Skip to main content
Liên hệ ngay với chúng tôi để được
tư vấn và đặt lịch khám sớm.
Email: bvnhietdoitw@nhtd.vnPhone: 0395.135.099

Hotline: 0395.135.099

Tác giả: admin

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng Virus phổ rộng điều trị sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Sáng ngày 27/09/2024, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Công ty Hyundai Bioscience và Viện Phát Triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT cùng phối hợp tổ chức chương trình ký kết Biên bản ghi nhớ Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng Virus phổ rộng điều trị sốt xuất huyết tại Việt Nam.

TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, TS.BS Nguyễn Thanh Hà – Phó giám đốc Bệnh viện, GS.TS Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cùng một số lãnh đạo khoa phòng chức năng của Bệnh viện đã tham dự lễ ký kết.  Về phía Công ty Hyundai Bioscience – Ông Choi Jae Hoon, cố vấn kinh doanh toàn cầu làm trưởng đoàn; TS.BS Nguyên Thu Giang, Chủ tịch Hội đồng sáng lập -Phó Viện Trưởng Viện LIGHT, Giám đốc Quỹ Vòng tay nhân ái – Bộ Y tế đã tham dự.
Tại lễ ký kết,  ông Choi Jae Hoon – Cố vấn kinh doanh toàn cầu của Huyndai Bioscience cho biết: “ ‘XAFTY’ của Hyundai Bioscience là một loại thuốc được tái phát minh bằng cách áp dụng công nghệ truyền dẫn thuốc qua niclosamide đã được cấp bằng sáng chế, niclosamide là một chất được biết có hiệu quả chống lại 33 loại vi rút trong 16 chủng Covid và được chỉ định là ứng cử viên hàng đầu cho việc tái phát minh thuốc. Vì vậy,  việc thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virut sốt xuất huyết này được thực hiện bởi thuốc XAFTY. Cuộc thử nghiệm lâm sàng này sẽ được tiến hành dựa trên các căn cứ về mặt công nghệ và nền tảng đầy đủ về tính an toàn.”…

TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh: “Hiện nay, sốt xuất huyết không chỉ gia tăng tại Việt Nam mà cả  khu vực Châu Á do biến đổi khí hậu, môi trường. Tại Bệnh viện thường xuyên điều trị cho rất nhiều bệnh nhân nặng bị sốt xuất huyết khu vực các tỉnh phía Bắc chuyển về .Nghiên cứu về thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng Virus phổ rộng điều trị sốt xuất huyết rất tốt , tốt cho cả Hàn Quốc, Việt Nam mà cho tất cả các nước trên thế giới”.

Bà Nguyễn Thu Giang – Chủ tịch Hội đồng sáng lập -Phó Viện Trưởng Viện LIGHT, Giám đốc Quỹ Vòng tay nhân ái – Bộ Y tế: “ Nếu thử nghiệm được tiến hành theo quy định, và kết quả thử nghiệm phù hợp, thì đây sẽ là cơ hội tốt cho người dân Việt Nam được tiếp cận với các sản phẩm, công nghệ hiện đại của Hàn quốc…”.


Sau khi các bên đã thống nhất, Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng Virus phổ rộng điều trị sốt xuất huyết tại Việt Nam đã diễn ra trước sự chứng kiến 3 bên là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Công ty Hyundai Bioscience và Viện Phát Triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT.

Tin – Ảnh : Phòng Công tác xã hội.

Mời báo giá làm cơ sở xây dựng dự toán dịch vụ sửa chữa theo yêu cầu của các Khoa, phòng (sửa chữa trần thạch cao, cửa kính vỡ, nền nhà vệ sinh, nhà chứa rác, vách ngăn, sơn tường) tại BVBNĐTW cơ sở Kim Chung.

Căn cứ tờ trình số 110 /TTr-HCQT ngày 01 tháng 10 năm 2024 về việc sửa chữa theo yêu cầu của các Khoa, phòng (sửa chữa trần thạch cao, cửa kính vỡ, nền nhà vệ sinh, nhà chứa rác, vách ngăn, sơn tường) – cơ sở Kim Chung đã được Giám đốc phê duyệt.

Để có cơ sở xây dựng giá dự toán, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kính mời các đơn vị quan tâm gửi báo giá.

(Click vào đây để xem chi tiết nội dung danh mục yêu cầu kỹ thuật đính kèm).

Thư báo giá được scan (chụp) gửi về Bệnh viện qua địa chỉ email: hcqt@nhtd.vn hoặc đóng phong bì kín và gửi về Tổ xét chọn giá, phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. (Ths Nguyễn Thị Liên Thảo, ĐT: 0971122700)

Thời gian gửi báo giá: Trước 17 giờ 30 phút, ngày 03/10/2024.

Trân trọng./.

Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh – Cách tốt nhất phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut viêm gan B gây ra. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10 – 20%. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% – 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.    

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC BẮC QUANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG.

Chiều ngày 02/10/2024, đoàn công tác Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang – Hà Giang do TS.BS Phạm Mạnh Công, Giám đốc Bệnh viên cùng một số lãnh đạo khoa phòng của Bệnh viện đã tới thăm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Cùng tham dự còn có BS CKII Trần Đức Qúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Tham gia đón tiếp đoàn, về phía Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện; BSCKII Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện; TS.BS Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện; GS.TS Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cùng một số lãnh đạo khoa phòng. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thầy thuốc Nhân dân, BSCKII Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: “Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Giang, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn Bệnh viện đã hỗ trợ Hà Giang trong phòng, chống đại dịch COVID. Được đến thăm và làm việc tại Bệnh viện, tôi thấy Bệnh viện phát triển rất nhanh và bài bản, đặc biệt về đa khoa, Hồi sức và phòng Xét nghiệm.  Trong những năm qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn đồng hành và gắn bó với Hà Giang. Trong thời gian tới, chúng tôi  mong muốn lãnh đạo Bệnh viện tiếp tục ủng hộ Hà Giang, tạo điều kiện  để học viên đi học  nâng cao các kỹ thuật về xét nghiệm vi sinh, nội soi, cách tiếp nhận, vô trùng…”


TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện chia sẻ với đoàn công tác:“ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đang phát triển, xây dựng thêm các tòa nhà mới để đáp ứng quy mô phát triển đa khoa. Bệnh viện sẽ hỗ trợ bệnh viện Bắc Quang đa dạng các nội dung về Vi sinh-sinh học phân tử hay Thăm dò chức năng, Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa …theo các hình thức hợp tác toàn diện. Bệnh viện sẵn sàng hỗ trợ Bắc Quang các nội dung chuyên môn theo đề xuất…”


Trong thời gian làm việc tại Bệnh viện,  Đoàn công tác Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang  còn đi tham quan các khoa đang điều trị của Bệnh viện như Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Cấp cứu, Phòng mổ…hệ thống xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng…

Tin – Ảnh : Phòng Công tác xã hội.

 

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương -nguyên nhânhàng đầu của các loại viêm nãocó thể phòng ngừa bằng vắcxintại châu Á và Tây Thái Bình Dương.

Phương thức truyền bệnh

     Virút gây VNNB, là một flavivirus,được truyền sang người qua vết đốt của muỗi  bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn, chủ yếulà hai loài Culextritaeniorhynchusvà Culex vishnui. Chim lội nước là ổ chứa virút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người.Con người thường chỉ là ký chủngẫu nhiên của virút.

     Sự lan truyền virútVNNB xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường gắn liền với sản xuất lúa gạo và thủy lợi . Ở một số vùng của châu Á, bệnh có thể xảy ra gần các trung tâm đô thị.

      Trongkhu vực ôn đới của châu Á, sự lan truyền virút VNNB là theo mùa. Bệnh  thường bùng phát  vào mùa hè và mùa thu. Trong vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, sự lan truyền bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường cómột đỉnh cao trong mùa mưa.

Triệu chứng

      Ít hơn 1% số người bị nhiễm virút viêm não Nhật Bản biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng.

     Ở những ngườicó các triệu chứng, thời gian ủ bệnh (thời gian từ nhiễm trùng cho đến khi bị  bệnh) thường là 5-15 ngày.

     Triệu chứng ban đầuthường bao gồm sốt, đau đầu và nôn mửa.

Thay đổitâm trạng, triệu chứng thần kinh, suy nhược, rối loạn vận động  có thể phát triển trong một vài ngày .

     Động kinhlà phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em.

Điều trị

     Không có phương pháp điều trị cụ thể có hiệu quả cho bệnh nhân bị VNNB nhưng người bệnh cần phải nhập viện để được chăm sóc hỗ trợ và theo dõi chặt chẽ .
      Chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét…

Biến chứng

     20-30% số bệnh nhân có triệu chứng viêm não bị tử vong.Mặc dù một số triệu chứng cấp tính được cải thiện , 30% -50% những người sống sót tiếp tục có biểu hiện rối loạn thần kinh, nhận thức, hoặc triệu chứng tâm thần.

Phòng bệnh

     Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng vac xin viêm não Nhật bản. Vac xin được khuyên dùng cho những người du lịch có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở  nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố có dịch VNNB lưu hành, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

      Liều tiêm: ≤ 36 tháng tuổi: 0,5 ml/liều; >36 tháng tuổi: 1 ml/liều.  Tạo miễn dịch cơ bản là 3 mũi tiêm dưới da: mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 đến 2 tuần; mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 một năm. Tiêm nhắc lại: 3 năm  tiêm 1 liều 1 ml để duy trì miễn dịch. Ngoài ra, cần phối hợp các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt muỗi, gây miễn dịch cho lợn.

BS. Nguyễn Thị Thu Trang (Theo C.D.C)

HIỂM HOẠ TỪ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU ( Neisseria meningitidis )

Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu ( Neisseria meningitidis ) là một bệnh nhiễm khuẩn rất nguy hiểm. Bệnh diễn biến cấp tính và có thể lấy đi sinh mạng của một người khoẻ mạnh trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

viêm màng não do mô cầu

1. Đối tượng nguy cơ của bệnh

Bất kỳ ai đều có khả năng bị viêm màng não, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

2. Bệnh viêm màng não mô cầu rất dễ lây lan

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch.Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại… đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

3. Bệnh diễn biến cấp tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường.Tuy nhiên nhiễm não mô cầu có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn tật chỉ trong vòng 24 giờ.

Nếu người bệnh may mắn sống sót thì có thể mang những di chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ các chi, các ngón tay, ngón chân, để lại các tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề về tâm lý.

4. Phương pháp phòng bệnh

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu.Vắc xin phòng não mô cầu typ A và typ C được chỉ định cho tất cả các đối tượng từ 24 tháng tuổi trở nên. Nếu con bạn chưa đuợc tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và phác đồ tiêm phù hợp.

Trong trường hợp nghi ngờ bị mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS.Nguyễn Thị Thu Trang

(Phòng Tư vấn tiêm chủng vắc xin – Bệnh viện Bệnh Nhiết đới Trung ương))

TRAO GẦN 70 TRIỆU ĐỒNG TỚI CÔNG ĐOÀN VIÊN MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO

Vừa qua, đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã đến thăm và trao tặng số tiền gần 70.000.000 đồng tới điều dưỡng Hoàng Thị Ngọc Anh, khoa Ngoại Tổng hợp – Tiết niệu và Nam học.

Đây là số tiền do các Y, bác sĩ, cán bộ và nhân viên trực thuộc các tổ công đoàn của Bệnh viện ủng hộ điều dưỡng Hoàng Thị Ngọc Anh. Điều dưỡng Ngọc Anh là mẹ đơn thân có con nhỏ bị giãn não thất, chậm phát triển, đang phải tập phục hồi chức năng. Tháng 8 vừa qua, trong lần khám sức khỏe định kỳ chị đã phát hiện mắc căn bệnh hiểm nghèo Lơ – xi – mê thể M3 đang điều trị hóa chất tại Viện Huyết học, truyền máu Trung ương.

Bà Vũ Thị Thu Hương, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi biết được hoàn cảnh của điều dưỡng Ngọc Anh, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Ban chấp hành Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo. Với số tiền ủng hộ gần 70.000.000 đồng, đây là món quà nhỏ của các công đoàn viên tại Bệnh viện gửi tới điều dưỡng Hoàng Thị Ngọc Anh. Chúng tôi hy vọng với số tiền này giúp được Ngọc Anh vượt qua khó khăn trong những ngày điều trị bệnh.

Mời chào giá dịch vụ tập huấn Tiêu chuẩn ISO 15189:2022 “Phòng xét nghiệm y tế”

Hiện nay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang có nhu cầu tổ chức tập huấn Tiêu chuẩn ISO 15189:2022 “Phòng xét nghiệm y tế” tại Bệnh viện.

Để có cơ sở tham khảo giá dịch vụ, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kính mời các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có khả năng cung cấp chào giá.

(Click vào đây để xem chi tiết nội dung danh mục yêu cầu đính kèm).

Thông tin xin gửi về địa chỉ: Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội đến trước ngày 22/10/2024, đồng thời gửi File scan vào địa chỉ email: khth2020@gmail.com để Bệnh viện tổng hợp. Chi tiết xin liên hệ ThS. Nguyễn Kim Nam (ĐT 0989988029).

Trân trọng cảm ơn./.

Chương trình tiêm chủng cho trẻ em của Mỹ đã giúp tránh được 700.000 trường hợp tử vong

Ngày 24/4/2014 vừa qua, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (US.CDC) cho biết, Chương trình tiêm chủng dành cho trẻ em trong các gia đình có thu nhập thấp được Chính phủ nước này khởi động cách đây 20 năm đã giúp tránh được hơn 700.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn là “đối thủ ngoan cố” và đã làm lây nhiễm cho 129 ca trong vòng 4 tháng qua, nhiều nhất kể từ năm 1996 trở lại đây.

US.CDC cho biết, đa số các trường hợp mắc sởi ở Mỹ liên quan đến các du khách chưa tiêm chủng đến từ nước ngoài.

Được biết, bệnh sởi đã từng bùng phát ở Mỹ vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, với hơn 50.000 ca mắc, trong đó có hơn 100 ca tử vong và đây cũng là một trong lý do để US.CDC khởi động Chương trình tiêm chủng cho trẻ em nhằm cung cấp tiêm chủng miễn phí cho trẻ em mà cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng chúng không có khả năng chi trả.

 

Theo Reuters, ACD614PV

Phản ứng dây truyền tiêm chủng 19 trẻ bị mệt xỉu sau tiêm vắc xin sởi – rubella

Từ ngày 13/01/2015 đến ngày 16/01/2015, Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước tổ chức tiêm phòng vắc xin sởi – rubella cho khoảng 1.500 học sinh (10 đến 14 tuổi). Sau tiêm 10 đến 15 phút, 19 trẻ có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt xỉu.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, việc học sinh đồng loạt có biểu hiện như trên là phản ứng dây truyền sau tiêm chủng. Tức là sau khi tiêm vắc xin cho một nhóm người có thể gây ra sự lo lắng ở những người được tiêm với những triệu chứng tương tự nhau, gây ra một dạng phản ứng dây truyền như xuất hiện chùm các triệu chứng có thể xảy ra ở trường học.

Sau khi xảy ra hiện tượng trên, tất cả các em đã được đưa đến bệnh viện Công ty cao su Lộc Ninh để được xử trí và chăm sóc y tế, các trường hợp đều đã ổn định.

Để phòng tránh hiện tượng nêu trên, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các điểm tiêm chủng khi tổ chức tiêm chủng cần tiêm cho những trẻ ít sợ tiêm trước. Bố trí người động viên, giải thíc để trẻ yên tâm, bớt lo lắng trước khi tiêm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm, các cơ sở tiêm chủng cần có đủ nước đường cho trẻ uống. Thực hiện công tác tư vấn, theo dõi sau tiêm chủng đầy đủ. Khi trẻ có biểu hiện những triệu chứng như trên cần cách ly trẻ ngay và chăm sóc y tế, tránh phản ứng dây truyền.

Ngoài ra các điểm tiêm chủng, khi tiêm chủng cho trẻ cần tạo môi trường thân thiện với các hình thức như có tranh ảnh, phim hoạt hình để thu hút sự chú ý của trẻ, nhằm giảm bớt tâm lý lo âu, căng thẳng khi tiêm. Đặc biệt các điểm tiêm chủng nên bố trí phòng chờ cho trẻ thoải mái về tâm lý, tránh để trẻ trực tiếp nhìn thấy việc tiêm chủng cho trẻ trước đó.

 

NCSK0115

Dịch bệnh đã có cách đây gần… 6.000 năm

Đầu tháng 10/2015 vừa qua, nhóm các nhà khoa học Đan Mạch thuộc Đại học Tổng hợp Copenhagen, qua phân tích các mẫu AND từ thời cổ xưa cho thấy dịch bệnh đã từng gây tai họa cho loài người từ những thời đại xa hơn chúng ta từng nghĩ.

Các mẫu AND được các nhà khoa học Đan Mạch phân tích lần này lấy từ tạng của 7 xác ướp và họ đã phát hiện ra các dấu vết về bệnh nhiễm khuẩn ở người đã xảy ra từ thời đại đồ Đồng.

Theo các nhà khoa học, lịch sử loài người đã từng ghi nhận 03 đại dịch, đó là dịch Justinian (lấy tên một vị hoàng đến La Mã), bắt đầu từ năm 514 sau công nguyên đã giết chết 25 triệu người; Dịch “Cái chết đen” bắt đầu xảy ra tại Trung Quốc vào năm 1334 và đã cướp đi mạng sống của gần 1/2 dân số châu Âu lúc bấy giờ; Dịch “Thời cận đại” (Model Plague) xuất hiện ở Trung Quốc vào những năm 1860 và gây ra cái chết cho 10 người.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra những dịch bệnh sớm hơn ở loài người, ví dụ như dịch ở Athens (Hy Lạp) xảy ra vào năm 430 trước công nguyên…

Nhưng trong nghiên cứu nói trên, các tác giả đã tìm thấy dấu tích của bệnh nhiễm trùng có tên gọi là Yersinia pestis (một loại vi khuẩn giết người gây đại dịch) ở người già nhất, tính đến nay vào khoảng… 5783 tuổi.

 

Theo BBC News, ACD1115

Virus Rota đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 24 tháng tuổi

Tiêu chảy do nhiễm virus Rota là bệnh rất phổ biến mà hầu như trẻ nhỏ nào cũng mắc phải, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Tác hại của việc nhiễm virus Rota không chỉ ngừng lại ở tiêu chảy, mà còn có thể dẫn đến tử vong do mất nước nặng.

Miền Bắc có ca đầu tiên mắc viêm não mô cầu nguy hiểm

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đang điều trị cho một bệnh nhân nữ 21 tuổi, ở Xuân Trường, Nam Định bị viêm não mô cầu. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, có thể lây qua đường hô hấp, dễ lây thành dịch.

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H3N2 đầu tiên có nguồn gốc từ lợn

Ngày 15/2, ông Trần Thanh Dương, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Việt Nam vừa phát hiện ca nhiễm cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lợn. Đây là ca cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.

Dịch cúm A/H5N1 nguy hiểm đã quay trở lại

“Dịch cúm A/H5N1 nguy hiểm đã quay trở lại”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định sau khi Việt Nam ghi nhận 2/2 ca mắc cúm A/H5N1 mới đều tử vong, chiếm gần 50% số trường hợp tử vong và mắc trên thế giới trong những ngày đầu năm này.

Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam”

Ngày 5/4/2013, Bộ Y tế đã phê duyệt quyết định số 1126 /QĐ-BYT về  “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam”

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam”

 BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam”.

Điều 2.Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam là căn cứ để các địa
phương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể tại từng địa phương và trình UBND tỉnh, thành phố đầu
tư kinh phí để thực hiện.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4.Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng; Cục trưởng; Tổng
Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng
các tỉnh, thành phố; Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng y tế
các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 

KẾ HOẠCH

Hành động Phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1126 /QĐ-BYT ngày 05/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
 

1. Trên thế giới

          Theo WHO, từ ngày 29/3/2013 đến ngày 04/4/2013, Trung Quốc đã phát hiện 11 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), trong đó có 5 trường hợp tử vong tại           TP. Thượng Hải (3/2), An Huy (1/0), Giang Tô (4/0) và Triết Giang (3/2). Các trường hợp mắc đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A(H7N9) có gen từ nguồn gốc gia cầm. Điều tra 400 người tiếp xúc gần với bệnh nhân chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.

          Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H7N9) gây bệnh nặng trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.Nguồn bệnh và phương thức lây truyền chưa rõ, WHO đang tích cực triển khai điều tra để xác định.

Tổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới.

2. Tại Việt Nam

Đến ngày 04/4/2013, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A(H7N9).

3. Nhận định, dự báo

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do:

1. Bệnh cúm A(H7N9) do nhiễm chủng vi rút cúm A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm.

2. Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh, mặc dù 02 trường hợp cúm A(H7N9) tại Thượng Hải (Trung Quốc) cùng một gia đình.

3. Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người.

4. Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người.

5. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

–          Sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người và hỗ trợ tích cực của các Tổ chức quốc tế.

–          Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào công tác phòng chống dịch.

–          Chủ động chuẩn bị các hoạt động phòng chống đại dịch từ trung ương đến địa phương: giám sát, thu dung, điều trị, dự trữ thuốc, vật tư, trang thiết bị.

–          Chia sẻ kịp thời thông tin giữa các đơn vị trong nước và quốc tế về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch.

–          Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo các tình huống của dịch để có các biện pháp ứng phó phù hợp.

–          Các phòng xét nghiệm xác định kịp thời chủng vi rút gây bệnh và các biến đổi của vi rút để có các biện pháp đáp ứng phù hợp.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm A(H7N9).

2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch:

2.1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnhtrên người.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnhcúm A(H7N9) đầu tiên xâm nhập vào Việt Namhoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.

2.2. Tình huống2: Cócác trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người.

Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người hoặc từ người sang người.

2.3. Tình huống 3: Phát hiện cócác trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

Đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

2.4. Tình huống4: Dịch bùng phát ra cộng đồng.

Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnhtrên người.

–          Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp. Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch các cấp trình UBND phê duyệt; chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

–          Phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của chủng vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm.

–          Phối hợp với ngành nông nghiệp, ngành công thương tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào Việt Nam.Đẩy mạnhcác hoạt động quản lý mua bán gia cầm,nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

–          Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; đặc biệt thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu và khu vực biên giới; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa.

–          Tăng cường giám sát tại các điểm giám sát cúm trọng điểm quốc gia và các khu vực có nguy cơ cao. Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9).

–          Củng cố phòng xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9) tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, xây dựng quy trình xét nghiệm, tổ chức tập huấn cho các cán bộ xét nghiệm. Giai đoạn đầu yêu cầu 3 Viện: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang sẵn sàng tiếp nhận mẫu để chẩn đoán xác định cúm A(H7N9).

–          Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).

–          Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch; hướng dẫn chẩn đoán điều trị, nghiên cứu sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả.

–          Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

–          Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.

–          Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

–          Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, đầu mối IHR và các Tổ chức quốc tế khác cũng như các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông (TQ) để kịp thời nắm bắt thông tin thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

–          Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.

2. Tình huống2: Cócác trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người

–          Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

–          Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân. Đặc biệt thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu và khu vực biên giới. Áp dụng hình thức khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế.

–          Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; điều tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.

–          Phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp xử lý triệt để các ổ dịch cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm.

–          Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).

–          Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực, cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).

–          Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

–          Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

–          Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

–          Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

–          Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

–          Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, đầu mối IHR và các Tổ chức quốc tế khác để kịp thời nắm bắt thông tin thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

–          Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.

–          Thực hiện báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.

3. Tình huống3: Phát hiện cócác trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

–          Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp tổ chức họp 14 giờ hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

–          Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

–          Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được các chỉ đạo kịp thời.

–          Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân tại cộng đồng. Rà soát mở rộng các phòng xét nghiệm tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các Bệnh viện tuyến trung ương, các đơn vị có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định cúm A(H7N9).

–          Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; điều tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.

–          Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).

–          Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực, cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9). Sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

–          Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch,.

–          Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

–          Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

–          Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

–          Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

–          Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ thiết yếu xây dựng các kế hoạch đảm bảo cung cấp dịch vụ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.

–          Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, đầu mối IHR và các Tổ chức quốc tế khác để kịp thời nắm bắt thông tin thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

–          Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.

–          Thực hiện báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.

4. Tình huống4: Dịch bùng phát ra cộng đồng.

–          Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi vào14 giờ hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại ngành, địa phương.

–          Phối hợp với các Bộ, ngành hỗ trợcác đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân không để rối loạn các hoạt động về kinh tế xã hội.

–          Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

–          Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch, thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được các chỉ đạo kịp thời. Trong trường hợp dịch bùng phát ở mức độ nguy hiểm, khó kiểm soát, có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp.

–          Huy động các ban, ngành đoàn thể tham gia vào các đội sơ cứu, hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh.

–          Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch,.

–          Thiết lập các bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến: đối với trường hợp nhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế xã hạn chế di chuyển bệnh nhân.

–          Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).

–          Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

–          Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.

–          Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

–          Tổng hợp nhu cầu kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện từ các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung.

–          Kêu gọi các Tổ chức quốc tế hỗ trợ kịp thời thuốc kháng vi rút, trang bị phòng hộ và các thuốc vật tư hóa chất phục vụ phòng chống dịch.

–          Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.

 

V. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG
1.Tổ chức,chỉ đạo

Tại trung ương:

–          Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, đẩy mạnh hoạt động các tiểu ban, mức độ hoạt động theo từng tình huống dịch, đột xuất, hàng tuần, hàng ngày.

–          Thực hiện giao ban trực tuyến hàng tuần, đột xuất, hàng ngày đảm bảo thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch giữa trung ương và các khu vực.

–          Cập nhật tình hình dịch trên thế giới, thống nhất các biện pháp đáp ứng theo diễn biến của dịch; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trên toàn quốc thực hiện.

–          Báo cáo tình hình diễn biến của dịch trên thế giới thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được các chỉ đạo kịp thời.

–          Phối hợp với Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương.

–          Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, các bệnh viện, và các đơn vị trực thuộc chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất, máy móc trang thiết bị, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ, khu vực cách ly và nhân lực để đối phó với dịch.

–          Tăng cường giám sát, kiểm tra người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu qua các cửa khẩu. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. 

–          Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H7N9) theo tình huống của dịch, thông báo thường xuyên tình hình dịch không để người dân hoang mang, lo lắng.

–          Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ thiết yếu xây dựng kế hoạch và triển khai cung cấp dịch vụ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.

–          Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng chuẩn bị kinh phí đáp ứng công tác sẵn sàng phòng chống dịch, hỗ trợ địa phương khi có nhu cầu.

Tại địa phương:

–          Tăng cường vai trò của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo chống chống dịch bệnh của tỉnh chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cúm tại địa phương.

–          Các đơn vị dự phòng, điều trị, truyền thông trên địa bàn tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống cho người dân.

–          Các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các Trung tâm Y tế trực thuộc và phối hợp với các đơn vị thuộc hệ điều trị thực hiện giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân trên địa bàn phụ trách, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo, gửi mẫu lên Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur phụ trách khu vực, Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) và Sở Y tế.

–          Tổ chức các lớp tập huấn về giám sát ca bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng không rõ nguyên cho các huyện, thị trong địa bàn phụ trách.

–          Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, cần kiểm dịch chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.

–          Phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng.

–          Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ngành thú y nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo và phối hợp xử lý ổ dịch.

–          Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch cúm A(H7N9): phụ cấp chống dịch, trực dịch …

–          Bộ Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9), triển khai kinh phí giám sát phòng chống dịch năm 2013.

–          Sở Y tế các tỉnh thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung của các đơn vị giám sát, điều trị, truyền thông trong tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

–          Trong trường hợp dịch xâm nhập, kéo dài, Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu bổ sung từ các đơn vị thuộc Bộ, các tỉnh/thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.1 Các giải pháp giảm mắc

–          Tăng cường năng lực giám sát bệnh cúm A(H7N9) đảm bảo đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.

–          Nắm chắc thông tin tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, kể cả sự lưu hành vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời để kịp thời triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp.

–          Phối hợp với ngành nông nghiệp xử lý triệt để các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời, không để lây lan sang người hoặc không để lây lan từ người sang người.

–          Xây dựng hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A(H7N9); thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, điều tra người tiếp xúc và nguồn lây truyền để có kế hoạch, biện pháp phòng, chống thích hợp.

–          Đẩy mạnh hoạt động giám sát cúm trọng điểm quốc gia, chú ý xét nghiệm phát hiện các trường hợp cúm A(H7N9) trong cộng đồng.

–          Củng cố và duy trì hoạt động của đội cơ động chống dịch tại đơn vị y tế các tuyến. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.

–          Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân phòng bệnh cúm A(H7N9).

–          Tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

–          Thành lập các đoàn liên ngành tăng cường công tác kiểm tra công tác sẵn sàng phòng chống dịch bệnh tại các địa phương trước, trong và sau thời gian xảy ra dịch.

–          Dự trữ kinh phí, hóa chất, thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời cho các địa phương triển khai các biện pháp chống dịch.

–          Tăng cường năng lực xét nghiệm:

+ Củng cố trang thiết bị phòng xét đảm bảo đủ năng lực xét nghiệm xác định cúm A(H7N9).

+ Cung cấp sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán.

+ Đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh của các phòng xét nghiệm của các Viện VSDT/Pasteur.

+ Tổ chức tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và thông báo kết quả xét nghiệm cho các tuyến. 

3.2.Các giải pháp giảm tử vong

–          Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9). Có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch. 

–          Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh cúm A(H7N9).

–          Xây dựng cơ số dự trữ quốc gia về trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện bảo hộ v.v..

–          Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bệnh viện trong công tác chuẩn bị phòng chống dịch.

–          Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh:

+ Chuẩn bị sẵn khu vực tiếp nhận bệnh nhân cúm A(H7N9) khi có dịch xảy ra, đảm bảo đầy đủ, trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu bệnh nhân nặng.

+ Thành lập các nhóm cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong trường hợp có nhiều bệnh nhân.

+ Chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới.

–          Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, bệnh viện trung ương điều trị các trường hợp rất nặng; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng, bệnh viện huyện điều trị các trường hợp thông thường, hạn chế chuyển viện tránh lây lan

–          Tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện về chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A(H7N9) và sử dụng các trang thiết bị hồ sức cấp cứu.

–          Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.

–          Chỉ đạo chủ động tuyên truyền các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch, đảm bảo cho người dân không hoang mang và không chủ quan và có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

–          Tuyên truyền đến các đối tượng nguy cơ lây nhiễm từ khách nhập cảnh, người nước ngoài ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam qua đường nhập cảnh.

–          Nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống cán bộ tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy động các bộ, ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

–          Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng tại trung ương và địa phương, các trang tin địên tử.

–          Phổ biến các biện pháp phòng chống thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng chống, biết cách tự bảo vệ, tăng cường vệ sinh cá nhân, nâng cao thể trạng, hạn chế đi lại đến vùng có ổ dịch.

–          Tuyên truyền trực tiếp (tờ rơi, phát thanh) cho một số đối tượng nguy cơ cao tiếp xúc với người Việt Nam và người nước ngoài trở về từ vùng có dịch.

–          Tăng cường công tác truyền thông, truyền thông nguy cơ, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh trên các kênh thông tin trung ương và địa phương.

–          Các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình, truyền thanh, báo viết phối hợp với ngành y tế để triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống cúm A(H7N9).

–          Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9).

–          Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9).

–          Tăng cường phối hợp với các ngành nông nghiệp trong việc giám sát sự lưu hành vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời, xử lý ổ dịch cúm A(H7N9) trên gia cầm và ở người. Phối hợp giám sát chủ động tại các đàn gia cầm, thủy cầm nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút không biểu hiện bệnh.

–          Phối hợp với ngành nông nghiệp, ngành công thương tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào Việt Nam.Đẩy mạnhcác hoạt động quản lý mua bán gia cầm,nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

–          Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

–          Kịp thời thông báo và chia sẻ thông tin với Bộ Y tế về tình hình dịch để phối hợp triển khai các biện pháp ngăn ngừa không để dịch lây truyền sang người.

–          Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) trên gia cầm và trên người tại các địa phương.

–          Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur chủ động triển khai các nghiên cứu dịch tễ học phân tử vi rút cúm A(H7N9) đánh giá nguồn gốc, sự biến đổi, phương thức lây truyền để đề xuất các biện pháp phòng chống.

–          Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị để kịp thời đưa ra các giải pháp giảm mắc, tử vong phù hợp theo diễn biến thực tế của bệnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tuyến Trung ương

a) Cục Y tế dự phòng

–          Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn quốc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) theo từng tình huống dịch.

–          Xây dựng hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch cúm A(H7N9) trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

–          Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện việc công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định của Thủ tướng chính phủ.

–          Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9).

–          Chỉ đạo các Viện VSDT/Pasteur sẵn sàng trang thiết bị, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm xác định vi rút cúm A(H7N9); triển khai tích cực việc giám sát trọng điểm cúm quốc gia, phát hiện sớm sự lưu hành của vi rút cúm A(H7N9).

–          Phối hợp với các Bộ/Ngành triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cúm A(H7N9).

–          Đầu mối thành lập các đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

b) Cục Quản lý khám chữa bệnh

–          Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác điều trị dịch bệnh cúm A(H7N9).

–          Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cúm A(H7N9) trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

–          Xây dựng mạng lưới cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9) theo từng tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng quá tải; hạn chế vận chuyển bệnh nhân.

–          Trực tiếp chỉ đạo đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9).

–          Chỉ đạo tập huấn cho cán bộ hệ điều trị, kiểm tra công tác điều trị dịch bệnh trong phạm vi cả nước. Tổng kết, rút kinh nghiệm các trường hợp tử vong.

–          Chỉ đạo các Viện/Bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tỉnh/thành phố chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

–          Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, lây truyền chéo trong bệnh viện và thường trực chống dịch.

c)Vụ Truyền thông – Thi đua khen thưởng

–          Tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) trước, trong và sau khi dịch cúm A(H7N9) ghi nhận và xảy ra tại Việt Nam.

–          Xây dựng các thông điệp truyền thông, chuyển tải đến các địa phương phù hợp theo từng giai đoạn dịch.

–          Tổ chức họp báo khi cần thiết.

d)Vụ Kế hoạch- Tài chính

–          Chủ động tham mưu cho lãnh đạo bộ về tạo nguồn, sử dụng và điều phối các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9).

–          Sớm trình Bộ Y tế phân bổ kinh phí phòng chống dịch năm 2013 cho các Vụ, Cục để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

–          Điều phối nguồn dự trữ thuốc tamiflu và có kế hoạch đề xuất mua bổ sung thuốc trong trường hợp dịch cúm ở người bùng phát trên diện rộng, kéo dài.

–          Đầu mối tổng hợp đề xuất kinh phí bổ sung từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và từ các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung trong trường hợp dịch xâm nhập vào Việt Nam, lan rộng và kéo dài.

e)Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

–          Chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tăng cường các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng: hướng dẫn người tiêu dùng biết chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng gia cầm chết, ốm để chế biến thức ăn.

–          Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

f)Cục Quản lý môi trường y tế

Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để khống chế không cho phát tán rộng ra môi trường lây sang người.

g) Vụ Hợp tác quốc tế

Đầu mối liên hệ, huy động sự hỗ trợ từ các Tổ chức quốc tế cho công tác phòng chống dịch cúm A(H7N9): tài chính, kỹ thuật, thuốc men, trang thiết bị phòng chống dịch.

h)Các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur

–          Chủ động sẵn sàng trang thiết bị, sinh phẩm đảm bảo xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9) ở người; tăng cường công tác thu thập và xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm tìm vi rút gây bệnh.

–          Chỉ đạo, hỗ trợ các Trung tâm Y tế dự phòng thuộc khu vực được phân công phụ trách trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9). Tổ chức các lớp tập huấn phòng, chống dịch cho các địa phương trong khu vực phụ trách.

–          Thành lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương có có ca nhiễm bệnh, tử vong do cúm A(H7N9).

–          Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng và chống dịch bệnh cúm A(H7N9).

–          Dự trữ hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, triển khai các hoạt động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có dịch.

–          Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, vi rút học và miễn dịch học.

 

i)Các bệnh viện tuyến Trung ương 

 

–          Thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của Cục Quản lý khám chữa bệnh trong công tác điều trị, phòng chống dịch.

–          Tổ chức tập huấn cho cán bộ hệ điều trị về tiếp nhận, cách ly, điều trị cấp cứu bệnh nhân theo phân công của Cục Quản lý khám, chữa bệnh.

–          Hỗ trợ các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện và một số bệnh viện ngành chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

–          Chủ động chuẩn bị giường bệnh, có kế hoạch duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch lớn.

–          Tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh.

–          Thực hiện kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện, chống lây nhiễm chéo, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới.

–          Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

2. Địa phương

a)Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố

–          Tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) tại các cấp ở địa phương; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H7N9) theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch cúm A(H7N9): phụ cấp chống dịch, trực dịch …

–          Lập kế hoạch phòng chống dịch cúm A(H7N9) của tỉnh, thành phố. Đầu mối tập hợp các đề xuất kinh phí bổ sung của các đơn vị y tế trình UBND tỉnh phê duyệt.

–          Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, chỉ đạo kiểm dịch chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.

–          Phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng.

–          Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ngành thú y nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo và phối hợp xử lý ổ dịch.

–          Phối hợp với ngành nông nghiệp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra chặt chẽ công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn.

–          Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

–          Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị trong tỉnh, thành phố.

b)Bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố và bệnh viện khu vực tỉnh, thành phố

–          Xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị dịch bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch.  

–          Chỉ đạo các Bệnh viện huyện chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

–          Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện.

–          Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, nhân lực, vật lực khi cần thiết, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch của các cơ sở khám chữa bệnh trong phạm vi địa phương.

–          Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

–          Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

c)Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố  

–          Xây dựng và cập nhật kế hoạch phòng, chống bệnh, dịch cúm A(H7N9) của tỉnh/thành phố.

–          Giám sát chặt chẽ tình hình mắc dịch bệnh đến tận thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình. Báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định.

–          Củng cố các đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.

–          Triển khai hoạt động điều tra và xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế.

–          Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch cúm A(H7N9).

d)Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh, thành phố  

–          Giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào nước ta. Đặc biệt khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. 

–          Tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý đối với các phương tiện vận tải, hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu vào Việt Nam.

–          Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu qua các cửa khẩu..

e)Trung tâm Y tế huyện  

–          Tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp huyện tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

–          Giám sát chặt chẽ phát hiện sớm ca mắc bệnh đầu tiên tại thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình để khoanh vùng và xử lý kịp thời. Báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định.

–          Triển khai hoạt động xử lý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

–          Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch cúm A(H7N9).

f)Bệnh viện đa khoa huyện 

–          Xây dựng kế hoạch thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân và duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch.

–          Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịch bệnh.

–          Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các trạm y tế xã và phòng khám tư nhân trên địa bàn.

 

–          Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định

 

 

g)Trạm y tế xã

 

–          Tổ chức điều tra, giám sát, phát hiện cách ly, xử lý kịp thời không để dịch lây  lan.

–          Tổ chức cấp cứu ban đầu và điều trị bệnh nhân khi mắc bệnh. Theo dõi, giám sát các trường hợp điều trị tại nhà.

–          Thành lập đội chống dịch xã gồm các cán bộ y tế, đoàn thanh niên, phụ nữ,… để triển khai các biện pháp phòng, chống tại các hộ gia đình:

–          Tuyên truyền cho nhân dân tự giác khai báo khi phát hiện gia cầm ốm, chết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

            Bản kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế.

 

 

 

Lễ Ra Mắt – Khai trương Trung tâm phòng chống dịch-tư vấn-tiêm chủng vacxin của Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Sáng nay 27 tháng 3 năm 2012, Tại Phòng họp II Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương đã diễn ra buổi lễ ra mắt TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG DỊCH – TƯ VẤN – TIÊM CHỦNG VACXIN, tiếp theo là phần cắt băng khai trương trung tâm.

Trong buổi lễ ra mắt và cắt băng khai trương có một số khách mời tham dự là một số Giám đốc Bệnh viện, Lãnh đạo của một số khoa liên quan của một số bệnh viện trong khu vực, các công ty Dược và Vacxin liên quan đã đến tham dự. Phía nội bộ với sự có mặt đầy đủ của Ban Giám Đốc, các Trưởng Phó Khoa phòng, Y tá trưởng, các bác sĩ điều trị của Bệnh viện.

Giám Đốc bệnh viện Ts Nguyễn Văn Kính đã đọc lời khai mạc buổi lễ, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng trung tâm này của bệnh viện đối với việc phòng bệnh cho nhân dân. Việc triển khai Trung Tâm Phòng Chống Dịch – Tư vấn – Tiêm chủng Vacxin lại là một bước tiến trong xây dựng và mở rộng qui mô họat động – phục vụ của bệnh viện. Trong những năm gần đây Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có những bước phát triển nổi bật, đã cố gắng xây dựng và đã đưa vào một số kỹ thuật tiên tiến vào việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, và mới đây hơn vào tháng 12 năm 2011 Bệnh viện đã mở thêm một Khoa Khám bệnh theo yêu cầu để phục vụ nhân nhân, đến nay khoa đã hoạt động đều đặn, hàng ngày có đến hàng chục bệnh nhân ở nhiều tỉnh xa – gần đến thăm khám và chữa bệnh.  

Ngay sau lễ khai trương, Trung Tâm Phòng Chống dịch – Tư vấn – Tiêm Chủng Vacxin đã tiếp nhận tư vấn về tiêm chủng và bệnh truyền nhiễm cho một số khách hàng mới đến. 

 

Thư ngỏ gửi quý khách hàng

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành của Bộ y tế với chức năng hoạt động khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến và tham gia phòng chống các bệnh dịch mới nổi và tái nổi nguy hiểm.

THƯ NGỎ

Kính gửi:  Quý khách hàng

 

       Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành của Bộ y tế với chức năng hoạt động khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến và tham gia phòng chống các bệnh dịch mới nổi và tái nổi nguy hiểm.

       Với bề dày hơn 100 năm hoạt động, Bệnh viện đã tham gia xây dựng các phác đồ điều trị và các biện pháp chủ động phòng bệnh, thanh toán các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên phạm vi toàn quốc.

       Trung tâm phòng chống dịch trực thuộc bệnh viện được thành lập với chức năng:

      -Tư vấn, tuyên truyền, cổ động cho công tác chủ động phòng bệnh tích cực.

      -Tổ chức tiêm chủng các loại vắc xin, huyết thanh phòng bệnh cho trẻ em và người lớn.

      -Tổ chức các đội cấp cứu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân khi có dịch bệnh khẩn cấp.

       Với phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”,Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi tư vấn tiêm chủng tin cậy cho tất cả các quý khách và cũng là một địa chỉ tiêm chủng các vacxin có uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

         Luôn phục vụ quý khách hàng các dịch vụ dưới đây với phương châm “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ – AN TOÀN”

1. Tư vấn và tiêm chủng các loại vaccine cho trẻ em và người lớn

2. Tư vấn tiêm huyết thanh phòng bệnh Dại, Uốn ván, viêm gan B,…

3. Tư vấn và xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.

4. Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh (tiểu đường, béo phì, tim mạch,…) và vi chất giúp cho sự tăng trưởng của trẻ.

       Sự phát triển của trung tâm phòng chống dịch không thể thiếu sự tin cậy và ủng hộ của các quý khách hàng. Chúng tôi luôn tận tình và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng được các nhu cầu của quý khách.

       Mọi thông tin, xin vui lòng liên hệ với phòng tư vấn qua số điện thoại: 04.63265762 – 0963.870.651

       Xin trân trọng cảm ơn !

                                                          GIÁM ĐỐC

                                                           (đã ký)

 

                                                              Nguyễn Văn Kính

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cúm A(H7N9)

Chiều 10/4, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A(H7N9) ở người, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.


Bộ Y tế cũng cho biết hiện chưa có vaccine đặc hiệu với vi rút cúm A/H7N9 dùng cho người. Để phòng lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9, người dân cũng như các cơ sở khám chữa bệnh y tế và tư nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

Chẩn đoán ca bệnh cúm A/H7N9

Vi rút cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Theo Bộ Y tế, đường lây truyền của vi rút cúm A/H7N9 hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người.

Ca bệnh nghi ngờ bị cúm A/H7N9 là những ca bệnh có dịch tễ tiếp xúc với cúm A/H7N9 trong vòng 2 tuần, tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh, tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ có thể hoặc đã xác định mắc cúm A/H7N9; Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp bao gồm: ho, sốt, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) tiến triển nhanh dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-Quang); Không tìm được bằng chứng nhiễm trùng do các căn nguyên khác gây viêm phổi.

Ca bệnh xác định là ca bệnh nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng như đã nêu ở trên và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR/giải trình tự gien, phân lập vi rút cúm A/H7N9. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang, mô bệnh được bảo quản trong môi trường vận chuyển vi rút.

Bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A/H7N9 gây ra chủ yếu là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển với tỷ lệ tử vong cao, do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, trong chẩn đoán cúm A/H7N9, cần phân biệt với các trường hợp cúm nặng khác (cúm A/H1N1 hoặc A/H5N1…); viêm phổi do các vi rút khác; bệnh tay chân miệng có biến chứng suy hô hấp; viêm phổi nặng do vi khuẩn.

Đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm vi rút cúm A/H7N9, Bộ Y tế lưu ý các đơn vị cần lưu mẫu và chuyển mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép khẳng định

Điều trị bệnh nhân bị cúm A/H7N9 như thế nào?

Đối với các ca bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. Đối với các ca bệnh xác định là bị nhiễm cúm A/H7N9 thì cần nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

Nguyên tắc điều trị là sử dụng thuốc kháng vi rút Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. Hồi sức hô hấp là cơ bản. Nếu có suy đa tạng thì tiến hành điều trị đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp và lọc máu khi có chỉ định.

Người bệnh chỉ được xuất viện khi đã hết sốt từ 3-5 ngày, toàn trạng tốt. Mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.

Sau khi xuất viện, người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt

Để phòng lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9, Bộ Y tế yêu cầu người dân cũng như các cơ sở khám chữa bệnh y tế và tư nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ bị mắc cúm A/H7N9 phải khám và cách ly kịp thời.

Tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa trên đường lây truyền

Thực hiện khai báo, thông tin báo các ca bệnh theo hướng dẫn chế độ báo cáo các ca bệnh truyền nhiễm.

Các biện pháp phòng bệnh chung là vệ sinh cá nhân, rửa tay, nhỏ mũi, súc miệng-họng bằng các thuốc sát khuẩn.
 

Theo Minh Anh-Thúy Hà (Chinhphu.vn)

Chi tiết Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H7N9) ở người của Bộ Y tế