc; Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức Y – Dược học; Động viên cán bộ, nhân viên tích cực học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc; Tiếp tục tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích, đánh giá sử dụng thuốc; Đánh giá chi phí điều trị của người bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí sử dụng thuốc của Bệnh viện; Xây dựng hệ thống Kho Dược theo tiêu chuẩn GSP và Nhà thuốc theo chuẩn GPP, phấn đấu tăng số lượng mặt hàng và doanh số; Duy trì và nâng cấp Phòng Tiêm chủng, giữ vững danh hiệu đơn vị có “Dịch vụ hoàn hảo” đã được người tiêu dùng bình chọn./.

Khoa Nhi

Khoa Nhi được thành lập ngày 09/10/2012.
Từ ngày đầu thành lập, Khoa có 14 cán bộ nhân viên. Đến nay Khoa đã có 19 cán bộ nhân viên, gồm 01 PGS. TS. BS; 02 ThS. BS; 02 BS và 14 Điều dưỡng viên
Cuối năm 2014, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện, Khoa đã thành lập được phòng khám nhi, đây là bước đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Khoa sau 2 năm thành lập. Cũng bằng đó con người, Khoa vừa điều trị nội trú vừa làm công tác khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.

Khoa được bố trí tại tầng 8 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. 

Số điện thoại: 0961265488

Trưởng Khoa: Ths BS. Đặng Thị Thúy

Phó Trưởng Khoa: Ths. BS Nguyễn Thành Lê

Điều dưỡng trưởng: CN Nguyễn Hải Vân 

Với chức năng của một khoa lâm sàng, chuyên khoa Truyền nhiễm Nhi, Khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có nhiệm vụ: Tổ chức tiếp đón, khám, chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân Nhi vào viện; Bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ được giao; Tổ chức chăm sóc người bệnh theo chế độ và đảm bảo cách ly tránh lây lan bệnh theo quy định của Bộ Y tế; Tổ chức hội chẩn tại viện, liên viện và tham gia hội chẩn ngoài viện, sẵn sàng chi viện cấp cứu khi có tai nạn, ngộ độc, thảm họa dịch bệnh hàng loạt xảy ra; Tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh theo quy định của Bộ Y tế; Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, áp dụng các kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện phân công. 

Tuy mới thành lập chưa được 4 năm, tập thể cán bộ nhân viên Khoa Nhi đã vững vàng, đoàn kết, vượt qua những khó khăn ban đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong vụ dịch sởi 2014, tập thể Khoa đã tiếp nhận và điều trị kịp thời cho 400 bệnh nhân nhi với nhiều biến chứng nặng, không có ca bệnh tử vong, đảm bảo công tác cách ly không để lây chéo. Ngoài ra, cán bộ Khoa còn tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống dịch bệnh thông qua các phương tiện truyền thông và tại chỗ. Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của Bệnh viện, Khoa đã và đang tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Trong 4 năm, qua các đề tài khoa học đã được tiến hành như: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sởi trên trẻ em; Đánh giá kết quả liệu pháp khí dung trên trẻ em sởi có viêm phổi suy hô hấp; Đánh giá hiểu biết của các bà mẹ có con mắc sởi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ho gà ở trẻ em; Đặc điểm lâm sàng của viêm não — màng não do Toxocara canis và Angiostrongilus cantonensis; Đánh giá các quy trình chăm sóc của điều dưỡng. Và các đề tài đang nghiên cứu như: Căn nguyên và đặc điểm lâm sàng theo từng nhóm căn nguyên gây sốt kéo dài. Tất cả các đề tài nghiên cứu hoàn thành đều đã được đăng trên tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, trung bình mỗi năm có 1 – 2 bài báo được đăng. Trong hoạt động đào tạo: Mỗi năm có khoảng 100 lượt học viên, cả học viên bác sỹ và điều dưỡng học tại Khoa, Khoa đã cử cán bộ tham gia hướng dẫn và giảng dạy, hướng dẫn thực tập cho học viên, góp phần vào thành công chung trong công tác giảng dạy và đào tạo của Bệnh viện. Trong vụ dịch sởi năm 2014 tập thể Khoa đã điều trị kịp thời, không có ca bệnh nào tử vong, đảm bảo công tác cách ly không để lây chéo. Tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.

Là một khoa dành cho các cháu lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng nên việc chăm lo đời sống, đặc biệt là đời sống tinh thần cho bệnh nhân nhi đã mang lại nhiều đóng góp tích cực cho công tác điều trị. Khoa luôn quan tâm tổ chức các hoạt động động viên tinh thần các cháu nhân dịp các ngày kỷ niệm, ngày tết của các cháu. Với những thành tích đã đạt được, tập thể Khoa đã hai lần được tặng Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế (Quyết định số 53/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 và Quyết định số 2960/QĐ-BYT, ngày 16/07/2015). Khoa Nhi là một tập thể đoàn kết, luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thường xuyên hàng năm đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và nhiều cá nhân đã được khen thưởng của các cấp. Trong thời gian tới, phát huy những thành tích đã đạt được, Khoa tập trung phát triển chuyên sâu các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới ở trẻ em và phát triển mạnh năng lực cấp cứu Nhi.

Khoa Vi rút – Ký sinh trùng

Khoa Vi rút – Ký sinh trùng được hình thành từ 01 tháng 01 năm 1997, với tên gọi cũ là Khoa “Lây 10” thuộc Viện Y học Lâm sàng các Bệnh nhiệt đới. Từ tháng 6/2006, Khoa có tên gọi Khoa Vi rút – Ký sinh trùng thuộc Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia (nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Trải qua 10 năm hoạt động, Khoa đã từng bước phát triển lớn mạnh về mọi mặt xứng đáng là chuyên khoa đầu ngành trong cả nước về chẩn đoán điều trị các bệnh do vi rút, các bệnh do ký sinh trùng và đặc biệt là HIV/AIDS.

 

 

 

 

 

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập
ngày 01 tháng 03 năm 2008. Tiền thân của Khoa là một đơn vị chẩn đoán hình ảnh
thuộc Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai.

Khoa có 2 cơ sở làm việc: – Cơ sở 1: Tại tầng 1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. – Cơ sở 2: Tại tầng 1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Trưởng Khoa: TS Nguyễn Tuấn Anh.

Phó trưởng khoa: TS Lê Trần Thắng

Khoa có 20 cán bộ, nhân viên, trong đó có 15 cán bộ, nhân viên trong biên chế và 05 nhân viên hợp đồng. Khoa có nhiệm vụ: Chẩn đoán hình ảnh trên các phương tiện máy chụp XQ, máy siêu âm, máy chụp cắt lớp vi tính…; Thăm dò chức năng và điều trị can thiệp bằng nội soi: Nội soi tiêu hóa, nội soi hô hấp, thắt tĩnh mạch thực quản…; Thực hiện các thủ thuật: Chọc hút áp xe, sinh thiết gan, chọc hút dịch màng phổi… dưới hướng dẫn của siêu âm; Điề u trị ung thư gan bằ ng phương phá p nú t mạ ch; Điề u trị ung thư gan bằ ng phương phá p đố t só ng cao tầ n; Nghiên cứu khoa học: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các hội nghị khoa học tại Bệnh viện và hội nghị chuyên ngành; Đào tạo: Cùng với Trung tâm đào tạo của Bệnh viện đào tạo nâng cao chẩn đoán hình ảnh đối với bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm; Hợp tác khoa học thuộc lĩnh vực chuyên ngành hình ảnh với các bệnh viện, tổ chức y tế trong và ngoài nước.

Qua 8 năm hoạt động, trang thiết bị của Khoa ngày càng được tăng cường. Hiện nay tại cơ sở 1, Khoa đã được trang bị 06 máy XQ trong đó: 04 máy XQ kỹ thuật số, 02 máy XQ di độ ng; 09 máy siêu âm, trong đó: 07 máy siêu âm màu, 02 máy siêu âm đen trắng; 02 máy chụp cắt lớp vi tính 2 lá t cắ t và 128 lá t cắ t; 04 máy điện tim: 03 máy 6 cần, 01 máy 12 cần (GE); 03 máy nội soi tiêu hóa và hô hấp củ a olympus và fuji. Tại cơ sở 2, nhiề u trang thiế t bị hiệ n đạ i khác củ a cá c hã ng nổ i tiế ng hiệ n đang đượ c lắp đặt và triển khai hoạt động vào Quý IV/2016.

Tập thể Khoa đoàn kết, xây dựng Khoa từng bước phát triển cùng với sự phát triển chung của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với những thành tích đã đạt được, tập thể Khoa và nhiều cán bộ trong Khoa đã được khen thưởng: Khoa được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế (Quyết định số 5015/QĐ-BYT ngày 10/12/2007 và Quyết định số 2960/QĐ-BYT ngày 16/7/2015).

Khoa được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắ0c các năm 2013, 2014, 2015 và nhiều cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở… Trong thời gian tới, Khoa tập trung nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong khoa. Phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ thuật đang triển khai, đồng thời từng bước triển khai các lĩnh vực hình ảnh có độ chuyên sâu như: Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch gan; Điều trị ung thư gan bằng đốt sóng cao tần; Điều trị xơ gan bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc bơm trực tiếp vào động mạch gan; Thắt giãn tĩnh mạch thực quản trong điều trị giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan… Phấn đấu trở thành Khoa Chẩn đoán hình ảnh đi đầu nghiên cứu sâu trong lĩnh vực bệnh lý hình ảnh các bệnh Truyền nhiễm, Nhiệt đới.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập ngày 13/01/2007, cơ sở làm việc của Khoa đặt tại tầng 1 cơ sở 78 Giải Phóng và cơ sở Kim Chung – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

 Điện thoại: 04.62782036.
Trưởng Khoa: Ths Đoàn Quang Hà

 

Trải qua 10 năm hoạt động Khoa đã từng bước phát triển, trưởng thành. Từ chỗ có 02 cán bộ nhân viên năm 2007, đến nay Khoa đã có tổng số 13 cán bộ, nhân viên gồm 02 THS. BS.; 01 Kỹ sư; 01 CN.; 04 Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Trung cấp Y và 05 Kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật.

Hiện nay, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã được trang bị nhiều các thiết bị hiện đại phục vụ cho khoa, gồm có:
– 01 hệ thống xử lý chất thải lây nhiễm bằng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa;
– 02 máy giặt công nghiệp, 02 máy sấy và 02 máy là công nghiệp.
– Và nhiều các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xử lý không khí, xử lý bề mặt như máy phun khử khuẩn không khí tự động, máy phun bề mặt cơ, máy phun ngoại cảnh …

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa cận lâm sàng có chức năng: Thực hiện công tác Giám sát, kiểm tra đôn đốc các khoa, phòng thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn; khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, trang thiết bị y tế; giặt là đồ vải y tế và giám sát (quan trắc), xử lý môi trường buồng bệnh, chất thải lây nhiễm tại Bệnh viện. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Khoa bố trí lực lượng thành 04 tổ chuyên môn gồm: Tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn; Tổ Khử khuẩn – Tiệt khuẩn; Tổ Xử lý chất thải và môi trường; Tổ Giặt là và cung ứng đồ vải.:
1. Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn  nhiệm vụ giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các trường hợp có liên quan đến nhiễm khuẩn Bệnh viện; tham mưu cho Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện để đưa ra các quy định, quy trình… để đảm bảo tốt cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện.
2. Tổ khử khuẩn, tiệt khuẩn
    Tổ có nhiệm vụ xử lý, khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ y tế vô khuẩn phục vụ trong chăm sóc bệnh nhân cho bệnh viện, bao gồm các dụng cụ chịu nhiệt, kém chịu nhiệt…
3. Tổ xử lý chất thải và môi trường
    Với hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa mà Bộ Y tế đã trang bị, tổ xử lý chất thải đảm nhận việc xử lý  triệt để các loại chất thải rắn y tế lây nhiễm, đảm bảo an toàn khi thải ra môi trường.
    Ngoài ra, tổ còn đảm nhận công tác khử khuẩn không khí, bề mặt các khu vực đông bệnh nhân, có nguy cơ lây lan cao các mầm bệnh như khu điều trị HIV, điều trị bệnh nhân xơ gan, phòng khám bệnh, khoa xét nghiệm…;
4. Tổ giặt là
    Tổ giặt là là nơi đảm bảo cung cấp đồ vải sạch cho toàn bệnh viện. Lượng đồ vải sạch do tổ cung cấp cho bệnh viện khoảng 70 tấn/năm.

 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    Trong chiến lược phát triển, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn  phấn đấu để hoạt động của khoa trở thành mô hình chuẩn cho công tác KSNK trong ngành truyền nhiễm. Các nội dung được chú trọng là:
    Tổ chức giám sát NKBV một cách chặt chẽ, phát hiện, báo cáo và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế tối đa NKBV liên quan tới chăm sóc y tế.
    Chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức về công tác KSNK cho các nhân viên y tế trong toàn viện; Đồng thời bố trí cán bộ tham gia công tác chỉ đạo tuyến và tập trung nghiên cứu, phát huy các sáng kiến, cải tiến.
    Xây dựng và phát triển bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn thành trung tâm tiệt khuẩn, khử khuẩn.
Tăng cường phối hợp với các đơn vị, các tổ chức trong nước và quốc tế.

– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y  tế: đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2007;
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế: đã có thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch y tế năm 2009.

 

Khoa Khám bệnh Giải Phóng

Khoa Khám bệnh của Bệnh viện chính thức được thành lập cùng với sự ra đời
của Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, theo Quyết định số 487/
QĐ-TTg, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

1.1. Khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng

Do đặc thù công tác, Khoa được bố trí tại tầng 1 của Bệnh viện, số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0462782033. Khoa có 05 phòng khám (trong đó có 01 phòng khám 24/24h).

Tổng số cán bộ, nhân viên của khoa hiện nay là 23 người, gồm: Trưởng khoa, 1 Phó Trưởng khoa, 1 Điều dưỡng trưởng, 3 Bác sĩ, 16 Điều dưỡng viên và 1 Y công. Về cán bộ chuyên môn Khoa có: 2 BSCKII, 2 ThS. BS., 4 Điều dưỡng viên Đại học.

Trưởng khoa:   Th.s Đình Văn Huy

Khoa Khám bệnh có chức năng: Tiếp đón, khám chữa bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân vào điều trị nội trú; Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người bệnh. Nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức đón tiếp bệnh nhân, bố trí bệnh nhân vào các buồng khám, kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng, chống các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới cho người bệnh, người nhà; Tổ chức thường trực cấp cứu 24/24 giờ; Sẵn sàng đón tiếp, khám, cấp cứu, theo dõi bệnh nhân tại khoa; Bố trí khu vực khám bệnh, phòng chờ, phòng cấp cứu liên hoàn, hợp lý để tránh lây nhiễm, giảm phiền hà cho người bệnh; Tham gia phòng, chống dịch, thiên tai, thảm họa theo sự phân công của Giám đốc Bệnh viện; Lập hồ sơ bệnh án ban đầu cho bệnh nhân nhập viện, thực hiện vận chuyển người bệnh đến khoa điều trị và bàn giao đầy đủ hồ sơ bệnh án ban đầu cho khoa điều trị; Báo cáo kịp thời cho Phòng Kế hoạch – Tổng hợp những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm hoặc phát hiện những sai sót của tuyến dưới; Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án và thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định của Bệnh viện và của Bộ Y tế; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức khám, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyên khoa; Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế theo phân công của Bệnh viện và theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện phân công.

1.2 Khám bệnh cơ sở Kim Chung: được thành lập theo Quyết định số: 802/QĐBVBNĐTƯ ngày 16/12/2013 của Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Khoa được bố trí hoạt động, làm việc tại tầng 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0439555283.

Phó Trưởng Khoa: Th.S Trần Minh Quân

Tại cơ sở Kim Chung, Khoa có 18 đơn vị, bộ phận chức năng, nghiệp vụ: 1. Phòng Cấp cứu; 2. Phòng Lưu người bệnh; 3. Phòng khám Truyền nhiễm; 4. Phòng khám Nội tổng hợp; 5. Phòng khám Nhi; 6. Phòng khám Mắt; 7. Phòng khám Tai Mũi Họng; 8. Phòng khám Răng Hàm Mặt; 9. Phòng khám Ngoại; 10. Phòng khám Sản phụ khoa; 11. Phòng Tiểu phẫu; 12. Bộ phận Tư vấn, tiêm chủng; 13. Bộ phận Lấy mẫu bệnh phẩm; 14. Bộ phận Xét nghiệm; 15. Bộ phận Siêu âm; 16. Bộ phận X — quang; 17. Bộ phận Dược; 18. Bộ phận Khử khuẩn, tiệt khuẩn;

Khoa có 24 cán bộ, nhân viên, trong đó có 11 bác sĩ và 13 điều dưỡng. Gồm: 01 ThS. BS. Phụ trách khoa; 01 CNĐD Phụ trách điều dưỡng; 01 ThS. BS. chuyên khoa Tai Mũi Họng; 02 BSCKI. Truyền nhiễm; 01 BS. Truyền nhiễm; 01 ThS. BS. Ngoại khoa; 01 BS. Ngoại khoa; 01 BS. chuyên khoa Mắt; 01 BS. chuyên ngành Răng miệng; 01 BS. Răng hàm mặt; 01 BS. Phụ sản; 01 BS. Nhi khoa; 02 Điều dưỡng Đại học; 08 Điều dưỡng Cao đẳng (có 01 chuyên khoa răng hàm mặt); 04 Điều dưỡng trung học (có 01 chuyên ngành mắt). Khoa Khám Bệnh cơ sở Kim Chung là một khoa lâm sàng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Khoa có chức năng tiếp đón, tiếp nhận, bố trí bệnh nhân. Khám chữa bệnh ngoại trú cho nhân dân; Tư vấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý, giáo dục sức khoẻ, phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho người bệnh, người nhà; Khám sức khoẻ định kỳ cho các cơ quan, tập thể. Tham gia các hoạt động của bệnh viện. Khoa có nhiệm vụ Bố trí khu vực khám bệnh các phòng khám đa khoa, phòng chờ, phòng tiêm chủng, phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu liên hoàn, hợp lý để tránh lây nhiễm, giảm phiền hà thuận lợi cho người bệnh; Tham gia phòng, chống dịch, thiên tai, thảm họa theo sự phân công của lãnh đạo Bệnh viện; Báo cáo kịp thời cho phòng Kế hoạch – Tổng hợp những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm hoặc phát hiện những sai sót của tuyến dưới; Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án, thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức khám, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyên khoa; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện phân công; Tổ chức mô hình khám chữa bệnh đa khoa phục vụ nhân dân; Tổ chức hoạt động dịch vụ tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh.Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Khoa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, ổn định nơi làm việc, vượt qua những khó khăn ban đầu, tổ chức tiếp đón được 11.678 lượt khám bệnh ngoại trú đa khoa, 1.863 lượt tiêm chủng vắc xin, quản lý theo dõi điều trị cho 200 bệnh nhân viêm gan B và viêm gan C ngoại trú. Đã triển khai khám chữa bệnh theo mô hình Phòng khám đa khoa với nhiều kỹ thuật phương tiện trang thiết bị máy móc mới, hiện đại như chuyên khoa tai mũi họng, khám và nội soi tai mũi họng phát hiện nhiều bệnh: U vòm họng, Hạt xơ thanh quản, Ung thư cổ họng, Thủng màng nhĩ, Polyp mũi, Lệch vách ngăn, Các thủ thuật lấy dị vật ở mũi, họng nguy hiểm gây tắc nghẽn đường thở. Chuyên khoa mắt với máy soi đáy mắt hiện đại, bảng đo thị lực điện tử, hộp thử kính các cỡ các loại đã phát hiện nhiều tật ở mắt như cận thị học đường, Bệnh về võng mạch, Tăng nhãn áp, Bệnh có liên quan đến tuyến giáp, đục nhân mắt. Phòng khám răng hàm mặt với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, năm 2015 chữa nhiều bệnh về răng như viêm lợi, bệnh viêm quanh răng, hôi miệng, sâu răng và làm thẩm mỹ răng như chỉnh hàm hở, móm, tẩy trắng răng… Phòng khám chuyên khoa ngoại đã triển khai kỹ thuật bó bột gãy xương bàn chân, gãy cẳng chân, gãy cẳng tay, vỡ xương gót, thành công với nhiều ca bệnh chấn thương nguy hiểm do tai nạn lao động… Tham gia chung với Bệnh viện trong các đợt phòng, chống dịch bệnh: Sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, cúm, sởi, thủy đậu, rubella, chân tay miệng, sốt phát ban

Cùng với sự lớn mạnh của Bệnh viện, đến nay, Khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung đã trở thành một trong các khoa chủ công của Bệnh viện. Với mô hình đa khoa, mỗi tháng Khoa đã tiếp đón hơn 2.000 lượt bệnh nhân ngoại trú khám bệnh. Năm 2014, Khoa đã xây dựng và triển khai ISO 9001 : 2008. Phát huy những kết quả ban đầu, trong giai đoạn tiếp theo, Khoa tiếp tục triển khai nhiều kỹ thuật mới, hiện đại; Hoàn thiện quy trình và tổ chức đón tiếp, khám bệnh chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe mô hình đa khoa phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn; Tiếp tục cải tiến quy trình khám chữa bệnh ngoại trú, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Đổi mới phong cách phục vụ theo quy định của Bộ Y tế.

Khoa Hồi sức tích cực

Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ điều trị và chăm sóc tích
cực những người bệnh từ khoa Cấp cứu, các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện và
các bệnh nhân nặng cần điều trị hồi sức tích cực từ các bệnh viện khác chuyển đến.
Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu tại bệnh viện và ngoài bệnh viện trong
tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ, phòng, chống dịch bệnh và
hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.

Khoa Hồi sức tích cực được bố trí tại tầng 2 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và tầng 3 cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Điện thoại: 04.66638964. 
Trưởng Khoa: TS, BS Vũ Đình Phú
Phó Trưởng Khoa: Ths, BS Đồng Phú Khiêm

Phó Trưởng Khoa: Ths BS Phạm Văn Phúc

Khoa có quy mô 21 giường bệnh với trang thiết bị hiện đại như máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở, máy lọc máu liên tục, hệ thống theo dõi trung tâm và camera giám sát. Với 43 nhân viên gồm 8 bác sĩ, 34 điều dưỡng và 1 hộ lý. Khoa làm việc theo ca kíp đảm bảo chăm sóc người bệnh 24/24h.

Là tuyến cuối tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến. Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh. Phối hợp với các trư ờng Đại học, Cao đẳng, Trung học Y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực và truyền nhiễm. Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho bệnh viện tuyến dưới. Trong thời gian tới, Khoa tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết vượt khó, tính xung kích sáng tạo của toàn thể cán bộ, nhân viên. Đào tạo phát triển năng lực cho nhân viên là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Khoa; Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc, tăng cường phối hợp với các khoa phòng, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức và hợp tác quốc tế; Mục tiêu trở trành khoa Hồi sức tích cực có năng lực và chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực và quốc tế. Qua quá trình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, Khoa đã được tặng thưởng: 01 Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ năm 2008; 03 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế các năm 2010, 2014 và 2015; Bộ trưởng Bộ Y tế tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm 2015.

Khoa Cấp Cứu

Khoa Cấp cứu tiền thân là Phòng Cấp cứu của Khoa Truyền nhiễm Bệnh
viện Bạch Mai. Đến năm 2006, cùng với sự ra đời của Viện Các bệnh Truyền nhiễm
và Nhiệt đới quốc gia, nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu
– Điều trị tích cực được thành lập. Đến tháng 9 năm 2012, Khoa Cấp cứu – Điều
trị tích cực được tách thành 2 khoa: Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực thuộc
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trong giai đoạn 1975 — 2006, nhiều bệnh dịch truyền nhiễm cấp cứu nguy
hiểm, với tỷ lệ tử vong cao như: uốn ván, bạch hầu, viêm não, bại liệt… cùng với
Phòng Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai song hành trong lĩnh vực cấp cứu, Phòng
Cấp cứu Khoa Truyền nhiễm đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm, góp
phần cứu sống nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, Khoa đã tiến hành cấp cứu và khống
chế thành công nhiều dịch bệnh Truyền nhiễm nguy hiểm như dịch SARS (2003),
dịch cúm, dịch não mô cầu…
Từ năm 2012 đến nay: Khoa Cấp cứu ngày càng được tăng cường số lượng
cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, máy, trang thiết bị. Hiện nay Khoa
có 44 cán bộ, nhân viên, bao gồm: Tiến sĩ: 04, Thạc sĩ: 05, cử nhân đại học: 05.
Hiện tại Khoa có địa điểm làm việc tại tầng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung
ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội. Điện thoại: 04 6278 2037 và tầng 1 cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội
Trưởng Khoa: Ths: Nguyễn Trung Cấp; Phó trưởng Khoa: Ths: Thân Mạnh Hùng; Phó Trưởng Khoa: Tth.s: Trần Văn Bắc

Khoa có nhiệm vụ: Tổ chức đón tiếp và xử lý cấp cứu các bệnh nhân nặng thuộc chuyên ngành Truyền nhiễm; Tổ chức cách ly, sàng lọc, phát hiện sớm những dịch bệnh mới nổi, tái nổi. Phát hiện những ca chỉ điểm vụ dịch; Điều trị hồi sức tích cực và chăm sóc toàn diện cho những bệnh nhân cần cách ly đặc biệt, những bệnh nhân nặng thuộc chuyên ngành Truyền nhiễm; Điều trị những bệnh nhân lệ thuộc cao, chức năng sống chưa ổn định nhưng cũng chưa đến mức phải hồi sức tích cực. Khoa đã triển khai thường quy nhiều kỹ thuật cao: Thở máy thường quy và nâng cao, lọc máu liên tục, lọc thay thế huyết tương, lọc MARS, dẫn lưu não thất cấp cứu, kĩ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO)… và đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân nặng, phức tạp, góp phần khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm (SARS; cúm A H5N1, H1N1; dịch tả, liên cầu lợn…).

Với những thành tích đã đạt được, tập thể Khoa và cá nhân cán bộ, nhân viên của Khoa đã được nhận nhiều hình thức khen thưởng của Nhà nước, Bộ Y tế và các cơ quan đơn vị Khoa cùng phối hợp trong công tác thời gian qua. Trong đó nổi bật năm 2008, Khoa Cấp cứu vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen số 1740 QĐ/TTg vì đã có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2007, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, cán bộ, nhân viên Khoa Cấp cứu đoàn kết, phấn đấu giữ vững là đơn vị hàng đầu trong cấp cứu các bệnh Truyền nhiễm nguy hiểm, đáp ứng bệnh dịch khẩn cấp trong bối cảnh các bệnh dịch mới nổi, tái nổi diễn biến ngày càng phức tạp. Cùng với sự phát triển của Bệnh viện, Khoa phấn đấu sẽ là một đơn vị cấp cứu đa khoa mang tầm vóc khu vực, với mũi nhọn là các bệnh Truyền nhiễm cấp cứu nguy hiểm. Triển khai áp dụng những kĩ thuật tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực cấp cứu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đồng thời hoàn thiện các quy trình ISO trong cấp cứu, khám và điều trị bệnh, xây dựng Khoa là một đơn vị có dịch vụ hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân cũng như của xã hội với phương châm hoạt động “Thêm nỗ lực — Thêm sự sống” (The more effort, The more life)

Khoa khám bệnh theo yêu cầu

Với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ – bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với một đội ngũ bác sĩ trẻ tràn đầy sức
sáng tạo và khát vọng sẽ phục vụ người bệnh một cách chuyên nghiệp nhất, trên nền tảng của sự tận tâm
và tri thức.

Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đặt tại tầng 3 — tòa nhà Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (78 Giải Phóng — Hà Nội).

– Điện thoại: 024.35 765 990 – Email: bvnhietdoi@gmail.com

Trưởng Khoa: BS CKII: Vũ Thị Thu Hương

KHOA KHÁM BỆNH THEO YÊU CẦU CHUYÊN:

– Phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đầy đủ các chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, tận tâm với công việc, hết lòng phục vụ bệnh nhân. – Hàng ngày tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 5 phòng khám cao cấp. 2 phòng khám dành cho chuyên khoa các bệnh Nhiệt đới, 3 phòng khám còn lại là Nội tổng quát và các chuyên khoa theo yêu cầu khác: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, tai mũi họng, hô hấp, da liễu…

– Đội ngũ điều dưỡng được chọn lựa kỹ cả về khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Sự hài lòng của người bệnh chính là thước đo đánh giá chất lượng công việc. – Chúng tôi tiếp đón và phục vụ bệnh nhân như chính “người thân” của mình. Y tá, điều dưỡng luôn tận tình chia sẻ, tìm cách giúp bạn vượt qua những khó khăn, mệt mỏi và mặc cảm thường thấy trong quá trình đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. – Trong quá trình điều trị ngoại trú, người bệnh sẽ được đội ngũ nhân viên y tế của chúng tôi quan tâm, thường xuyên liên lạc để nắm bắt tình hình và hướng dẫn điều trị.

Khoa Khám bệnh theo yêu cầu hướng đến các khách hàng cao cấp có nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ chuyên nghiệp với : Chi phí hợp lý, giá thành cạnh tranh với nhiều ưu đãi kèm theo và được tổ chức một cách linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng cơ quan — tổ chức trong và ngoài nước với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn giỏi, tận tâm với công việc, hết lòng phục vụ bệnh nhân. Chúng tôi có thể tiến hành hoạt động khám sức khỏe tại địa điểm của khách hàng (theo yêu cầu).  Khách hàng sẽ nhận được các tư vấn chuyên môn đầy đủ – chuẩn xác từ các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành trong toàn bộ quá trình trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ khám sức khỏe:  Hồ sơ y tế điện tử: Lưu trữ an toàn và quản lý hồ sơ y tế trực tuyến, phục vụ tra cứu mọi nơi, mọi lúc; liên Bác sĩ, liên Bệnh viện; Tư vấn, trợ giúp các trường hợp phải điều trị và nhập viện sau khám sức khỏe với các chuyên gia giỏi nhất tại các bệnh viện trung ương.