Tại một Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS (ICCA/ICC’ 2015) vừa diễn ra tại San Diego (Mỹ) vào trung tuần tháng 9/2015 vừa qua, nhóm các nhà khoa học cho biết họ đã phát triển được choecs vòng âm đạo bằng silicone ngậm thuốc kháng vi rút (ARV) và có khả năng phát tán dần dần, nhưng liên tục khi các thuốc này được đặt vào âm đạo phụ nữ.
Theo kết quả của một cuộc thử nghiệm lâm sàng, một loại thuốc tiêm gồm hỗn hợp 2 thuốc kháng vi rút (ARV) có tác dụng lâu dài, được tiêm 1 mũi trong mỗi 8 tuần, cũng có tác dụng ức chế HIV như dùng viên ARV hỗ hợp 3 thuốc uống hàng ngày. Cuộc thử nghiệm này được sự hỗ trợ của hãng Johnson & Johnson (J&J) và Glaxo Smith Kline (GSK).
Đó là báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố vào cuối tháng 11/2015 tại Hội nghị về AIDS ở Johannesburg, Nam Phi. Báo cáo còn cho biết khoảng ½ số thanh thiếu niên (độ tuổi 15 – 19) nhiễm HIV đang còn sống đến cuối năm 2014 là dân ở 6 nước: Nam Phi, Nigeria, Kenya, India, Mozambique và Tanzania. Tại Cận Sahara châu Phi, khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới, thiếu nữ là những người bị HIV/AIDS tác động mạnh nhất, tính ra cứ 10 thanh thiếu nhiên (tuổi 15 – 19) nhiễm HIV thì có 7 là Nữ.
Theo các số liệu mới nhất được công bố ngày 27/11/2015 của Hiệp hội phòng, chống HIV/AIDS Anh quốc (BHIVA) thì trong vòng 15 năm qua đã có 5.000 trẻ em nước này tránh được nhiễm HIV từ khi sinh ra, nhờ các chăm sóc và điều trị mà mẹ các cháu đã nhận dược khi mang thai, khi sinh và sau khi sinh ra các cháu.
Ngày 23/11/2015, Medical News Today cho biết Ủy ban châu Âu mới quyết định tài trợ 23 triệu Euro cho Tổ hợp sáng kiến vắc xin AIDS châu Âu (EAVI 2020) để đẩy nhanh các nghiên cứu đang được tiến hành về phát triển vắc xin chống HIV có hiệu lực.
Như báo chí đã đưa tin, ngày 30/6/2015 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố Cu Ba là quốc gia đầu tiên trên thế giới loại trừ được sự lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Ngày 29/9/2015 vừa qua, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã nồng nhiệt chào đón Mục tiêu Phát triển bền vững vừa được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc vừa diễn ra tại New York, Mỹ tháng 9/2015.
Mọi người đều biết, ở người nhiễm HIV lượng tế bào CD4 là thước đo sức khỏe của hệ miễn dịch, là chỉ báo mức độ tiến triển của bệnh tật trong mỗi cá nhân nhiễm vi rút này. Số lượng tế bào CD4 càng ở mức thấp càng chứng tỏ nhiễm HIV đang tiến triển. Nhưng có lẽ ít người nghĩ rằng tốc độ suy giảm CD4 có sự khác biệt giữa Nam và Nữ.
Theo tin của Reuters phát đi hôm 16/11/2015, trong quá trình tìm kiếm các biện pháp điều trị khỏi AIDS, các nhà khoa học đã có một phát hiện không mong đợi, đó là các thuốc vốn được chế tạo để chống nghiện rượu có thể trở thành một thành phần cốt yếu trong chiến lược “đánh thức” các HIV “ngủ yên”, “ẩn náu” trong tế bào, để sau đó tiêu diệt được nó.
Theo New York Time phát đi hôm 28/9/2015, nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Y khoa Albert Eunstein, New York mới công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em nhiễm HIV thường có tỷ lệ tử vong do sốt rét cao hơn các trẻ không nhiễm vi rút này. Phát hiện này có thể đặt ra nhu cầu cung cấp thuốc dự phòng sốt rét cho trẻ nhiễm HIV.
Ngày 12/8/2015 vừa qua, AOP Orplan (một hãng dược phẩm đi đầu trong lĩnh vực bệnh hiếm gặp) đã khai trương và đưa vào sử dụng ở châu Âu loại thuốc đầu tiên trên thế giới đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại sự rối loạn phân bố mỡ (chủ yếu là mỡ thừa ở bụng) đang xảy ra phổ biến ở người nhiễm HIV, đã được Cục Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn. Thuốc này có tên là EGRIFTA.
Trong một báo cáo mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm trên toàn cầu ước tính có khoảng 1/4 triệu phụ nữ nhiễm HIV mang thai. Nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) thì những phụ nữ này có khả năng làm lây truyền HIV sang con của họ trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và thời kỳ cho con bú, với tỷ lệ giao động từ 15% đến 45%. Nhưng tỷ lệ này có thể giảm xuống dưới 1% (tức là trong 100 trẻ sinh ra sống từ bà mẹ nhiễm HIV chỉ có 01 trẻ bị nhiễm HIV), nếu các thuốc ARV được sử dụng cho họ và con họ trong suốt giai đoạn mà sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra.
Khi những tiến bộ của điều trị bằng thuốc kháng vi rút đã làm cho HIV từ một căn bệnh được coi là vô phương cứu chữa thành bệnh mạn tính, thì tỷ lệ người nhiễm HIV lớn tuổi sẽ tiếp tục gia tăng và cần phải có dịch vụ hướng tới họ.
Vừa qua tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế đã tổ chức “Hội thảo Kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS và định hướng thực hiện cải thiện chất lượng chăm sóc, điều trị HIV/AIDS”
Theo tin của Moscow Times ngày 23/10/2015 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Veronica Skvortsova đã đưa ra lời cảnh báo rằng dịch HIV ở nước này đang tăng liên tục và có thể ra khỏi tầm kiểm soát vào cuối thập kỷ này, nếu việc điều trị nhiễm vi rút đe dọa cuộc sống này không được mở rộng.
Hà nội